Giải đáp những câu hỏi thường gặp về đau xương cụt

Có lẽ bạn chưa bao giờ để ý đến xương cụt của mình cho đến khi bắt đầu có cảm giác đau. Cơn đau xương cụt tập trung ở phần dưới cùng của cột sống, ngay phía trên mông, nơi có xương nhiều vị trí này. Xương cụt là phần xương cuối cùng của cột sống, tuy nhỏ nhưng có một số chức năng quan trọng. Nguyên nhân nào gây ra đau xương cụt và làm cách nào để giảm bớt cơn đau, cùng BookingCare giải đáp ngay.

Đau xương cụt là gì?

Xương cụt là phần xương cuối cùng của cột sống, hình tam giác này ở đầu tận cùng của cột sống của bạn, thường bao gồm 3 đến 5 đoạn xương nhỏ hợp nhất lại với nhau. Xương tạo thành một khớp với xương cùng ở trên và bị hạn chế cử động. Các chức năng chính của xương cụt là:

Đau xương cụt là tình trạng đau, nhức vùng xương cụt, gốc cột sống gần đỉnh mông. Cơn đau nhức từ nhẹ đến dữ dội, thường xuyên hoặc tùy từng lúc. Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi ngồi xuống, đứng lên khỏi ghế hoặc khi ngả người ra sau.

Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức khi đi vệ sinh hoặc quan hệ tình dục. Phụ nữ có thể cảm thấy khó chịu trong thời kỳ kinh nguyệt. Đôi khi, cơn đau có thể lan xuống chân. Đứng hoặc đi bộ sẽ làm giảm áp lực lên xương cụt và giảm bớt sự khó chịu.

Các triệu chứng liên quan khác có thể xảy ra ở những người bị đau xương cụt như là:

Nguyên nhân gây đau xương cụt

Xương cụt có thể đau sau khi ngồi trên ghế cứng hoặc bề mặt không thoải mái khác trong một thời gian dài. Lão hóa do tuổi tác cũng có thể góp phần gây đau xương cụt.

Trong ba tháng cuối của thai kỳ, các dây chằng nối với xương cụt sẽ lỏng ra một cách tự nhiên để nhường chỗ cho em bé. Đó là lý do tại sao phụ nữ có nguy cơ bị đau xương cụt cao gấp 5 lần so với nam giới.

Đau xương cụt không phải bệnh mà là một triệu chứng, vì vậy nó có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Một số vấn đề sức khỏe và bệnh lý có thể gây ra đau xương cụt bao gồm:

Trong một số ít trường hợp, đau xương cụt có thể không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng và được xếp vào nhóm vô căn.

Phụ nữ mang thai đau xương cụt
Mang thai có thể gây đau xương cụt cho phụ nữ - Ảnh: Freepik

Điều trị đau xương cụt

Việc điều trị đau xương cụt phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương cụt. Có thể bao gồm dùng thuốc, vật lý trị liệu, kéo giãn và phẫu thuật. Điều trị đau xương cụt thường tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng.

Các phương pháp điều trị bác sĩ có thể lựa chọn bao gồm:

Đôi khi đau xương cụt không cần điều trị. Những người bị đau xương cụt khi mang thai có thể nhận thấy các triệu chứng của họ biến mất trong vòng vài tuần sau khi sinh, hay cơn đau do chấn thương có thể thuyên giảm mà không cần điều trị.

Các biện pháp khắc phục đau xương cụt tại nhà

Trong 90% trường hợp, những người bị đau xương cụt sẽ thấy thuyên giảm nhờ các biện pháp điều trị tại nhà. Dưới đây là một số điều bạn có thể thử:

Đau xương cụt có thể gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Trong nhiều trường hợp đau có thể tự hết mà không cần điều trị, tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài và tái phát thường xuyên, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/xuong-cut-dai-hon-binh-thuong-a56622.html