Hiện nay, Digital Business là một khái niệm phổ biến trong thế giới kinh doanh hiện đại. Nó không chỉ đơn thuần là việc tiền số hóa quy trình, dữ liệu. Mà còn là cách tiếp cận mới mẻ để nắm bắt những thông tin hữu ích, tạo ra giá trị và lợi thế cạnh tranh cho trong nghiệp.
Cùng theo dõi bài viết dưới đây của CleverAds để biết thêm Digital Business là gì và những ảnh hưởng của nó trong tương lai nhé.
Digital Business là việc sử dụng công nghệ số trong quy trình, sản phẩm và dịch vụ kinh doanh.
Hiểu một cách đơn giản là việc áp dụng công nghệ số vào mọi khía cạnh hoạt động doanh nghiệp. Từ quá trình phát triển, sản xuất sản phẩm đến tiếp thị đến truyền thông, bán hàng.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế xã hội toàn cầu. Nó thúc đẩy sự phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Giờ đây, mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến ở mọi quốc gia. Điều này thúc đẩy nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình Digital Business. Với mong muốn là tạo ra cơ hội phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Digital Business và Electronic Business đều sử dụng công nghệ số trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, về bản chất thì 2 khái niệm này lại hoàn toàn khác nhau:
So sánh Digital Business Electronic Business Phạm vi hoạt động Bao gồm lĩnh vực công nghệ và các lĩnh vực sử dụng công nghệ để cải tiến sản phẩm/dịch vụ. Bao gồm các lĩnh vực áp dụng mô hình bán hàng online. Hình thức thanh toán Hình thức thanh toán đa dạng: Tiền mặt, thẻ ngân hàng, ví điện tử… Thường sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến: Chuyển khoản qua thẻ ngân hàng, ví điện tử… Khách hàng Hướng đến nhiều đối tượng khác nhau: Offline và Online. Thường hướng đến khách hàng Online. Chi phí Tốn kém chi phí thuê mặt bằng, hình thức trực tuyến. Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng, nhân viên.Tóm lại, Electronic Business tập trung vào việc quản lý các giao dịch điện tử và các khía cạnh của kinh doanh trực tuyến. Trong khi đó, Digital Business mở rộng hơn bằng cách sử dụng công nghệ số để biến đổi mô hình kinh doanh, tạo cơ hội trong quản lý, sản xuất, tiếp thị.
Digital business mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, bao gồm:
Giúp tự động hóa các quy trình thủ công có ảnh hưởng lớn đến việc tăng cường hiệu suất lao động.
Hãy tưởng tượng một khu vực lắp ráp ô tô, mọi thứ sẽ hoạt động bởi robot mà không cần nhiều lao động. Quá trình này cũng diễn ra nhanh chóng và ít lỗi hơn.
Tất cả các doanh nghiệp đều muốn tiết kiệm thời gian và tiền bạc một cách tối đa. Thực hiện các quy trình và nhiệm vụ thủ công tốn nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần sử dụng một lực lượng lao động lớn, gây tốn nhiều chi phí.
Ngoài ra khi thực hiện các quy trình thủ công, sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, sử dụng Digital Business sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Các doanh nghiệp truyền thống thường gặp hạn chế ở phạm vi hoạt động. Trong khi đó, Digital Business có khả năng sử dụng Internet để kết nối với khách hàng ở mọi nơi.
Điều này không chỉ giúp họ tiếp cận một nhóm đối tượng lớn hơn. Mà còn thành công trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Các doanh nghiệp Digital Business có thể sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Hoặc các kênh kỹ thuật số khác để tạo kết nối với khách hàng và xây dựng mối quan hệ. Đây cũng là điều mà các doanh nghiệp truyền thống hiện nay gặp khó khăn.
Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động, chiến lược và quy trình. Việc tạo ra giá trị dựa trên nhu cầu và mong muốn của khách hàng là quan trọng nhất. Mục đích là để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Mọi quyết định quan trọng cần phải dựa trên dữ liệu đã được thu thập và phân tích. Điều này giúp các quản lý đưa ra quyết định chính xác. Dựa trên thông tin về nhu cầu, kỳ vọng và xu hướng mua sắm của khách hàng.
Cung cấp trải nghiệm “mượt mà” cho khách hàng trên tất cả các kênh. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải đồng nhất dữ liệu để đảm bảo khách hàng có trải nghiệm tốt nhất.
Khả năng phản ứng nhanh chóng đối với thay đổi nhu cầu thị trường và khách hàng là quan trọng. Bắt kịp xu hướng cho phép doanh nghiệp thử nghiệm, cải tiến và đổi mới sản phẩm và dịch vụ.
Nhận thấy người dùng đang có xu hướng sống xanh, bảo vệ môi trường ngày càng cao. Năm 2020, Milo đã bắt đầu thực hiện thay đổi ống hút từ nhựa sang giấy.
Chiến dịch được xem là bước khởi đầu trong mục đích phát triển bền vững của Milo. Sự thay đổi này nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía người dùng.
Doanh nghiệp cần có khả năng điều chỉnh chiến lược, quy trình. Thậm chí cả sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng những thay đổi liên tục của khách hàng.
Dưới đây là 7 mô hình hoạt động phổ biến của doanh nghiệp kinh doanh số:
Experience Model cung cấp cho khách hàng trải nghiệm độc đáo để họ sẵn sàng trả tiền mua sản phẩm.
Cửa hàng mỹ phẩm Sephora mang đến khách hàng một số tùy chọn công nghệ, giúp họ cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm. Họ sử dụng Trợ lý nghệ thuật ảo trên AR giúp khách hàng có thể đánh giá sản phẩm trước khi mua.
Khách hàng cần chọn màu da giống với của mình trên app, và test sản phẩm xem có phù hợp hay không. Sau đó mới đưa ra quyết định phù hợp.
Subscription Model không quá phổ biến cho đến khi Internet xuất hiện. Mô hình này hoạt động bằng cách cung cấp cho khách hàng quyền truy cập vào một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể dựa trên việc thanh toán hàng tháng.
Netflix là một minh chứng điển hình về mô hình Subscription Model này. Với hơn 100 triệu người dùng trả phí thuê bao hàng tháng để truy cập xem phim tại nền tảng.
Free model đã được chấp nhận rộng rãi bởi những người ưa thích sử dụng Facebook, Instagram, Google và Twitter.
Cách mà mô hình này hoạt động là bán chính bản thân mình. Trong đó, người dùng trở thành sản phẩm chứ không phải trả tiền cho sản phẩm.
Điều này đồng nghĩa rằng dữ liệu của bạn trở thành tài sản quý giá nhất đối với các công ty. Họ sẽ sử dụng chúng cho mục đích quảng cáo.
Mô hình kinh doanh này bắt nguồn từ câu chuyện của người Viking. Mặc dù bạn trả tiền để sử dụng sản phẩm nhưng nó không trở thành của riêng bạn.
Đây là một trong những mô hình kinh doanh có tính đột phá cao. Nó mang lại trải nghiệm giống như mua một đồ gì đó nhưng ta lại không sở hữu. Zipcar và AirBnB là một trong số công ty đang áp dụng mô hình này.
Ngày nay, Ecosystem model trở nên đột phá hơn bao giờ hết. Mô hình này thành công nhờ vào việc nó bán những sản phẩm hoặc dịch vụ phụ thuộc vào nhau. Khi bạn mua càng nhiều thì giá trị sản phẩm càng tăng lên.
On-demand model là việc người dùng trả tiền để sử dụng dịch vụ mà họ không thể tự thực hiện. Thay vì tự làm, họ sẽ thuê những người khác có thời gian và nhu cầu kiếm tiền để thực hiện công việc đó. Uber và Lyft là ví dụ tiêu biểu về sự thành công của mô hình này.
Freemium là một trong những mô hình kinh doanh online phổ biến nhất. Mô hình hoạt động dựa trên việc cung cấp cho người dùng một phiên bản cơ bản hoặc miễn phí.
Người dùng sau đó có thể tùy chọn nâng cấp lên phiên bản trả phí của sản phẩm. LinkedIn đã áp dụng mô hình này một cách thành công đối với phiên bản nâng cấp của họ.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Digital Business. Digital Business không chỉ tối ưu hóa vận hành, cải thiện năng suất mà còn tiếp cận khách hàng tốt hơn. Kèm theo đó là gợi ý một số phương pháp tiếp cận kinh doanh số hiệu quả cho doanh nghiệp. Chúc bạn áp dụng thành công.
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/digital-business-la-gi-a57494.html