Cây Lựu: Đặc Điểm, Công Dụng, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Cách Chăm Sóc
Cây lựu là loài cây quen thuộc và xuất hiện phổ biến tại Việt Nam bởi nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn đang tò mò về loài cây này thì cùng bTaskee khám phá tất tần tật qua nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!
Cây lựu là cây gì?
Nguồn gốc
Cây lựu hay còn được biết đến với tên gọi là cây thạch lựu, là một loài cây có nguồn gốc xuất xứ chính từ các nước ở vùng Tây Nam Á. Về sau, loài cây này được nhiều người quan tâm và trồng phổ biến ở nhiều quốc giá khác như: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đông Ấn, Israel, Maroc,…
Đặc điểm của cây lựu
Cây lựu thuộc loại thân gỗ lâu năm, với cây non thân thường có màu xám hơi đỏ, nhưng khi trưởng thành, thân của cây chuyển sang màu xám và có ít gai nhưng không quá đáng kể.
Cành lựu thường có gai, trong khi các lá của nó là loại lá nguyên, màu xanh mượt, mọc đối xứng giống như lá của hoa hồng. Cuống lá của cây lựu ngắn, tạo cảm giác như lá mọc dính vào cây và không có cuống.
Cây lựu thường có những cành non dẻo, mọc vươn dài, trong khi hoa của nó có thể nở đơn độc hoặc thành chùm từ 3-4 bông, thậm chí có thể lên đến 6 bông, tuy nhiên khi hoa mọc thành chùm nhiều bông thì số lượng hoa sẽ giảm, chỉ còn lại từ 2-3 bông có thể đậu thành quả.
Hoa của cây lựu thường nở ở đỉnh cành, khi quả to, trọng lượng của quả khiến các cành cây uốn xuống, tạo ra cảm giác rất đẹp mắt. Cây là loài cây hoa lưỡng tính, hoa nở vào mùa hè và có thể có màu đỏ tươi hoặc màu trắng, tạo nên cảnh quan rực rỡ.
Những loại cây lựu phổ biến
Hiện nay, cây lựu được chia thành những phân loại phổ biến như sau:
Cây lựu đỏ Ấn Độ: Loại cây này có hình dáng tương đối thấp, có chiều cao khoảng 50 - 100 cm. Hoa của cây lựu đỏ sẽ có màu đỏ nhạt bắt mắt và có khả năng đậu trái tốt nên thường được nhiều người lựa chọn làm cây cảnh trang trí và mang đến vận may.
Cây lựu đỏ Thái Lan: Loại lựu này thực chất được thuần hóa tại Ấn Độ và được trồng phổ biến nhất ở nước ta. Lựu đỏ Thái Lan được đánh giá có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, ít bị sâu bệnh và có thể trồng trước sân hoặc ban công để che mát.
Cây lựu trắng truyền thống: Đây là loại lựu được trồng và nhân giống nhiều nhất tại Việt Nam. Cây lựu kết trái sẽ có quả to, ngọt, mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và thu nhập cho tiểu thương.
Ý nghĩa cây lựu trong phong thủy
Cây lựu trong phong thủy được cho rằng sẽ mang đến sức mạnh và tài lộc cho gia chủ. Đồng thời, những cảnh hoa của lựu cảnh còn có tác dụng xua đuổi tà ma hiệu quả, giúp gia đạo luôn ấm no và bình an.
Do đó, loại cây này thường được nhiều người lựa chọn để chưng Tết để mang đến may mắn và giúp tổng thể thêm sinh động.
Công dụng của cây lựu
Cây lựu được đánh giá cao bởi nhiều công dụng tuyệt vời trong cuộc sống, cụ thể:
Nguồn thực phẩm dinh dưỡng: Quả lựu chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, K, acid folic, kali và chất chống oxy hóa. Giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, kiểm soát huyết áp và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Cây kiểng trang trí: Cây lựu được nhiều gia chủ ưa chuộng làm cây kiểng trang trí không gian sống bởi vận may tốt trong phong thủy cùng sắc đỏ bắt mắt. Đặc biệt, loài cây này thường được sử dụng nhiều vào ngày Tết với mong muốn mang đến may mắn và tài lộc.
Chế tác thành thuốc chữa bệnh: Ít ai biết được rằng các bộ phận trên cây lựu có thể chữa được nhiều chứng bệnh như nhiễm giun sán, ức chế tế bào ung thư, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, giảm hoa mắt chóng mặt,…
>> Xem thêm: Top 15 Các Loại Cây Cảnh Dễ Trồng Ngoài Trời Mang Tài Lộc
Cách chăm sóc cây lựu
Ánh sáng
Cây lựu là một loài cây rất ưa ánh nắng mặt trời vì thế có thể trồng được ngoài sân vườn hoặc những nơi có nhiều ánh sáng. Bạn không nên trồng cây tại những vị trí khuất nắng vì sẽ khiến cây kém phát triển và thậm chí gây chết cây.
Đất
Cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi.Cây lựu sẽ phát triển tốt nhất khi được trồng trong đất có chứa hàm lượng phù sa cao hoặc đất thịt trộn cùng phân hữu cơ.
Khi trồng cây trong chậu, bạn nên hòa trộn đất và lượng tro phù hợp để tạo lớp đất nền tốt cho cây, giúp cây phát triển xanh tốt.
Nước
Lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi. Bạn nên tưới nước thường cho cây lựu, đặc biệt là vào mùa khô và trong giai đoạn phát triển để cây nhanh mọc quả. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tưới nước quá nhiều vào gốc cây vì sẽ gây ngập úng, gây chết cây.
Nhiệt độ và độ ẩm
Cây lựu được nghiên cứu sẽ sinh trưởng tốt trong môi trường có nhiệt độ từ 25 - 30 độ C. Đồng thời, đây cũng là loài cây không ưa lạnh nên khi được trồng trong nhiệt độ dưới 20 độ C cây sẽ chậm phát triển và trổ quả.
Phân bón
Cây lựu đỏ nên được bón bón NPK và phân vi lượng với tần suất là 1 - 2 lần/năm, phân hữu cơ 1 lần/tháng để đạt được kết quả tốt nhất. Lưu ý, bạn nên canh chỉnh số lượng phân bón phù hợp, tránh quá nhiều sẽ gây thừa thải hoặc quá ít khiến cây chậm phát triển.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch trải nghiệm dịch vụ ngay!
Cách trồng cây lựu
Cây lựu có thể trồng bằng hạt. Tuy nhiên cây lâu có trái và không kinh tế. Cây lựu có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lựu rất nhanh ra rễ.
Cây lựu cảnh sau khi mua về tháo gỡ lớp nilon, sau đó đặt cây xuống hố đất đã được đào sẵn để trồng. Lưu ý, bạn nên đặt cây vuông góc với mặt đất để khi cây phát triển sẽ không bị nghiêng và gãy. Cuối cùng, bạn lựa chọn loại phân bón phù hợp, tưới nước thường xuyên và theo dõi sự phát triển của cây.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc
Dưới đây là những lưu ý khi trồng và chăm sóc cây lựu để giúp cây phát triển khỏe mạnh:
Làm sạch cỏ dại: Thường xuyên nhổ cỏ dại mọc xung quanh cây lựu để cây phát triển dễ dàng và hạn chế sâu bệnh.
Cắt tỉa lá: Khi cây có dấu hiệu bị sâu ăn hại, bạn nên cắt tỉa những cành lá dày, yếu để tránh ảnh hưởng đến những lá xung quanh. Việc này cũng giúp cây thay lá mới xanh tốt và khỏe hơn.
Tiêu diệt sâu bệnh: Bạn nên diệt sạch những cành lá bị sâu ăn hại bằng thuốc trừ sâu để tránh lan sang những cành khác, giúp cây luôn xanh tốt.
Cách cắt tỉa
Thông thường, bạn nên cắt sạch những lá già và dày để các lá non mọc dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc cắt tỉa lá sâu cũng nên được thực hiện thường xuyên để bảo vệ cây khỏi những tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây.
Cách nhân giống
Hiện nay, bạn có thể áp dụng theo một trong những cách nhân giống cây lựu như sau:
Nhân giống từ hạt: Đầu tiên, bạn lựa chọn hạt giống lựu phù hợp, rửa sạch và để ráo nước. Dùng giấy ẩm hoặc khăn giấy bọc hạt lại và đặt ở nơi có ánh sáng - độ ẩm vừa phải. Sau 10 ngày, mang hạt lựu nảy mầm trồng ở hố đất vừa đào, chăm bón phân và tưới nước để cây phát triển.
Nhân giống từ phương pháp chiết cành: Đây là phương pháp phổ biến nhất bằng cách sử dụng cành của một cây lựu phát triển tốt, mở bọc nilon và chiết vào đất của chậu cây đã chuẩn bị để dễ dàng chăm sóc. Bạn nên lựa chọn phân bón phù hợp và tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt nhất.
Các bệnh thường gặp
Một số bệnh gây hại thường gặp ở cây lựu có thể kể đến như:
Bạc lá do vi khuẩn xâm nhập:
Nguyên nhân: Vi khuẩn Xanthomonas axonopodis pv. punicae là tác nhân gây ra bệnh, và triệu chứng bao gồm các vết bệnh ẩm ướt trên lá và quả, chuyển sang màu nâu sẫm hoặc đen sau đó. Những tổn thương này có thể kết hợp lại, dẫn đến việc lá rụng và giảm chất lượng quả.
Biện pháp phòng trừ và kiểm soát bệnh:
Trồng các giống lựu có khả năng kháng bệnh là một biện pháp quan trọng để giảm rủi ro bệnh bạc lá.
Tránh tưới nước từ trên cao vì lá ướt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh lây lan.
Cắt bỏ những cành cây bị nhiễm bệnh và tiêu hủy chúng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Áp dụng thuốc diệt nấm gốc như một biện pháp phòng ngừa trong mùa ngủ đông để bảo vệ cây khỏi vi khuẩn gây bệnh.
Bệnh thối quả do nấm Alternaria gây hại
Nguyên nhân: Thối quả là một bệnh nấm ảnh hưởng đến quả lựu, Chủ yếu là do loài nấm Alternaria gây nên. Quả nhiễm bệnh sẽ có vết bệnh sẫm màu, trũng xuống có dạng vòng đồng tâm. Bên trong quả bị màu nâu và nhão.
Biện pháp phòng trừ và kiểm soát bệnh:
Cắt tỉa cành, lá thường xuyên để tạo sự thông thoáng cho cây.
Hạn chế việc bón quá nhiều phân đạm cũng là một chiến lược quan trọng để tránh tình trạng cây dễ bị nấm bệnh. Dinh dưỡng dư thừa có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm.
Phun thuốc diệt nấm trước mùa mưa hoặc khi có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm là một cách hiệu quả để đối phó với nấm bệnh. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của nấm trước khi nó gây tổn thương lớn cho cây.
Thu hoạch trái cây đúng thời điểm khi chúng đã chín là một biện pháp hữu ích để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.
Bệnh thối rễ do sự tác động của vi khuẩn Phytophthora
Nguyên nhân: Thối rễ là một bệnh lây truyền qua đất do Phytophthora gây ra. Nó làm thối rễ sau đó héo, vàng lá và chậm phát triển và làm chết cây.
Biện pháp phòng trừ và kiểm soát bệnh:
Trồng lựu trong đất thoát nước tốt.
Tránh tưới quá nhiều nước, độ ẩm vừa đủ.
Nhổ bỏ và tiêu hủy cây bị nhiễm bệnh để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Phun thuốc diệt nấm định kỳ để bảo vệ cây khỏe mạnh ở những khu vực có nguy cơ cao.
Bệnh đốm lá do sự xâm nhập của vi khuẩn Cercospora và Phyllostict
Nguyên nhân: Bệnh đốm lá do nhiều loại nấm gây ra như: Cercospora và Phyllosticta. Cây sẽ xuất hiện các đốm nhỏ, sẫm màu trên lá, có thể kết tụ lại và dẫn đến rụng lá sớm.
Biện pháp phòng trừ và kiểm soát bệnh:
Cắt tỉa và làm mỏng tán cây để tạo độ thông thoáng cho cây, cho vườn.
Chỉ tưới nước dưới gốc cây, hạn chế tưới nước trực tiếp lên á.
Sử dụng thuốc diệt nấm đặc trị để phòng ngừa nếu bệnh đốm lá vẫn còn.
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây lựu
Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về cây lựu, bTaskee mời bạn cùng tham khảo:
Câu hỏi thường gặp
Như vậy, nội dung trên bTaskee đã mang đến cho bạn một số nội dung cần biết về cây lựu. Đây là một loại cây cảnh mà gia chủ nào cũng nên trồng qua một lần để nhận nhiều lợi ích mà chúng mang đến.
>>> Xem thêm các nội dung liên quan:
Cây Sống Đời: Công Dụng - Hợp Mệnh Nào
Cây Vạn Niên Thanh: Nguồn Gốc - Đặc Điểm
Cây Đồng Tiền: Ý Nghĩa Phong Thủy, Cách Trồng
Hình ảnh: Gardenerspath, researchgate, Pinterest, Canva.