4 cách làm bánh da lợn với đậu xanh, lá dứa, cốt dừa siêu ngon tại nhà

Bánh da lợn được biết đến là món bánh dân dã, quen thuộc của người dân vùng Nam Bộ. Loại bánh này không chỉ dễ làm mà còn cực kỳ ngon. Với sự kết hợp của các nguyên liệu dễ kiếm trong vườn nhà, bạn đã có ngay một phần bánh dẻo thơm, già trẻ, lớn bé ai ăn cũng phải tấm tắc khen.

Bánh da lợn dẻo thơm, ai ăn cũng thích

Bánh da lợn dẻo thơm, ai ăn cũng thích

Học cách làm bánh da lợn chuẩn vị siêu đơn giản với Bếp Eva ngay sau đây nhé.

Bánh da lợn làm bằng bột gì?

Thông thường, bánh da lợn sẽ được làm từ 2 loại bột quen thuộc là bột gạo tẻ và bột gạo nếp. Tỷ lệ trộn bột sẽ lần lượt là 2:1, cứ 2 thìa bột gạo tẻ thì bạn thêm 1 thìa bột gạo nếp. Việc thêm bột nếp vào sẽ đảm bảo được độ mềm, dẻo của bánh đạt chuẩn.

Bột năng, bột nếp là 2 thành phần không thể thiếu

Bột năng, bột nếp là 2 thành phần không thể thiếu

Bên cạnh đó, người ta còn thêm bột năng vào trộn cùng với 2 loại bột gạo trên. Bột năng sẽ giúp cho bánh da lợn trong, dai và đẹp mắt hơn.

1. Làm bánh da lợn bằng bột năng

Nguyên liệu làm bánh da lợn:

- Đậu xanh (đã bỏ vỏ): 110 g

- Bột năng: 300 g

- Nước cốt dừa: 650 ml

- Lá dứa: 10 lá

- Bột gạo tẻ: 100 g

- Đường: 370 g

Nguyên liệu cần có để làm bánh

Nguyên liệu cần có để làm bánh

Các bước làm bánh da lợn đơn giản

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

- Rửa sạch lá dứa, cắt thành từng khúc ngắn, nhỏ và cho vào xay nhuyễn. Dùng rây lọc phần nước cốt để riêng.

- Trộn đều 370g đường, 300g bột năng, 100g bột gạo tẻ với nhau trong một tô lớn.

Sơ chế lá dứa và trộn bột để làm bánh da lợn

Sơ chế lá dứa và trộn bột để làm bánh da lợn

- Hòa 350ml nước với nước cốt dừa để được 1 lít nước cốt dừa loãng.

- Cho đậu xanh vào ngâm với nước lạnh cho mềm. Sau đó cho vào nồi, đổ một chút nước vào đun sôi. Chờ khi nước sôi thì chắt bỏ bớt nước rồi chắt bỏ bớt nước, đậy vung lại cho đậu chín bằng hơi.

- Khi đậu đã chín bở, bạn bỏ đậu ra ngoài chờ cho nguội.

Đun chín đậu xanh

Đun chín đậu xanh

Bước 2: Trộn bột làm bánh da lợn

- Trộn hỗn hợp bột đã chuẩn bị với 1 lít nước cốt dừa. Sau đó, lọc qua rây để được hỗn hợp bột mịn.

- Sau đó, chia bột làm hai phần. Một phần đem xay chung với đậu xanh, một phần trộn chung với nước lá dứa.

Chia hỗn hợp bột thành hai phần bằng nhau

Chia hỗn hợp bột thành hai phần bằng nhau

Bước 3: Hấp bánh da lợn

- Để chống dính, trước khi hấp bánh, bạn phết một lớp dầu ăn lên khuôn hấp hoặc lót giấy nến.

- Đổ một lớp bột lá dứa, bọc lên một miếng vải, đậy nắp và hấp đến khi thấy bột chuyển màu trong thì lại đổ tiếp một lớp bột đậu xanh. Cứ làm như vậy đến khi hết bột.

Chú ý: Nên đổ một lớp mỏng, không quá dày và đều nhau để khi cuốn sẽ dễ hơn

Chú ý: Nên đổ một lớp mỏng, không quá dày và đều nhau để khi cuốn sẽ dễ hơn

- Khi bánh đã chín đều, đợi bánh nguội và còn ấm nóng thì cuộn bánh lại. Để bánh không bị tuột cần phải cuộn chặt và dứt khoát.

Bánh da lợn cuộn có hình dáng đẹp mắt

Bánh da lợn cuộn có hình dáng đẹp mắt

2. Cách làm bánh da lợn khoai môn

Nguyên liệu làm bánh da lợn:

- Bột năng: 300 g

- Nước cốt dừa: 370 ml

- Khoai môn: 2 củ

- Bột đậu xanh: 4 muỗng canh

- Đường trắng: 160 g

Các bước làm bánh da lợn

Bước 1: Sơ chế và làm bột

- Làm phần bột màu trắng: Trộn đều 150g bột năng, 2 muỗng canh bột đậu xanh, 250ml nước cốt dừa, 60ml nước lạnh, 80g đường trắng vào âu và khuấy đến khi bột và đường tan. Sau đó, đổ hỗn hợp vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.

Phần bột trắng sau khi đã được xay nhuyễn

Phần bột trắng sau khi đã được xay nhuyễn

- Gọt vỏ khoai môn, rửa sạch, cắt khúc rồi vào nồi hấp chín. Sau đó tán khoai thật nhuyễn.

- Làm phần bột màu tím: Cho 150g bột năng, 2 muỗng canh bột đậu xanh, 120ml nước cốt dừa, 80g đường trắng, khoai môn nghiền nhuyễn, 200ml nước lọc vào âu rồi khuấy đều. Cho hỗn hợp này vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.

Phần bột màu tím sau khi đã được xay nhuyễn

Phần bột màu tím sau khi đã được xay nhuyễn

Bước 2: Hấp bánh da lợn

- Múc hỗn hợp màu trắng vào tô nhôm, đặt vào nồi và hấp trong khoảng 3-4 phút đến khi bột se lại.

- Tiếp tục múc hỗn hợp màu tím vào lên trên hỗn hợp màu trắng, đậy kín nắp, hấp thêm 3-4 phút nữa. Làm như vậy sẽ khiến cho chiếc bánh có nhiều tầng, trông đẹp mắt.

Quy trình hấp bánh da lợn khoai môn

Quy trình hấp bánh da lợn khoai môn

Hoàn thành

- Khi bánh chín thì lấy bánh ra, để nguội, cắt bánh thành từng miếng vừa ăn. Có thể bảo quản bánh trong hộp, đậy kín nắp, cho vào tủ lạnh.

Bánh da lợn khoai môn sau khi hoàn thành

Bánh da lợn khoai môn sau khi hoàn thành

3. Cách làm bánh da lợn lá dứa ngũ sắc

Nguyên liệu bánh da lợn ngũ sắc

- Bột năng: 250 g

- Bột gạo: 70 g

- Đậu xanh không vỏ: 70 g

- Đường: 150 g

- Nước cốt dừa: 100ml

- Sữa tươi: 50 ml

- Lá dứa: 5 lá

- Lá cẩm: 1 nhúm

- Hoa đậu biếc tươi: 6 hoa

Hướng dẫn các bước làm bánh

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Trộn bột gạo với bột năng cho đều rồi chia làm 5 phần bằng nhau.

Trộn bột gạo với bột năng

Trộn bột gạo với bột năng

- Cho đường vào nước cốt dừa khuấy tan cũng chia làm 5 phần.

Khuấy tan đường với nước cốt dừa

Khuấy tan đường với nước cốt dừa

- Đậu xanh ngâm nở rồi hấp chín cho vào máy xay nhuyễn với 50 ml nước và 1 phần đường cốt dừa là ta có hỗn hợp màu vàng.

Đậu xanh ngâm nở, xay nhuyễn với nước và đường cốt dừa

Đậu xanh ngâm nở, xay nhuyễn với nước và đường cốt dừa

- Để tạo màu cho bánh, chúng ta làm như sau:

+ Lá cẩm cho vào nồi nấu ngập nước và lấy 50 ml

+ Lá dứa rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào cối xay nhuyễn với nước rồi cũng lấy 50ml nước cốt.

+ Hoa đậu biếc rửa sạch cho vào chén đổ 50ml nước sôi vào ngâm.

+ Dùng 50 ml sữa tươi để tạo màu trắng cho bánh.

Sơ chế nguyên liệu để tạo màu cho bánh

- Trộn mỗi màu với 1 phần bột và một phần cốt dừa tương ứng. Bạn sẽ có 5 bát bột màu khác nhau.

5 bát bột có màu khác nhau sau khi trộn

Bước 2: Hấp bánh da lợn

- Cho một chút dầu ăn vào khuôn bánh, sau đó cho khuôn vào nồi và bắc lên bếp.

- Đổ một lớp bột màu theo ý thích vào khuôn. Đậy nắp lại khoảng 2 phút, hoặc thấy lớp đầu tiên trong thì đổ lớp thứ 2 lên. Thực hiện 5 lần như vậy, đảm bảo các lớp phải đều nhau (lớp nhân màu vàng có thể nhiều hơn).

Lưu ý: Bạn nên đổ lớp nhân màu vàng ở giữa (tức lớp thứ 3) thì bánh sẽ có vị thơm ngon hơn.

Bánh da lợn ngũ sắc có hình thức bắt mắt

Bánh da lợn ngũ sắc có hình thức bắt mắt

4. Làm bánh da lợn đậu xanh

Món bánh da lợn đậu xanh làm rất đơn giản. Khi ăn bạn cảm nhận rõ được vị béo bùi của đậu xanh, dẻo dẻo, dai dai của bột, thơm lừng của lá dứa, càng ăn càng thích.

Món bánh da lợn đậu xanh ngon bất bại

Món bánh da lợn đậu xanh ngon bất bại

Bạn có thể rưới thêm 1 chút nước cốt dừa lên bên trên đảm bảo đĩa bánh hấp dẫn hơn gấp bội.

>> Chi tiết cách làm bánh da lợn đậu xanh ngon bất bại

Một số lưu ý khi làm bánh

Trong quá trình làm bánh da lợn, đa số mọi người đều gặp phải những vấn đề như: Bánh nhão, cắt bánh bị dính… Làm thế nào để xử lý tình huống này?

Cách cắt bánh không bị dính

- Không cắt bánh da lợn bằng dao nếu không bánh sẽ bị nát, dính vào lưỡi kim loại sắc.

- Để chia bánh cho đều, phải khéo léo dùng hai tay căng một sợi chỉ, nhẹ nhàng mà dứt khoát xắn xuống bánh.

- Khi hấp xong, bạn nên để bánh trong chậu nước đá khoảng 30 phút, bằng cách này, bánh da lợn sẽ dai và không lo bị khô.

Làm bánh da lợn bằng nồi cơm điện có được không?

Ngoài dùng nồi hấp thông thường, bạn có thể làm bánh bằng nồi cơm điện. Cách hấp cũng không quá khó.

- Bạn đặt khay hấp vào nồi cơm điện, thêm nước rồi đậy vung đun tới khi nước sôi.

- Cho khuôn bánh có quét dầu ăn vào nồi cơm điện đun khoảng 5 phút thì bắt đầu đổ bột bánh da lợn vào.

- Hấp bánh khoảng 1 tiếng, khi bánh chín thì gắp khuôn ra, để cho nguội rồi bảo quản trong tủ lạnh.

Có thể dùng nồi cơm điện để hấp bánh

Có thể dùng nồi cơm điện để hấp bánh

- Để đổ bánh da lợn đẹp, bạn cần chú ý căn lượng bột sao cho các lớp bánh có độ dày bằng nhau. Tuyệt đối không nên đổ quá dày như thế bánh vừa không ngon lại trông thiếu hấp dẫn.

- Trước khi tiến hành trộn bột, nên dùng rây lọc qua như thế bánh da lợn của bạn sẽ mướt mịn, đẹp mắt hơn.

- Để biết bánh đã chín hay chưa, bạn có thể dùng 1 chiếc tăm xiên vào phần bánh. Nếu thấy bột không dính tăm thì đó là bánh đã chín.

Bánh da lợn bị nhão phải làm sao?

Sở dĩ bánh bị nhão không được dẻo dai là do nước trên nắp nồi nhỏ xuống bề mặt. Chính vì thế, để bánh không bị nhão bạn cần dùng khăn sạch, to bịt kín nắp trước khi bắt đầu hấp.

Vì sao bánh bị xỉn màu?

Tình trạng bánh da lợn bị xỉn màu, màu không tươi, đẹp như mẫu là điều mà nhiều chị em gặp phải. Theo kinh nghiệm, để bánh có màu sắc bắt mắt, bạn cần đảm bảo nhiệt độ ổn định, nước trong nồi hấp bánh phải sôi trong suốt thời gian hấp.

Bánh bị xỉn màu do hấp quá lâu

Bánh bị xỉn màu do hấp quá lâu

Ngoài ra, màu sắc của bánh còn bị ảnh hưởng bởi thời gian, nếu bạn hấp quá lâu thì bánh vừa không ngon mà màu lại kém sắc. Chưa kể tới là nguy cơ cháy nồi do cạn nước là rất cao.

Bánh da lợn bao nhiêu calo?

Ước tính, trong 1 phần bánh da lợn trọng lượng 100g sẽ chứa khoảng 1024 calo. Vì calo trong bánh quá cao, vì thế bác sĩ khuyên bạn chỉ nên ăn mỗi lần một lượng nhỏ và tránh ăn quá thường xuyên.

Cách làm bánh da lợn với những nguyên liệu quen thuộc và các bước thực hiện đơn giản giúp bất cứ ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà, chắc chắn, đây sẽ là món ăn vặt mà cả trẻ em hay người lớn đều sẽ yêu thích.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cach-lam-banh-da-lon-a57483.html