Hiện nay, khi mà nền kinh tế ở nước ta đang phát triển theo định hướng cơ chế thị trường thì đi kèm với đó là sự phát triển đa dạng của các ngành dịch vụ. Tại các thành phố và thị xã lớn không ít người dân đòi hỏi cần có một loại hình dịch vụ nào đó có thể giúp họ giảm bớt đi những gánh nặng về mặt kinh tế nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu ngắn hạn của bản thân về việc sử dụng tài sản mà không phải mất quá nhiều chi phí để sở hữu. Do đó, dịch vụ cho thuê tài sản đã xuất hiện với hình thức là một giao dịch mang tính chất hợp đồng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa có tài sản sử dụng mà không mất quá nhiều chi phí lại vừa tiết kiệm được thời gian.
Mặc dù, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể về việc giao kết hợp đồng thuê trong các văn bản pháp luật. Bộ luật Dân sự năm 2015 được coi là luật gốc quy định những vấn đề chung về hợp đồng, là nền tảng pháp luật về hợp đồng và điều chỉnh những quan hệ hợp đồng được xác lập. Tuy nhiên trên thực tế, không phải lúc nào hoạt động cho thuê tài sản cũng diễn ra suôn sẻ theo đúng tiến trình và thời hạn ghi trong hợp đồng mà có rất nhiều trường hợp hợp đồng đã phải dừng lại giữa chừng vì nhiều lý do như một trong hai bên vi phạm điều khoản, hoặc bên cho thuê muốn lấy lại tài sản phục vụ cho mục đích khác, hay bên thuê muốn dừng hợp đồng do không có nhu cầu sử dụng tiếp…. Song việc đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu không thực hiện theo đúng quy định của pháp luật sẽ xảy ra rất nhiều hệ luỵ.
Theo thống kê năm 2019, các vụ việc dân sự mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 141.850 vụ việc (tăng 1.742 vụ việc so với năm 2018). Mặc dù tranh chấp về hợp đồng thuê tài sản không thuộc nhóm những tranh chấp dân sự có tỷ lệ cao. Tuy nhiên tranh chấp vẫn có xảy trong đời sống hằng ngày, nhưng có thể thấy có rất ít người quan tâm, nghiên cứu do đó để nhằm làm rõ hơn quy định của pháp luật dân sự về các điều khoản cơ bản của một hợp đồng thuê tài sản cần có. Qua phần trình bày cụ thể trong bài viết này, tiếp cận một cách tổng quan đồng thời đi sâu vào phân tích quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng đối với loại hợp đồng thuê tài sản trong giai đoạn hiện nay.
Trong Chương 1, tập trung phân tích cơ sở lý luận, pháp lý trên nền tảng các nguyên tắc và quy định pháp luật về hợp đồng thuê tài sản trong BLDS 2015 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Trong Chương 2, sâu khai thác, tìm ra những bất cập, vướng mắc trong pháp luật về hợp đồng thuê tài sản đồng thời nghiên cứu vụ việc xét xử thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu, thiết thực nhất để tháo gỡ những vướng mắc đã đề cập và phân tích.
Phương pháp phân tích
Phương pháp đánh giá, tổng hợp
Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng thuê tài sản theo Bộ luật Dân sự năm 2015.
Chương 2: Những điểm mới và thực trạng thực hiện quy định về hợp đồng thuê tài sản.
Hợp đồng thuê tài sản đây là môt loại hợp đồng liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng tài sản. Nên về mặt khái niệm “Hợp đồng thuê tài sản” được xem là sự giao kết giữa bên thuê và bên cho thuê, theo đó bên có tài sản chuyển giao tài sản cho bên kia, và bên được chuyển giao tài sản có quyền sử dụng tài sản đó trong một khoảng thời hạn nhất định, hết thời hạn đó bên được chuyển giao tài sản trả lại tài sản đó cho bên có tài sản chuyển giao. Khái niệm “Hợp đồng thuê tài sản” được BLDS 2015 quy định tại Điều 472, cụ thể:
“1. Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
2. Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Là một loại hợp đồng dân sư có tích chất đền bù: đền bù được hiểu là sự trao đổi ngang giá, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê thì bên thuê phải có nghĩ vụ trả tiền thuê. Khoản tiền do bên thuê tài sản chuyển giao để chi trả từ việc thuê tài sản là khoản đền bù mà bên cho thuê tài sản sẽ phải nhận được. Đây là một đặc điểm để giúp ta phân biệt với hợp đồng mượn tài sản.
Là một loại hợp đồng song vụ: nghĩa là mỗi bên trong hợp đồng đều là bên có quyền và đều là bên có nghĩa vụ của bên kia.
Đối tượng của hợp đồng thuê: có thể là động sản hoặc bất động sản. Thường thì đối tượng của hợp đồng thuê phải là vật không tiêu hao, vật đặt định - khoản 1 Điều 482 BLDS 2015. Bởi vì mục đích của việc thuê tài sản là bên thuê sẽ sử dụng tài sản thuê trong một thời hạn nhất định và khi hết thời hạn đó bên thuê phải trả lại chính tài sản đã thuê.
BLDS 2015 không có quy định về hình thức của hợp đồng thuê tài sản. Từ đó, dẫn chiếu quy định chung về hình thức của giao dịch dân sự, suy ra hợp đồng thuê tài sản có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản - Điều 121 Luật Nhà ở 2014. Ngoài ra cần lưu ý đối với hình thức bằng văn bản thì những hợp đồng thuê có thời hạn trên 06 thì phải có công chứng, chứng thực, trừ trường hợp giao kết giữa các pháp nhân.
[Tiểu luận 2024] Hợp đồng thuê tài sản theo Bộ luật Dân sự năm 2015
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/tieu-luan-luat-dan-su-a56095.html