Xe đạp điện vặn ga không chạy | Nguyên nhân và cách xử lý

Xe đạp điện ngày nay đang là một trong những phương tiện di chuyển khá phổ biến, nhất là ở những khu vực đô thị vì tính tiện lợi mà nó mang lại. Xe đạp điện là một sản phẩm vừa nhỏ gọn lại di chuyển tương đối nhanh hơn, phù hợp cho các đối tượng người lớn tuổi, học sinh sinh viên… Bên cạnh những tiện ích mà sản phẩm mang lại thì trong quá trình sử dụng không thể nào tránh khỏi những vấn đề phát sinh, trong đó tình trạng xe vặn ga nhưng không chạy cũng là một trong vấn đề cần lưu ý. Bài viết hôm nay sẽ bàn về vấn đề xe đạp điện vặn ga không chạy, nguyên nhân và cách xử lý, sẽ giúp cho bạn đọc giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Xe đạp điện ngày này là một trong những phương tiện giao thông khá phổ biến vì sự tiện lợi nhưng cũng sẽ có nhiều bất cập trong quá trình sử dụng.

Xe đạp điện vặn ga không chạy là do đâu?

Tình trạng hư hỏng của xe đạp điện vẫn luôn diễn ra giống như những phương tiện giao thông khác. Việc xe điện vặn ga không chạy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số lý do có thể kể đến:

Bình ắc quy bị hư hỏng

Bình ắc quy được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của một chiếc xe đạp điện, giúp cung cấp toàn bộ năng lượng vận hành cho toàn bộ thiết bị. Và chính vì là bộ phận chủ chốt nên những lỗi phát sinh trong quá trình sử dụng thường nên kiểm tra ngày bình ắc quy. Lỗi bình ắc quy hết điện có thể là nguyên nhân khiến cho xe dù đã được mở khóa, vặn ga nhưng mãi vẫn không chạy.

Hư hỏng bình ắc quy cũng có thể là nguyên nhân khiến cho xe không hoạt động sau khi đã khởi động và vặn tay ga.

Nếu trường hợp đã kiểm tra lại nguồn điện bên trong ắc quy vẫn còn, đã được sạc đầy đủ mà xe vẫn không hoạt động thì nguy cơ ắc quy có thể đã bị hỏng. Người dùng thường biết được thông qua suy đoán với những sản phẩm sử dụng sau một thời gian và gặp sự cố.

Tay vặn ga bị hỏng

Tay ga là bộ phận được sử dụng thường xuyên nên việc sự cố xảy ra là hoàn toàn có thể hiểu được. Xe đạp điện được sử dụng khá đa dạng môi trường, nhất là điều kiện ngoài trời. Nhiều yếu tố trong đó cũng tác động không kém như bị va chạm, tác động vật lý cho té ngã… cũng dễ khiến những bộ phần này dễ hư hỏng.

Tay vặn ga thường ít gặp lỗi hư hỏng như không phải là không xảy ra. Thiết bị sử dụng ngoài khá nhiều cũng là tác nhân chính gây nên hư hỏng.

Điều khiển IC bị hỏng

IC nói chung là bộ phận dễ hư hỏng nhất ở các thiết bị xe tham gia giao thông nếu sử dụng một thời gian hoặc không được bảo trì, bảo dưỡng đúng cách. Đây được xem là một lỗi khá năng, gây tốn kèm cho người sử dụng. Nhiều trường hợp bị hư có thể gặp như sau khi đi mưa bị ẩm chập điện, ngập nước…

IC là thiết bị dùng để điều khiển hoạt động của thiết bị xe đạp điện. Bộ phận này xảy ra lỗi hay hư hỏng thì cũng sẽ khiến xe không thể hoạt động.

Lỗi tay phanh ngắt điện

Một số mẫu xe được trang bị thêm những tính năng nâng cao như bóp tay phanh để ngắt điện, dừng xe. Những thiết kế như thế này bên cạnh sự tiện dụng, người dùng có nhiều trải nghiệm thú vì thì việc không nắm rõ cách thức hoạt động hay thiết bị gặp lỗi cũng sẽ gây khá nhiều phiền toái cho người dùng.

Cách xử lý khi xe đạp điện không chạy khi đã vặn ga

Nếu vấn đề thuộc về bình ắc quy thì nên kiểm tra lại thiết bị sử dụng để sạc điện. Trong trường hợp đã thử qua các cách kiểm tra và xác định bình có thể đã hư hỏng thì mang đến trung tâm sửa chữa để bảo hành hoặc thay mới tùy vào mức độ thiệt hại của ắc quy.

Trường hợp tay ga bị hỏng hóc thì đa phần không có cách giải quyết tốt hơn là thay mới. Chi phi để mua mới và lắp đặt cũng không quá cao nên người dùng có thể tìm đến các trung tâm sửa chữa, bảo hành để được tư vấn.

Để sữa những chiếc IC bị hỏng thì tốt nhất nên ra trung tâm để những người thợ có tay nghề hỗ trợ kiểm tra và sửa chữa, thay thế. Do bộ phận này không dễ dàng sữa chữa nếu không có chuyên môn, có thể làm tình trạng thêm trầm trọng hơn… nên lời khuyên tốt nhất là không tự làm tại nhà.

Nếu lỗi xuất phát từ việc tay phanh ngắt điện bị hỏng hay lỗi thì cũng không quá khó để giải quyết, người dùng thử bóp phanh nhanh và thả ra hết tay. Nếu sau nhiều lần thử mà vẫn không cải thiện được tình hình thì chỉ có cách mang đến trung tâm bảo dưỡng để được thay thế, sửa chữa…

Bảo dưỡng xe đạp điện như thế nào?

Để xe đạp điện luôn hoạt động ở phong độ tốt nhất, người dùng nên chú ý thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng theo bị theo định kỳ theo từng tiêu chí dưới đây sau một thời gian sử dụng:

Phanh xe: phanh xe sau một thời gian dễ bị mòn hay bó cứng dẫn tới không ăn khi phanh, hao điện… Bảo dưỡng giúp cho thiết bị trở nên an toàn và giúp tiết kiệm điện năng sử dụng hơn.

Lốp xe: sắm lốp xe phải luôn đảm bảo vẫn còn rãnh sâu, đủ độ bám để giữ an toàn cho xe trong bị lệch, trượt… gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Thường xuyên kiểm tra lốp xe tránh bị xẹp gây hư hỏng lốp, không đủ căng có thể tốn nhiều năng lượng khi vận hành.

Bảo dưỡng săm lốp xe cũng là một bước quan trọng, giúp hành trình di chuyển của người dùng thêm an toàn.

Bi xe đạp: những vị trí bi này giúp xe giảm ma sát ở một số vị trí tiếp túc, hạn chế ăn mòn và phá hủy của xe. Nên kiểm tra nếu nghi ngờ trường hợp bị có thể vỡ, để lâu nước vào động cơ gây chập mạch… cũng khá nguy hiểm.

Hệ thống dây điện: trong quá trình vận hành, dưới những tác động vật lý đa chiều, dây điện bên trong xe có thể bị mục, hư hỏng, rò rỉ… Nên kiểm tra thường xuyên, tránh sử dụng lâu dài có thể gây chập mạch, cháy nổ… rát nguy hiểm cho người dùng.

Động cơ: động cơ chính là trái tim của thiết bị. Động cơ hoạt động liên tục với hiệu suất cao nếu sau một thời gian sử dụng không được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên có thể dẫn đến rò rỉ, cháy nổ. Hạn chế sử dụng xe dưới thời tiết mưa nhiều, nước ngập…

Ắc quy: ắc quy cũng cấp toán bộ năng lượng cho hoạt động của xe đạp điện. Sau một thời gian hoạt động, chi tiết này cũng sẽ có những dấu hiệu xuống cấp không mong muốn. Người dùng phát hiện kịp thời và sữa chữa hay thay thế để tránh những rủi ro tai nạn không mong muốn.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/xe-dien-van-ga-khong-chay-a56335.html