Mơ ước của bố mẹ 40 năm về trước có thành hiện thực?

Điều gì làm nên một gia đình hạnh phúc?

httpsimgvietceteracomuploadsimages17may2023uocmointext1jpg

Thành tích học tập của trẻ nhỏ vừa gián tiếp, vừa trực tiếp duy trì hạnh phúc gia đình. Vì thế, “học giỏi” là câu chuyện gây ám ảnh trẻ con nhiều thế hệ, với 100% số trẻ làm khảo sát mong ước điều này. Có nhiều lý do để ước ao về thành tích học tập. Một đứa trẻ học giỏi ở thời điểm đó, với người làm cha mẹ, là một đứa trẻ ngoan.

Theo nhận định của nhóm thực hiện, dường như vào năm 1983, nhiều đứa trẻ bị chê, đồng thời cũng sợ việc bị chê là “học dốt”, “lười học.” Nhưng khác với giả định của các phụ huynh, trẻ con thực sự mong muốn “học giỏi, được lên thẳng cấp 3 (nhưng không bao giờ trở thành sự thật!).”

Vào thời điểm Phụ Nữ Việt Nam thực hiện khảo sát, cô ruột tôi đang học một trường phổ thông cơ sở ở Hà Nội, còn bà nội tôi là một phụ huynh. Cô là một học sinh năng khiếu, từng tham dự nhiều kỳ thi học sinh giỏi, nên được mẹ “đầu tư” các loại thực phẩm tăng cường năng lực trí óc, dù cuộc sống ngày đó nhiều khó khăn. Bà tôi kể, ngày ấy bà thường tìm cá biển, băm nhỏ cả xương và viên thành từng viên nhỏ, sau đó đặt vào chiếc bát sứ được ngâm trong nước lạnh để bảo quản đồ ăn. “Bố con và các cô học giỏi vì ăn nhiều cá, trong cá có nhiều canxi” - bà giải thích.

Khoản “đầu tư” này của các gia đình thực ra là “có lãi.” Nếu trẻ con gặt hái giải thưởng, gia đình sẽ được tặng gạo đủ dùng cho cả tháng.

httpsimgvietceteracomuploadsimages17may2023img2810jpeg

Nhưng hạnh phúc trên có được khi các em ngoan. Còn khi các em mắc lỗi sai, hình phạt của bố mẹ khiến các em sợ hãi. 6 hình phạt phổ biến được liệt kê bao gồm:

72% số học sinh xếp độ đáng sợ của đánh đập xuống cuối cùng, trong khi đó, phần lớn các em cho rằng hình phạt đáng sợ nhất là bị bố mẹ đối xử lạnh nhạt. Kết quả này khiến các nhà quản lý giáo dục bất ngờ. Cơn đau thể chất của những trận đòn đến và đi nhanh hơn so với cơn đau tinh thần khi người lớn làm tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ nhỏ. Với tâm lý sợ sệt như vậy, ước mơ hạnh phúc gia đình của trẻ nhỏ mãi mãi chỉ là ước mơ.

Dẫu nhiều cải cách giáo dục và công cụ pháp lý bảo vệ trẻ em được biên soạn trong 40 năm vừa qua, không ít những đứa trẻ của ngày ấy vẫn lớn lên cùng hình phạt, để rồi những hình phạt ấy tiếp tục in hằn vào đời sống tinh thần của thế hệ tôi ngày nay. Ở vị trí của bậc làm cha mẹ, họ phản ứng sao trước mong ước của con trẻ, và vì sao họ không thể hiện thực hoá mong ước đó?

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/gia-dinh-mo-uoc-cua-em-a55545.html