Các bản vẽ công trình thường sẽ có rất nhiều thông tin cùng các ký hiệu khác nhau, sẽ là một khó khăn nhất định cho những người mới lần đầu đọc. Dưới đây là thông tin về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng và cách đọc bản vẽ chi tiết nhất. Cùng I-Connect tìm hiểu ngay nào!
Xem thêm:
- Bảng tra phân cấp công trình xây dựng cập nhật mới nhất
- Thiết kế nhà cấp 4 3 phòng ngủ 300 triệu hot nhất hiện nay
Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng được chia thành nhiều nhóm khác nhau tương ứng với một nhóm hoặc một mảng kiến trúc được đề cập tới. Tổng cộng có đến hơn 100 ký hiệu khác nhau có thể xuất hiện trong các bản vẽ.
Nhóm đầu tiên của các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng nhà chính là ký hiệu vật liệu xây dựng. Nhóm này để chỉ đến các loại xây dựng được sử dụng tương ứng trong từng hạng mục thiết kế. Các ký hiệu vật liệu như sau:
Các kí hiệu trong bản vẽ xây dựng thuộc nhóm này nhằm mục đích để người đọc hiểu được vật thể hoặc nội dung được thay thế để bản vẽ trở nên gọn gàng và khoa học hơn. Các ký hiệu viết tắt xuất hiện trong hầu hết các trang của bộ bản vẽ và dưới đây những ký hiệu thuộc nhóm này.
Nhóm ký hiệu bản vẽ xây dựng khá quen thuộc và dễ nhìn, dễ hiểu chính là ký hiệu bản vẽ đồ nội thất. Nhóm này sẽ biểu thị toàn bộ các loại đồ dùng nội thất được chuẩn bị cho công trình của bạn, bao gồm bàn ghế, giường, tủ đồ… Chi tiết các ký hiệu nội thất như sau:
Bảng vẽ điện là một trong những phần cực kỳ quan trọng trong các bản vẽ xây dựng. Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng này hiển thị chất liệu, loại dây sử dụng trong hệ thống, các mối nối cũng như các thiết bị điện liên quan khác. Một số ký hiệu chi tiết như sau:
Các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng dân dụng về hệ thống điện nước cũng không phải quá khó để đọc hiểu, bạn chỉ cần nhìn qua một hai lần là sẽ nhớ được các ký hiệu phổ biến. Một số ký hiệu trong nhóm này như sau:
Ngoài các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng, còn rất nhiều những quy định khác về bản vẽ xây dựng để đảm bảo thông tin, tính rõ ràng cũng như tính khả thi trong thi công.
Khung bản vẽ được quy định vẽ bằng nét liền, đậm cách mép giấy 5 mm. Cạnh đóng ghim bản vẽ sẽ để cách mép 20 mm.
Khung tên của bản vẽ kỹ thuật được đặt dọc theo cạnh của khung bản vẽ. Đối với khổ giấy A4, khung tên bản vẽ được đặt theo cạnh ngắn, còn với các khổ giấy khác thì thường sẽ đặt theo cạnh dài. Trong một số trường hợp có lý riêng để đặt đứng khổ giấy thì khung tên sẽ được đặt theo cạnh ngắn.
Quy định về nét vẽ sẽ được thống kê đầy đủ dưới bảng sau đây:
Theo TCVN 2-74 quy định khổ giấy của những bản vẽ và những tài liệu khác quy định cho ngành công nghiệp và xây dựng như sau:
Bản vẽ xây dựng sẽ có rất nhiều chi tiết, bản vẽ nhỏ và các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng khác nhau nên có một số nguyên tắc sẽ giúp bạn đọc bản vẽ nhanh hơn.
Bản vẽ mặt bằng tổng thể là bản vẽ thiết kế dễ hiểu nhất, phản ánh diện tích tổng thể, số tầng cũng như các thông tin chung khác. Bản vẽ phối cảnh bên ngoài sẽ giúp bạn hình dung phong cách thiết kế nhà. Bản vẽ mặt đứng công trình giúp bạn hiểu được hình dáng và kiến trúc ngôi nhà.
Sau khi đã hiểu về kiến trúc tổng thể, chúng ta sẽ đọc đến bản vẽ của từng tầng. Bước cuối cùng chính là đọc bản vẽ kết cấu. Đây là phần khá khó, đòi hỏi bạn phải hiểu được các thông số kỹ thuật như móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, hệ thống bậc cửa…
Ngoài việc nắm bắt các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng, cách đọc bản vẽ sao cho đúng cũng là một điều tối quan trọng.
Mặt bằng bao gồm mặt bằng công năng thể hiện cách bố trí các phòng, bố trí nội thất, cửa chính, cửa phụ,…Và mặt bằng tường xây chủ yếu là ghi các kích thước tường, cửa đi, cửa sổ … đê thi công.
Đối với các công trình kiến trúc mặt đứng là hình chiếu thẳng góc, thể hiện hình dáng bên ngoài của ngôi nhà. Nó thể hiện tỷ lệ cân đối giữa kích thước chung và kích thước từng chi tiết ngôi nhà.
Mặt cắt là mặt phẳng tưởng tượng thẳng đứng song song với các mặt hình chiếu cơ bản cắt qua không gian trống của ngôi nhà. Mặt cắt giúp bạn hình dung ra các phần không gian bên trong ngôi nhà mà nó cắt qua.
Bản vẽ phối cảnh là bản vẽ thể hiện những chi tiết về hình dáng, màu sắc thực và những canh quan xung quanh công trình sau khi hoàn thiện.
Bảng vẽ kết cấu sẽ là một phần khá khó để đọc với những người mới. Tại bản vẽ này bạn sẽ tìm thấy được chi tiết về các kết cấu xây dựng, chất liệu, số liệu chi tiết cũng như cách thức thi công.
Trong bản vẽ mặt cắt móng băng sẽ mô tả cao độ của móng, của thân móng và phần vuốt móng lên và cổ móng. Chiều rộng móng cũng được vẽ chi tiết.
Phần cổ móng thường xuất hiện trong móng băng nên sẽ được thể hiện trong công trình có móng băng, móng bè. Bản vẽ cổ móng sẽ thể hiện phần bẻ mỏ liên kết với đế móng, các cột và đai cột được thể hiện chi tiết.
Mặt cắt tường móng thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc từ dầm trở lên. Hình thức thi công cũng được thể hiện rõ trong bản vẽ.
Bản vẽ này thể hiện phần đế của thang, sau khi làm móng xong thì sẽ bắt đầu làm thang. Bản vẽ sẽ thể hiện đầy đủ cách thức thi công từ chất liệu lót, loại gạch xây và sắt nào cùng số lượng và chiều dài của dầm.
Bản vẽ móng đơn sẽ thể hiện chiều rộng và dài của móng, số lượng các sắt cột và khoảng cách chi tiết các cột.
Kết Luận
Trên đây là các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng và các cách đọc bản vẽ hiện nay. Hy vọng I-Connect sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng dân dụng cũng như giúp bạn dễ dàng hơn để đọc hiểu các bản vẽ kỹ thuật phức tạp.
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/ve-ky-thuat-xay-dung-a56256.html