Cách Phân Biệt Hạt Cà Phê Robusta Và Cà Phê Arabica

Sự khác biệt giữa cà phê Robusta và cà phê Arabica là gì? Làm thế nào để phân biệt hạt cà phê nhanh chóng và dễ dàng hơn? Hãy cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu cụ thể về hạt Robusta và Arabica nhé!

arabica và robusta

Sự khác biệt giữa hạt Arabica và Robusta là gì?

Tìm Hiểu Cà Phê Robusta Là Gì?

Cà phê Robusta chiếm khoảng 40% sản lượng cà phê trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Ngoài ra, một số nước khác như Brasil, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia…

Robusta có hàm lượng caffeien khoảng 1.8 - 3.5%. Chiều cao của cây có thể lên tới 10m, được trồng ở độ cao từ 0 - 600m. Nhiệt độ rang phải đạt 230 - 240 độ C nhằm tạo màu và tạo mùi thơm cho hạt cà phê.

Cà Phê Arabica Là Gì?

Hạt cà phê Arabica còn được gọi là cà phê chè, có hàm lượng caffeine khoảng 0.9 - 1.7%, thấp hơn hạt Robusta. Người nước ngoài rất ưa chuộng hạt cà phê Arabica, đặc biệt là các nước phương Tây. Nguồn gốc của hạt Arabica ở phía Tây Nam nước Cộng hòa Dân chủ Ethiopia, thuộc lãnh thổ châu Phi. Sau thế kỷ 17 - 18 thì các giống cây cà phê Arabica phân tán ở nhiều nơi trên thế giới. Giống Arabica Typica được người Hà Lan mang từ Yemen đến Batavia, Hà Lan, Trung và Nam Mỹ. Giống Arabica Bourbon phân tán đến đảo Bourbon, Pháp và châu Phi. Hạt Arabica xuất hiện tại Việt Nam vào thế kỷ thứ 19 bởi một giáo sĩ người Pháp.

hạt arabica

Hạt Arabica dẹp và dài hơn (Ảnh: Internet)

So Sánh Cà Phê Arabica Và Robusta

Để phân biệt cà phê Arabica và Robusta, bạn có thể áp dụng một trong những đặc điểm dễ dàng nhận biết như sau:

1. Hình Dáng

hình dáng hai loại hạt cà phê

Hình dáng hai loại hạt cà phê phổ biến (Ảnh: Internet)

2. Màu Sắc

Mặc dù hạt Robusta và Arabica tuy cùng nhiệt độ rang xay. Thế nhưng, hạt Robusta luôn có màu đậm hơn Arabica. Khi sử dụng để chiết xuất espresso, hạt cà phê Robusta có hàm lượng dầu thấp (10 - 11.5%) nên giúp ổn định lớp crema sau khi chiết xuất.

3. Mùi Vị

Cà phê Arabica thơm, mùi vị phong phú, chua và ít đắng vì chứa nhiều đường và lipit - hợp chất tạo hương vị của cà phê trong quá trình rang nên được các nước phương Tây yêu thích sử dụng.

Ngược lại, cà phê Robusta đắng hơn và ít thơm hơn cà phê Arabica vì chúng có hàm lượng caffeine trong hạt Robusta cao hơn Arabica rất nhiều. Caffeine và một số loại acid khác là thành phần tạo nên vị đắng trong cà phê nên lượng caffeine càng nhiều thì cà phê sẽ càng đắng.

4. Đặc Điểm Địa Lý

5. Đặc Điểm Sinh Học

Cây cà phê Arabica thích hợp trồng ở vùng núi cao, tán nhỏ, lá hình oval và có khả năng chống lạnh cao. Chỉ sau khoảng 3 đến 4 năm thì có thể thu hoạch được. Đối với Robusta thì dễ dàng thích nghi với môi trường sống. Robusta có khả năng chống bệnh gỉ sắt, sâu đục thân… Cho nên năng suất của hạt Robusta cao dù chi phí trồng thì thấp.

đặc điểm nổi bật

Một số đặc điểm nổi bật để so sánh Arabica và Robusta

Từ những đặc điểm trên, bạn dễ dàng nhận biết và so sánh cà phê Robusta và Arabica phổ biến nhất hiện nay. Đặc biệt là các Barista cần nắm vững những kiến thức cơ bản này trước khi đi làm.

Cách Phối Trộn Cà Phê Robusta Và Arabica

Mỗi loại hạt cà phê có hương vị khác nhau, nếu bạn biết cách phối trộn thì hương vị sẽ trở nên độc đáo, khác biệt và mới lạ hơn. Để phối trộn cà phê, bạn cần chuẩn bị 3 loại hạt cà phê gồm có: Robusta, Arabica, hạt cà phê trung hòa giữa 2 loại trên. Tùy theo hương vị và khẩu vị của khách hàng mà bạn chọn tỷ lệ phối trộn phù hợp. Bạn có thể áp dụng tỷ lệ 70 : 30 hoặc 30 : 40 : 30.

- Tỷ lệ 70% Arabica : 30% Robusta thì cà phê sẽ có vị cân bằng, đắng dịu, hậu vị chua thanh.

- Tỷ lệ 70% Robusta : 30% Arabica thì hương vị cà phê đắng vừa và vị chua nhẹ.

- Tỷ lệ 80% Arabica : 20% Robusta thiên về vị chua thanh, đắng nhẹ.

- Với tỷ lệ 30% Arabica : 40% Robusta : 30% cà phê trung hòa thì vị cà phê sẽ đậm đà, hòa quyện và mới lạ.

Với cách phân biệt cà phê Arabica và Robusta mà Hướng Nghiệp Á Âu chia sẻ, hy vọng bạn sẽ thu thập được nhiều kiến thức bổ ích và phục vụ tốt cho công việc pha chế của mình.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cafe-hat-arabica-a58302.html