Thuật ngữ GPA hẳn là không còn quá xa lạ với các bạn học sinh, sinh viên. Đặc biệt với những bạn có ý định đi du học và săn học bổng. Đây là một yếu tố quan trọng quyết định bạn có được trường chấp nhận nhập học hay không và cả giá trị học bổng mà bạn nhận được. Hãy cùng Reviewedu giải đáp những thắc mắc về cách tính điểm GPA trong bài tổng hợp dưới đây nhé!
GPA (viết tắt của từ Grade Point Average) được hiểu là điểm trung bình học thuật. GPA là điểm học sinh, sinh viên tích lũy được trong thời gian học tập tại một bậc học hoặc khóa học. Cụ thể hơn, GPA là một tiêu chí đánh giá học lực của học sinh. Qua đó phần nào thể hiện trình độ học thuật và mức độ cố gắng trong học tập. Điểm GPA thể hiện trong bảng điểm của các bạn học sinh, sinh viên.
Tại Việt Nam, nhiều người đã quen với cách tính điểm trung bình môn theo thang điểm 10. Ở các nước như: Mỹ, Anh, Singapore,… đều áp dụng cách tính điểm theo hệ chữ (letter grade). Sẽ gồm 5 mức cơ bản: A, B, C, D, F. Ở từng quốc gia lại có cách chia nhỏ mỗi mức thành các mức điểm khác nhau như: A+, A, A-,… Cách quy đổi này giúp hạn chế khoảng cách giữa 2 mức điểm. Nó cũng giảm sự thiệt thòi cho các bạn sinh viên.
Thuật ngữ này chỉ điểm GPA có trọng số. Thường được tính theo độ khó của khóa học (theo thang điểm 0 - 5.0).
Đây là cụm từ dùng để chỉ thang điểm GPA mà thường theo sau nó sẽ là một con số. GPA out of đại diện cho một thang điểm như thang điểm 4 hay thang điểm 10.
Ví dụ:
Cumulative GPA hay Cumulative Grade Point Average (CGPA) có thể hiểu là điểm trung bình tích lũy của học sinh, sinh viên. Một số trường ở nước ngoài sẽ sử dụng cả 2 loại điểm là điểm GPA và điểm CGPA. Trong đó:
Điểm GPA được tính theo cách cộng điểm trung bình các môn học. Phổ biến trong GPA là thang điểm 4 theo hệ thống giáo dục Mỹ. Tuy nhiên thì mỗi quốc gia vẫn có thể quy định một thang điểm để phân loại, đánh giá người học. Ở nước ta chủ yếu sẽ là thang điểm 10.
Chính vì vậy, chúng ta cần có bảng quy đổi thang điểm GPA. Chia ra các mức (A, B, C, D, F) hay dạng số 0 - 4.
Tính điểm GPA ở bậc THPT khá đơn giản. Bạn hãy lấy tổng trung bình điểm 3 năm chia cho 3 là sẽ ra được điểm GPA.
Cách tính GPA trung học phổ thông sẽ là:
Ví dụ: Điểm trung bình lớp 10 là 9.0; điểm trung bình lớp 11 là 8.5; điểm trung bình lớp 12 là 9.5. Thì điểm GPA sẽ là: (9.0 + 8.5 + 9.5)/3 = 9.0
GPA đại học ở Việt Nam sẽ được tính như sau:
Lưu ý: Tỷ lệ này có thể thay đổi khác nhau giữa các trường Đại học.
Điểm GPA ở sẽ được tính bằng điểm trung bình môn nhân với số tín chỉ tương ứng của môn đó. Rồi chia cho tổng số tín chỉ tích lũy. Công thức như sau:
Hiện nay, cách tính điểm GPA cấp 3 được hệ thống giáo dục Việt Nam áp dụng với 3 thang điểm. Đó là thang điểm chữ, thang điểm 4 và thang điểm 10. Cụ thể:
Thang điểm chữ:
Thang điểm này được dùng để đánh giá, phân loại kết quả học tập từng học phần môn học của sinh viên bậc đại học, cao đẳng. Được áp dụng cho phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Thang điểm 4:
Thang điểm 4 sẽ được dùng để tính điểm GPA học kì, năm học và trung bình chung tích lũy toàn khóa của sinh viên bậc đại học, cao đẳng. Thang điểm 4 được áp dụng cho phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Xếp loại như sau:
Thang điểm 10:
Thang điểm này sẽ được dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học phổ thông, trung học cơ sở và các trường đại học, cao đẳng, trung cấp áp dụng.
Ở Việt Nam rất thông dụng theo thang điểm 10. Nhà trường sẽ dễ để phân loại được học sinh của mình. Nhà trường cũng đánh giá được kết quả học tập của từng môn học, học kì, năm học và khóa học theo điểm trung bình chung. Cụ thể xem bảng dưới đây:
Dưới đây là bảng điểm GPA được quy đổi chi tiết nhất:
Trên đây là cách tính điểm GPA mà Reviewedu đã giúp bạn tổng hợp. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách tính điểm GPA, thang điểm và cách quy đổi GPA. Chúc bạn học tập tốt và thành công trên con đường học tập của mình nhé!
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cach-tinh-gpa-cap-3-a56459.html