Phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính như thế nào và những lưu ý

Nhắc tới u gan nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng vì nhầm tưởng đây chính là ung thư gan. Thực chất u gan có loại ác tính nhưng cũng có loại lành tính không đe dọa lớn tới sức khỏe. Dưới đây là cách phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính mà bạn có thể tham khảo.

1. U gan lành tính và u gan ác tính là gì?

Khối u trong cơ thể nói chung và khối u gan nói riêng đều có u lành tính và u ác tính. Tương ứng với mỗi loại sẽ có triệu chứng, mức độ nguy hiểm cũng như cách xử lý khác nhau. Vậy u gan lành tính và u gan ác tính là gì, phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính như thế nào? Điểm chung của u gan ác tính và lành tính là đều là những khối u tồn tại trong gan.

U gan lành tính được hình thành từ các tế bào bình thường của gan, tốc độ phát triển thường chậm và không có khả năng lây lan.

U gan ác tính hay còn được gọi là ung thư gan là sự phát triển của các tế bào gan bất thường. Kích thước khối u gan có thể gia tăng nhanh theo thời gian. Tế bào ung thư có thể di căn ra các cơ quan khác của cơ thể.

Ung thư gan là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

2. Phân loại

U gan lành tính có nhiều dạng là u máu trong gan, u tuyến, u mỡ, u nang gan. Trong đó, u máu trong gan là phổ biến nhất.

U gan ác tính sẽ bao gồm ung thư gan nguyên phát và ung thư gan thứ phát. Ung thư gan nguyên phát là tình trạng tế bào ung thư xuất phát từ gan. Ung thư gan thứ phát là khối u ác tính tại gan xuất hiện do ung thư ở các cơ quan khác di căn sang. Ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư vú… đều có thể di căn sang gan. So với nguyên phát thì ung thư gan thứ phát nguy hiểm hơn. Vì lúc này người bệnh đã bước vào ung thư giai đoạn cuối, tiên lượng xấu.

phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính

3. Phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính

Có nhiều cơ sở để phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính. Đó có thể là triệu chứng u gan, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và phương pháp điều trị.

3.1. Phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính qua triệu chứng

Việc phân biệt dựa vào triệu chứng đôi khi là khá khó khăn bởi không phải ai, ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có đầy đủ các triệu chứng bệnh điển hình.

Triệu chứng u gan lành tính thường không đặc thù. Nếu khối u có kích thước lớn có thể có một số dấu hiệu như:

Dấu hiệu u gan ác tính có thể không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Nhưng khi bệnh tiến triển hơn có thể có các triệu chứng u gan ác tính sau:

3.2. Phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính qua nguyên nhân gây bệnh

Hiện vẫn chưa xác định chính xác tất cả các trường hợp có thể là khởi nguồn cho u gan lành tính. Tuy nhiên, nguyên nhân của tình trạng này được cho là mang yếu tố bẩm sinh, sự gia tăng đột ngột của hormone giới tính, tác dụng phụ của một số liệu pháp…

Nguyên nhân gây ung thư gan có thể bắt nguồn từ việc mắc các bệnh lý tại gan kéo dài mà không được điều trị tích cực. Đó có thể là viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ, xơ gan. Một nguyên nhân khác bắt nguồn từ lối sống đó là thường xuyên uống nhiều rượu bia. Các trường hợp còn lại có thể do tác dụng phụ của thuốc, biến chứng của các bệnh lý khác ngoài gan như tiểu đường…

3.3. Phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính dựa vào mức độ nguy hiểm

U gan lành tính phát triển chậm, không lây lan. Do đó câu trả lời cho u gan lành tính có nguy hiểm không là tình trạng này hầu như không gây ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng. Người có khối u lành tính trong gan có thể sống khỏe mạnh cả đời mà không cần bận tâm tới vấn đề u gan lành tính sống được bao lâu.

Ngược lại lời đáp cho u gan ác tính có nguy hiểm không là căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, làm giảm tuổi thọ và đe dọa tới tính mạng. Bệnh đòi hỏi phải tốn thời gian, công sức, tiền bạc để điều trị.

3.4. Chẩn đoán phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính

U gan lành tính thường được phát hiện một cách tình cờ khi đi thăm khám, chẩn đoán hình ảnh một bệnh lý khác. Trong khi đó, u gan ác tính có thể được phát hiện khi người bệnh phát hiện thấy các dấu hiệu lâm sàng.

Thông thường để chẩn đoán phân biệt 2 loại u tại gan, bác sĩ sẽ thực hiện một vài phương pháp sau:

Nếu nghi ngờ ung thư gan, bác sĩ sẽ đặc biệt xét nghiệm nồng độ Alpha Fetoprotein trong máu và làm sinh thiết khối u. Sinh thiết là việc bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ của khối u để phân tích trong phòng thí nghiệm.

3.5. Phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính qua phương pháp điều trị

Đa số các trường hợp u gan lành tính tiến triển chậm và hầu như không có biến chứng nên về cơ bản không cần điều trị. Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần để kiểm soát được sự tiến triển của khối u. Một số trường hợp u gan lành tính có kích thước lớn, có nguy cơ vỡ, xuất huyết trong u thì cần can thiệp bằng cách loại bỏ khối u.

Đối với các trường hợp u gan ác tính sẽ có các phương án điều trị dưới đây. Tùy tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

4. Cách phòng tránh

Dù không thể hoàn toàn phòng tránh được u gan nhưng một số biện pháp có thể hạn chế phần nào khả năng mắc bệnh.

Trên đây là cách phân biệt u gan ác tính và u gan lành tính cơ bản. Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường có liên quan tới gan người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám. Không nên quá hoang mang khi phát hiện khối u trong gan. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả cao nhất.

XEM THÊM

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/trieu-chung-u-gan-lanh-tinh-a52313.html