Trong quá trình làm việc, dưới tác dụng của nhiệt độ, các chi tiết bên trong động cơ sẽ bị giãn nở dài ra. Vậy nên, muốn để xupap đóng kín nhằm đảm bảo công suất vận hành của động cơ, cơ cấu phân phối khí thải có một khe hở nhất định và khe hở này được gọi là khe hở nhiệt hay khe hở xupap.
Điều chỉnh khe hở này được gọi là điều chỉnh khe hở xupap. Mục đích của việc điều chỉnh là đảm bảo gốc phân phối khí và công suất của động cơ.
Trị số khe hở sẽ phụ thuộc vào cách bố trí xupap, vật liệu chế tạo, phương pháp làm mát động cơ… Cơ cấu OHC khe hở sẽ nhỏ hơn so với cơ cấu OHV. Dưới tác dụng của nhiệt độ, nắp máy sẽ giãn nở nhiều hơn so với sự giãn nở của xupap và các chi tiết khác.
Người ta sẽ tiến hành điều chỉnh xupap khi các xupap hút và thải của một xylanh đóng hoàn toàn. Thông thường, người ta sẽ tiến hành điều chỉnh khi pittong của một xylanh ở điểm chết trên hoặc lên cận ĐCT ở cuối kỳ nén.
- Đối với xupap đặt, khe hở hiệu chỉnh nằm giữa đầu con đội và đuôi xupap. Vị trí điều chỉnh là con vít nằm trên con đội.
- Cơ cấu OHV, khe hở hiệu chỉnh nằm giữa đuôi xupap và đầu cò mổ, vít hiệu chỉnh ở trên đuôi cò mổ.
- Ở cơ cấu SOHC, khe hở hiệu chỉnh nằm giữa lưng cò mổ và lưng cam hoặc giữa lưng cam và đuôi con đội. Vị trí điều chỉnh trên cò mổ hoặc ở đuôi con đội.
- Cơ cấu DOHC, khe hở hiệu chỉnh nằm ở giữa lưng cam và đuôi con đội, vị trí hiệu chỉnh là miếng shim ở phía đuôi con đội.
Đây là phương pháp dùng chung để hiệu chỉnh các loại động cơ có số xylanh và cách bố trí khác nhau.
B1. Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho các xupap hút của xylanh số 1 vừa đóng lại. Tiếp tục quay thêm một góc từ 90 đến 120 độ để cho pittong số 1 nằm ở vùng lân cận điểm chết trên.
B2. Chọn căn lá có trị số đúng với yêu cầu của nhà chế tạo, điều chỉnh khe hở xupap hút và thải của xylanh số 1.
B3. Căn cứ vào chiều quay, số xylanh, số kỳ và thứ tự công tác của động cơ, điều chỉnh khe hở xupap của các xylanh còn lại.
Điều chỉnh khe hở xupap của động cơ sử dụng cơ cấu OHV, 4 xylanh, 4 kỳ, thứ tự công tác là 1 - 3 - 4 - 2. Khe hở xupap hút 0.15 mm và xupap thải 0.20 mm.
B1: Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho xupap hút của xylanh số 1 vừa đóng lại. Sau đó tiếp tục quay thêm một góc 90 độ.
B2: Nơi lỏng đai ốc hãm vít hiệu chỉnh ở đuôi cò mổ của xupap hút và thải.
B3: Đưa căn lá có bề dày 0.15 mm vào giữa đầu cò mổ và đuôi xupap hút. Vặn vít điều chỉnh sao cho khi kéo đẩy căn lá trong khe hở thì cảm thấy có lực cản nhẹ, xiết chặt đai ốc hãm.
B4: Tương tự như vậy, dùng căn lá có bề dày 0.20 mm điều chỉnh khe hở của xupap.
B5: Do đặc điểm của động cơ 4 kỳ, 4 xylanh, chúng ta tiếp tục quay thêm một góc 720/4=180 độ, điều chỉnh khe hở của xupap hút và thải của xylanh số 3.
B6: Quay thêm một góc 180 độ, điều chỉnh khe hở các xupap của xylanh số 4.
B7: Quay thêm một góc 180 độ, điều chỉnh khe hở các xupap của xylanh số 2.
Phương pháp này dựa vào các pittong song hành để điều chỉnh xupap.
Ví dụ: Động cơ 4 xylanh, 4 kỳ, pittong xylanh 1 song hành với pittong xylanh 4, pittong xylanh số 2 song hành với pittong xylanh số 3. Để tìm các pittong của các xylanh song hành, chúng ta tiến hành thực hiện như sau:
B1: Vẽ một vòng tròn có bán kính bất kỳ.
B2: Chia vòng tròn thành nhiều phần với số phần bằng với số xylanh của động cơ.
B3: Chọn chiều quay.
B4: Căn cứ vào chiêu quay, viết thứ tự công tác lên các phần.
B5: Đối xứng qua tâm, chúng ta tìm được các xylanh song hành với nhau.
Tìm các pittong song hành crua động cơ 6 xylanh, thứ tự công tác là 1 - 5 - 3 - 6 - 2 - 4 và điều chỉnh khe hở cơ cấu phân phối khí.
Ta có:
B1: Dùng contact cầm tay, một cực nối với cực điều khiển rơ le đề và cực còn lại nối với cực dương accu.
B2: Nhấp đề từ từ và quan sát sự chuyển động của xupap hút và thải của xylanh 6, cho tới khi hai xupap của xylanh này trùng nhau.
B3: Dùng căn lá thích hợp, điều chỉnh khe hở các xupap của xylanh số 1.
B4: Tiếp tục nhấp đề cho tới khi xupap của xylanh số 2 trùng điệp. Điều chỉnh khe hở các xupap của xylanh số 5.
B5: Quay trục khuỷu cho các xupap của xylanh soo1 trùng điệp và hiệu chỉnh khe hở xupap xylanh số 6.
B6: Tương tự, điều chỉnh các xupap của xylanh số 2 và số 4.
Phương pháp này dùng để hiệu chỉnh khe hở xupap của động cơ ở trạng thái nóng. Nó còn áp dụng để hiệu chỉnh cho một động cơ khi không có số liệu cụ thể.
B1: Điều chỉnh sơ bộ tất cả các xupap của động cơ theo hướng dẫn.
B2: Cho động cơ chạy ở chế độ không tải khoảng 5 phút để nhiệt độ đạt mức bình thường.
B3: Cho động cơ chạy ở chế độ cầm chừng.
B4: Khi động cơ đang nổ, nới lỏng đai ốc hãm và vặn vít điều chỉnh đi ra cho tới khi nghe tiếng gõ của xupap.
B5: Vặn vít điều chỉnh ngược lại từ từ cho tới khi tiếng gõ vừa mất đi, xiết chặt đai ốc hãm lại.
B6: Tương tự như điều chỉnh các xupap còn lại của động cơ.
Chú ý: Khi dùng phương pháp này, cần chuẩn bị dụng cụ chuyển dụng để hiệu chỉnh.
Khi quay trục khuỷu động cơ căn cứ vào dấu đánh lửa sớm hoặc điểm chết trên pittong của xylanh số 1 có thể ở cuối kỳ nén hoặc kỳ thải. Để tránh lãng phí thời gian, nếu pittong của xylanh số 1 ở cuối kỳ thải, chúng ta sẽ điều chỉnh khe hở xupap ở xylanh song hành của nó.
Nếu như trong quá trình điều chỉnh khe hở nhiệt của cơ cấu không chính xác, sẽ xảy ra những hậu quả sau:
#Nếu khe hở hiệu chỉnh quá nhỏ, dưới tác dụng của nhiệt độ các chi tiết của cơ cấu giãn nở dài làm cho xú pap luôn ở trạng thái bị kẹt mở. Khi các xú pap đóng không kín, công suất động cơ sẽ yếu và hiệu suất động cơ giảm, khí cháy lọt qua kẽ hở của xú pap và bệ làm cho chúng bị cháy. Trường hợp đối với xú pap hút, khí cháy đi ngược trở lại đường ống nạp làm giảm độ chân không trong đường ống và phát sinh hiện tượng nổ ngược trở lại đường ống nạp.
#Nếu khe hở của cơ cấu lớn, góc phân phối khí của động cơ nhỏ, lượng khí nạp vào xy lanh giảm và khí cháy từ trong xy lanh thoát ra ngoài không hết. Ngoài ra làm gia tăng sự va đập của các chi tiết.
Trên là những thông tin về điều chỉnh khe hở Xupap dành tới các bạn học sửa chữa xe hơi, chúc các bạn có những kiến thức bổ ích.
Nguồn: technicalvnplus.com
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cach-chinh-co-3-may-a52277.html