Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng là lớp niêm mạc bao phủ khoang miệng và lưỡi. Vì một nguyên nhân nào đó mà lớp niêm mạc này bị tổn thương, có thể dẫn đến viêm loét, có mủ hoặc không, gây đau đớn và khó khăn cho bệnh nhân khi ăn uống, nói chuyện. Vậy nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng là gì?

1. Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng là gì?

Tình trạng viêm niêm mạc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong đường tiêu hóa, trong đó có khoang miệng khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó khăn trong ăn uống, giao tiếp hàng ngày.

Viêm niêm mạc miệng thường xuất hiện ở những bệnh nhân đang điều trị ung thư với các phương pháp như hóa trị liệu, xạ trị ở vùng đầu - ngực hay cổ, bệnh nhân có cấy ghép tủy xương, cấy ghép tế bào gốc... Có khoảng 40% bệnh nhân ung thư khi hóa trị sẽ bị viêm niêm mạc lưỡi hoặc miệng. Nguy cơ này sẽ cao hơn ở bệnh nhân điều trị ung thư ở những vùng như đầu, cổ hay ngực. Ngoài ra còn có các yếu tố khác khiến tình trạng viêm niêm mạc miệng ở bệnh nhân điều trị ung thư tăng lên như:

Cấu trúc giải phẫu của hệ thống tiêu hóa bao gồm miệng, họng, thực quản, dạ dày và ruột. Trong đó lớp niêm mạc chính là lớp màng bao phủ bề mặt, cấu tạo từ các tế bào có khả năng phân chia nhanh chóng và đóng vai trò bảo vệ và giữ ẩm cho các cơ quan trên. Bệnh nhân bị viêm niêm mạc miệng thường khởi phát từ việc điều trị ung thư gây tổn thương các tế bào và không cho chúng phân chia như bình thường. Điều này dẫn đến việc các tế bào gặp khó khăn trong khả năng tự phục hồi và bảo vệ bên trong miệng họng, đồng thời kích thích cơ thể tạo ra phản ứng viêm để cố gắng bảo vệ bản thân. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hóa trị ung thư có nguy cơ gây viêm loét niêm mạc miệng, đặc biệt khi sử dụng liều cao hơn hoặc thường xuyên hơn. Ví dụ, việc điều trị bằng 5-fluorouracil (5-FU) hàng tuần được xác định là một trong những nguyên nhân gây loét miệng.

Xạ trị các loại ung thư vùng đầu cổ cũng có thể gây viêm niêm mạc lưỡi, miệng, họng và thực quản. Thông thường, tổn thương niêm mạc thường xuất hiện ở tuần xạ trị thứ 3 hoặc thứ 4 và nặng hơn khi đang tiến hành xạ trị. Do đó, việc điều trị dự phòng nên được triển khai từ khi bắt đầu tiến hành xạ trị với mục đích trì hoãn và giảm mức độ tổn thương niêm mạc. Tuy nhiên, tổn thương do viêm niêm mạc miệng có thể phục hồi từ từ sau khi kết thúc quá trình xạ trị, do đó người bệnh nên duy trì thói quen súc miệng cho đến khi các vết loét lành hoàn toàn. Ngoài ra, thống kê ghi nhận những người bệnh đang điều trị các bệnh lý huyết học ác tính sẽ có nguy cơ loét miệng cao hơn.

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng

Ngoài viêm niêm mạc miệng liên quan đến ung thư, thói quen uống rượu bia hoặc hút thuốc lá được xem là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh vì thói quen xấu này khiến lớp niêm mạc dễ khô, dẫn đến tăng cơ hội bị tổn thương. Đồng thời, thói quen vệ sinh răng miệng kém hoặc mang răng giả không vừa vặn cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề về miệng, bao gồm viêm loét miệng.

2. Triệu chứng viêm niêm mạc miệng là gì?

Viêm niêm mạc lưỡi, miệng biểu hiện rất nhiều triệu chứng khác nhau, có thể kể đến như:

Bệnh nhân bị viêm niêm mạc miệng thường biểu hiện các triệu chứng tương đối rõ ràng ở giai đoạn đầu điều trị ung thư, vì vậy bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng này trong 1 - 2 tuần đầu xạ trị hoặc trong 3 ngày sau tiến hành hóa trị. Để chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá các triệu chứng ở niêm mạc họng miệng, kết hợp tiền sử các bệnh lý trước đây.

3. Các biện pháp can thiệp khi bị viêm niêm mạc miệng

3.1 Theo dõi khoang miệng thường xuyên

Người bệnh viêm niêm mạc lưỡi miệng nên thường xuyên kiểm tra khoang miệng hằng ngày bằng một biện pháp vô cùng đơn giản là đứng trước gương và sử dụng đèn chiếu vào miệng để quan sát bên trong. Nếu ghi nhận những dấu hiệu bất thường như vết loét, có mủ, những vùng xung huyết hoặc có giả mạc... thì nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

3.2. Duy trì khoang miệng đủ ẩm và sạch sẽ

Nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng

3.3 Lưu ý về chế độ ăn

3.4. Giữ liên hệ với bác sĩ

4. Biến chứng của viêm niêm mạc miệng

Bệnh viêm niêm mạc lưỡi miệng có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:

5. Phòng ngừa viêm niêm mạc miệng như thế nào?

Nếu những phương pháp trên không làm tình trạng của bạn thuyên giảm, hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ ra biện pháp điều trị hữu ích nhất dành cho bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/niem-mac-mieng-la-gi-a52152.html