Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì? Khi tắm cho trẻ có những lưu ý gì không? Đây là những thắc mắc của nhiều người khi chăm sóc trẻ bị ốm. Với bài viết dưới đây, nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp thắc mắc cho mọi người, cùng tìm hiểu nhé.
Theo các chuyên gia, trẻ bị ho sổ mũi nên cho trẻ tắm. Bởi vì khi được tắm rửa bằng nước ấm như là một phương pháp giúp trẻ xông hơi, qua đó sẽ giúp giảm sự tắc nghẽn đồng thời làm giãn nở đường thông khí, làm cho bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi bị ho sổ mũi. Ngoài dùng thuốc ho (Siro ho Prospan, Siro ho Eugica DHG,...) ra thì phương pháp này có thể giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Bên cạnh đó, việc tắm cũng giúp trẻ loại bỏ mọi bụi bẩn và mồ hôi, làm cho cơ thể của trẻ trở nên sạch sẽ, khô thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn, tránh các vấn đề liên quan đến da liễu.
Tuy nhiên nhiều người có quan niệm rằng nên kiêng tắm cho trẻ khi trẻ bị ho sổ mũi, điều này là vô cùng sai lầm. Khi cơ thể của trẻ không được tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ thì các lớp bụi bẩn, mồ hôi sẽ bị tồn đọng lại, khi đó không những không chữa khỏi bệnh cho trẻ mà nó còn là điều kiện để các vi khuẩn hoặc virus có hại phát triển, gây ra ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ… ở trẻ, có thể làm bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi bé bị ho sổ mũi thở khò khè thì bé nên được tắm bằng nước ấm, tắm và lau sạch các vùng bao gồm: Mặt, cổ, tay, chân, mông, hậu môn, bộ phận sinh dục. Vậy trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì? Theo quan niệm xưa, nếu trẻ không bị dị ứng thì có thể tắm với một số loại lá như sau:
Gừng có đặc tính cay và nóng. Lá gừng có công dụng làm ấm cơ thể, diệt khuẩn, chống viêm và hỗ trợ điều trị chứng lạnh các chi rất hiệu quả. Với đặc tính nóng, lá gừng khiến cơ thể đổ mồ hôi, giúp loại bỏ các độc tố, vi khuẩn gây bệnh và nhiệt độ nóng của cơ thể. Điều này giúp trẻ cải thiện được tình trạng ho sổ mũi.
Cách thực hiện: Lấy khoảng 2 thìa bột gừng và vài lá gừng đã được rửa sạch vào chậu nước ấm rồi tắm cho trẻ.
Theo nghiên cứu, lá kinh giới chứa nhiều chất sát khuẩn có tác dụng phòng ngừa mẩn ngứa hay rôm sảy ở trẻ. Bên cạnh đó, lá kinh giới còn có công dụng điều hòa thân nhiệt, làm giảm nhiệt độ nóng trong cơ thể trẻ. Vì thế, loại lá này thường được sử dụng để trị ho sổ mũi cho trẻ.
Cách thực hiện: Chuẩn bị một nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch, sau đó vò nát ra rồi cho vào nước ấm tắm cho trẻ. Hoặc lấy một lá kinh giới rửa sạch rồi cho vào đun sôi, đợi nước gần nguội (nước còn ấm) hãy tắm cho trẻ.
Một loại lá không thể không kể đến khi tắm cho trẻ bị ho sổ mũi đó là lá trầu không. Loại lá này được biết đến với tính chất kháng sinh, hỗ trợ làm giảm các biểu hiện của nhiễm lạnh, làm ấm cơ thể. Bên cạnh đó, lá trầu không còn có tác dụng sát khuẩn, điều trị các cơn ho như ho có đờm, ho khan, ho do sốt hoặc viêm họng ở trẻ.
Cách thực hiện: Cho lá trầu không đã rửa sạch, kèm theo quế và thảo quả vào nồi rồi đun sôi, đợi khi nước hạ nhiệt xuống đến mức vừa phải rồi tắm cho trẻ.
Lá tía tô thuộc họ bạc hà, có đặc tính ấm, vị cay, tốt cho tim, phổi và tỳ. Khi dùng lá tía tô tắm cho trẻ có thể giúp cơ thể trẻ thải độc, bên cạnh đó còn trị các cơn ho ở trẻ, làm giảm các triệu chứng ho, nghẹt mũi và cả đau đầu. Ngoài ra nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.
Cách thực hiện: Lấy lá và cành của cây tía tô, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, sau đó tắt bếp, đợi nước hạ nhiệt ở mức độ vừa phải hãy cho trẻ tắm.
Theo nghiên cứu, lá me có công dụng rất hiệu quả trong việc giải độc, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến da liễu. Còn hành tây có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Do vậy, khi kết hợp lá me với hành tây giúp chứng ho sổ mũi của trẻ sớm được cải thiện nhanh chóng.
Cách thực hiện: Lấy một ít lá me và hành tây đã rửa sạch cho vào nồi rồi đun sôi, đợi nước hạ nhiệt ở mức còn ấm, sau đó pha ra chậu và tắm cho trẻ.
Sau khi đã biết trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì thì các mẹ cũng cần tìm hiểu về phương pháp tắm cho trẻ vừa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn. Cụ thể như sau:
Đối với phòng tắm, các mẹ nhớ đóng kín cửa để tránh gió có thể lùa vào. Còn khi pha nước tắm, cần lưu ý đến nhiệt độ của nước tắm đó là luôn giữ nhiệt độ của nước tắm như nhiệt độ lúc pha ban đầu và nhiệt độ của nước tắm thấp hơn nhiệt độ của cơ thể trẻ là 2 độ.
Quá trình khi tắm cho trẻ, các mẹ cần lưu ý hai điều sau:
Sau khi trẻ tắm xong, lấy khăn sạch lau khô cơ thể của trẻ rồi mặc quần áo vào cho trẻ. Sau khi mặc quần áo thì nên đợi tầm 10 - 15 phút trước khi cho trẻ ra ngoài, bởi vì nhiệt độ trong phòng so với nhiệt độ ngoài trời có sự chênh lệch, khiến trẻ bị sốc nhiệt dẫn tới bị cảm đột ngột.
Bên cạnh việc cho trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì cũng như phương pháp tắm, thì các mẹ cũng lưu ý một số điều sau:
Trên đây là những thông tin giúp các mẹ chăm sóc trẻ khi trẻ bị ho sổ mũi. Hy vọng bài viết trên đã giúp cho người đọc nắm rõ được khi trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì. Bên cạnh đó, các mẹ cũng phải chú ý về cách tắm và một số lưu ý khác để trẻ sớm cải thiện được tình trạng bệnh.
Xem thêm: Nguyên nhân trẻ bị sốt nhưng không ho, sổ mũi và cách chăm sóc hiệu quả
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/tre-bi-ho-va-so-mui-co-nen-tam-khong-a57244.html