Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai? [GIẢI ĐÁP]

Lần đầu tiên cảm nhận được tim thai của bé yêu là khoảnh khắc vô cùng xúc động đối với các bậc cha mẹ. Đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn đang trên hành trình làm IVF tìm con. Nhiều chị em khi làm IVF thường lo lắng sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bà mẹ giải đáp thắc mắc này, cùng theo dõi nhé!

Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai?

Quá trình có tim thai sau chuyển phôi diễn ra lâu không?

Thông thường, 10-13 ngày sau chuyển phôi chị em sẽ được hẹn để thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ beta HCG. Nếu thử thai cho kết quả beta HCG > 100 mIU/mL thì 3 tuần sau ngày thử beta hCG, người vợ sẽ được siêu âm để kiểm tra sự phát triển của túi thai, xác định xem thai đã làm tổ trong tử cung chưa, số lượng túi thai là bao nhiêu.

Kết quả siêu âm ở tuần tuổi thai thứ 6-7 của thai kỳ là thời điểm có thể phát hiện nhịp tim thai nhi một cách đáng tin cậy. Nếu kết quả siêu âm kiểm tra tim thai tốt, các chỉ số thai phát triển bình thường thì từ tuần thai thứ 12 mẹ bầu sẽ được chuyển từ trung tâm Hỗ trợ sinh sản đến Trung tâm Sản Phụ khoa để được theo dõi thai kỳ.

Trong một số trường hợp nếu ở tuần thứ 6 thai kỳ khi siêu âm kết luận chưa thấy tim thai thì chị em cũng đừng quá lo lắng. Bác sĩ sẽ hẹn lịch siêu âm lại sau 1-2 tuần để kiểm tra. Thời gian này, chị em không nên quá lo lắng, áp lực, thay vào đó nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý và tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ.

Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai?

Giải đáp cho câu hỏi sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai? Bác sĩ Phan Hà Minh Hạnh Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh Quận 8 cho biết “4-5 tuần sau chuyển phôi tức thai được khoảng 6-7 tuần tuổi thì tim thai sẽ quan sát rõ trên siêu âm. Nhịp tim lúc này nằm trong khoảng từ 110 - 160 nhịp mỗi phút được xem là nhịp tim khỏe mạnh, thai nhi phát triển bình thường.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp khó khảo khát tim thai ở thời điểm này, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám tiếp theo. Chính vì thế, mẹ bầu đừng nên quá lo lắng nếu trong giai đoạn này vẫn chưa nghe thấy tim thai. Hãy luôn theo dõi cơ thể và tuân thủ đúng lịch thăm khám của bác sĩ để được kiểm tra.

Trong trường hợp siêu âm ghi nhận sự hiện hiện của túi thai, phôi thai nhưng không có tim theo dù đã theo dõi một khoảng thời gian thì được kết luận là thai ngưng phát triển sớm. (1)

>> Xem thêm: Dấu hiệu có tim thai sau chuyển phôi tự nhận biết được không?

Khoảng 6-7 tuần đầu thai kỳ là thời gian thai nhi bắt đầu có tim thai
Khoảng 6-7 tuần đầu thai kỳ là thời gian thai nhi bắt đầu có tim thai

Thời điểm có tim thai sau chuyển phôi của mỗi người có giống nhau?

Các chuyên gia cho rằng, thời điểm xuất hiện tim thai sau chuyển phôi ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố và cơ địa của người mẹ. Theo đó, những yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm xuất hiện tim thai sau chuyển phôi bao gồm:

1. Chất lượng phôi

Chất lượng phôi là yếu tố quan trọng nhất quyết định thời gian xuất hiện tim thai ở các bà mẹ thực hiện IVF. Phôi khỏe mạnh, không có bất kỳ bất thường nào về gen sẽ có cơ hội phát triển tốt hơn và bám vào thành tử cung nhanh hơn, từ đó bắt đầu quá trình đậu thai và hình thành tim thai sớm hơn.

2. Độ tuổi của người mẹ

Tuổi của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trứng và sức khỏe tử cung. Phụ nữ dưới 35 tuổi có thể cho trứng chất lượng tốt hơn và có tử cung khỏe mạnh hơn. Điều này giúp phôi dễ bám vào và phát triển nhanh chóng sau quá trình chuyển phôi. Ngược lại phụ nữ trên 35 tuổi có thể gặp khó khăn hơn trong việc xuất hiện tim thai sớm do chất lượng trứng giảm cùng các yếu tố sức khỏe có liên quan.

3. Tình trạng sức khỏe của người mẹ

Tình trạng sức khỏe tổng quát của người mẹ bao gồm các yếu tố như cân nặng, chế độ ăn uống, sinh hoạt và các bệnh lý đi kèm cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển phát triển của phôi. Những người mẹ có lối sống lành mạnh, không mắc các bệnh lý nghiêm trọng thường có cơ hội có tim thai sớm hơn.

Cần lưu ý gì khi gần tới ngày xuất hiện tim thai sau chuyển phôi?

Bên cạnh thắc mắc sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai, nhiều chị em cũng quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe và những lưu ý quan trọng cần thực hiện để hỗ trợ sự phát triển của phôi cũng như đảm bảo quá trình hình thành tim thai được diễn ra thuận lợi.

1. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Sau chuyển phôi, cơ thể người mẹ còn khá yếu đồng thời phôi thai cũng cần thời gian để di chuyển và bám vào niêm mạc tử cung. Lúc này, mẹ cần chú ý tránh leo cầu thang nhiều và hạn chế vận động mạnh để tránh ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi.

Để cơ thể nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm. Tham gia một số khóa học yoga tiền sản hoặc thiền có thể giúp chị em quản lý căng thẳng mệt mỏi, tăng lưu thông tuần hoàn máu và cải thiện sức khỏe tinh thần hiệu quả.

>> Xem thêm: 21 ngày sau chuyển phôi đã có tim thai chưa? Chờ thêm bao lâu nữa?

Yoga và thiền giúp tăng lưu thông máu hỗ trợ quá trình phát triển của phôi
Yoga và thiền giúp tăng lưu thông máu hỗ trợ quá trình phát triển của phôi

2. Có chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh là rất quan trọng cho quá trình phát triển của phôi. Mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung các nhóm thực phẩm chính, có lợi cho sức khỏe bao gồm protein, chất béo tốt, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Các dưỡng chất này có chứa nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh và trái cây,…

Đặc biệt, dù ở giai đoạn nào của chu trình IVF mẹ cũng cần cung cấp đủ nước cho cơ thể (2-3 lít/ngày) giúp thanh lọc và đào thải độc tố bên trong cơ thể. Mẹ bầu có thể sử dụng nước lọc, sức hoặc nước ép trái cây nguyên chất, sinh tố rau quả,…

Chị em cũng nên lưu ý tránh các thực phẩm nghèo dinh dưỡng và chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa như thịt mỡ, khoai tây chiên, gà rán, thức ăn nhanh,…

3. Kiêng quan hệ theo hướng dẫn của bác sĩ

Quan hệ tình dục trong giai đoạn sau chuyển phôi có thể kích thích và gây co bóp nhiều ở tử cung. Điều này dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến phôi thai cũng như cản trở quá trình làm tổ của phôi vào niêm mạc tử cung. Chính vì thế, các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo các cặp vợ chồng nên kiêng “chuyện ấy” trong giai đoạn sau chuyển phôi để tạo điều kiện tốt nhất cho phôi phát triển và hình thành tim thai.

Các cặp đôi nên kiêng quan hệ sau chuyển phôi theo hướng dẫn của bác sĩ
Các cặp đôi nên kiêng quan hệ sau chuyển phôi theo hướng dẫn của bác sĩ

4. Thăm khám sau chuyển phôi theo các mốc thời gian bác sĩ chỉ định

Cũng giống với thai tự nhiên, mẹ bầu mang thai IVF cũng có cách quản lý thai kỳ tương tự đồng thời tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi sự phát triển của phôi cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý.

Các mốc khám thai IVF quan trọng sau chuyển phôi mẹ bầu cần chú ý:

Để đặt lịch khám, siêu âm và nhận tư vấn từ các chuyên gia, bác sĩ hỗ trợ sinh sản giàu kinh nghiệm tại IVFTA, chị em có thể liên hệ qua thông tin sau:

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc của nhiều cặp đôi đang điều trị IVF “Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì có tim thai”. Hành trình mang thai là một trải nghiệm kỳ diệu và vô cùng hạnh phúc với các bậc cha mẹ đang trên đường “tìm con”. Từ những khởi đầu mong manh trong quá trình hình thành phôi thai đến những khoảnh khắc hạnh phúc khi nghe nhịp tim của em bé, IVFTA luôn mang đến những dịch vụ tốt nhất, sự chăm sóc tiền sản toàn diện nhằm bảo vệ thai kỳ an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/co-bau-bao-lau-thi-co-tim-thai-a57061.html