Người bệnh nằm trong tư thế ngửa thoải mái trên giường với tay giang ra, kéo ống tay áo lên sát vai, bộc lộ vùng tiêm và đặt khuỷu tay người bệnh lên gối mỏng (nếu tiêm tĩnh mạch ở vị trí gấp khúc như khuỷu tay, cẳng tay), kéo quần bệnh nhân lên qua gối nếu tiêm tĩnh mạch mắt cá trong.
Để ngửa đầu mũi vát của kim lên phía trên, đâm kim ngay qua da vào tĩnh mạch, mũi kim chếch 15 - 300 so với mặt da, điều dưỡng viên cũng có thể đâm bên cạnh tĩnh mạch, qua da và ngang thành mạch rồi sau đó mới luồn kim lên dọc tĩnh mạch.
3. Quy trình tiêm tĩnh mạch
Đặt gối kê tay dưới vị trí cần tiêm.
Buộc dây garô phía trên cách vị trí tiêm khoảng 3 - 5cm. Không nên buộc thắt nút mà cần thắt dây garo theo kiểu nút nơ, hai đầu của dây quay lên phía trên để thuận tiện khi tháo dây garo đồng thời không nên buộc chặt.
Nhắc người bệnh nắm chặt bàn tay lại, co vào duỗi ra vài lần cho tĩnh mạch nổi lên rõ thêm. Chuẩn bị kỹ để đâm kim trúng vào lòng tĩnh mạch ngay lần đầu tiên.
Sát khuẩn rộng nơi tiêm tĩnh mạch bằng cồn iod theo chiều từ trong ra ngoài, sau đó sát khuẩn lại bằng bông cồn 700.
Sát khuẩn tay điều dưỡng viên bằng bông cồn 700.
Tay trái dùng ngón cái miết căng bề mặt da để cố định tĩnh mạch đỡ di lệch và để đâm kim qua da vào tĩnh mạch dễ dàng.
Tay phải cầm bơm tiêm đã hút thuốc cần tiêm với mũi vát ngửa lên trên, đẩy hết bọt khí ra ngoài.
Ngón trỏ giữ lấy phần đốc kim, ngón cái đặt lên trên thân bơm tiêm; ngón giữa, ngón nhẫn để bên cạnh thân bơm tiêm, ngón út đỡ lấy ruột bơm tiêm.
Khi đâm kim vào tĩnh mạch, máu sẽ tự động trào vào bơm tiêm hoặc xoay nhẹ ruột bơm tiêm theo chiều ngược kim đồng hồ sẽ thấy máu chảy vào bơm tiêm.
Tay trái tháo nhẹ nhàng dây garo đồng thời nhắc người bệnh thả lỏng bàn tay ra, đồng thời ngón trỏ bàn tay trái giữ lấy đốc kim; ngón cái để trên thân bơm tiêm; các ngón giữa, ngón nhẫn, ngón út của người điều dưỡng giữ bên cạnh bơm tiêm cố định khi bơm thuốc vào.
Tay phải ngón trỏ và ngón giữa kẹp lấy phần gờ của bơm tiêm, ngón cái đặt vào ruột bơm tiêm và từ từ bơm thuốc vào tĩnh mạch.
Nếu người bệnh kêu đau, buốt: kiểm tra lại vị trí tiêm nếu thấy phồng là kim đã chệch ra ngoài lòng mạch máu, phải điều chỉnh lại kim bằng cách đưa kim sâu trong lòng mạch hoặc rút kim ra một chút và hút nhẹ bơm tiêm xem máu có còn vào bơm tiêm không. Nếu thuốc vẫn tiếp tục chảy vào nghĩa là kim vẫn nằm trong lòng tĩnh mạch, bơm thử thấy không bị phồng thì lại tiếp tục từ từ bơm thuốc thật chậm, vừa bơm vừa theo dõi sắc mặt của người bệnh và hỏi xem người bệnh có thấy còn đau, nóng hoặc chóng mặt không? Nếu người bệnh cảm thấy nóng nhiều đồng thời xuất hiện chóng mặt, phải tiêm chậm lại hoặc ngừng tiêm thuốc và báo cáo bác sĩ.
Khi bơm gần hết thuốc cần phải rút kim thận trọng, tuyệt đối không được để không khí lọt vào mạch máu sẽ gây tắc mạch máu nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Tiêm xong rút kim: ngón cái tay trái kéo chệch đồng thời căng da vùng vừa tiêm để máu và thuốc không chảy ra theo mũi kim.
Sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng bông tẩm cồn, đặt bông cồn lên nơi tiêm giữ lại vài giây; không bảo bệnh nhân gập tay lại.
Để người bệnh nằm lại ở tư thế thoải mái.
Thu dọn dụng cụ.
4. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cho người đang truyền dịch
Thực hành kỹ thuật tiêm tĩnh mạch khi người bệnh đang truyền dịch cần chú ý:
Không cần buộc dây garo nhưng phải chú ý khóa lại dịch truyền.
Chọc kim tiêm vào đầu ambu dây truyền sau khi đã sát khuẩn đầu ambu.
Bơm hết thuốc, rút kim, sát khuẩn lại vị trí đầu ambu dây truyền.
Mở khoá cho dịch chảy theo y định của bác sĩ.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với những dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, đảm bảo an toàn và tiệt trùng tối đa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.