Hế lô anh em. Hôm nay mình sẽ nói về một chủ đề được khá nhiều anh em quan tâm. Đó là việc có nên đi học khóa học BA hay không? Học khi nào thì hợp lý? Khóa học BA dành cho ai? Học ở đâu hay học như thế nào cho hiệu quả?
Bài viết này mình sẽ chia sẻ cho anh em những trải nghiệm của mình về chuyện học khóa học nghiệp vụ này.
Lý do mà mình tìm đến khóa học BA thì cũng như nhiều anh em. Muốn có một kiến thức nền vững trước khi làm thực tế.
Hồi đó mình có hỏi một anh cũng lâu năm trong nghề là: có nên tham gia 1 khóa học nghiệp vụ như vậy không? Cái ảnh nói là nên. Vì cái gì mang tính basic, nền tảng thì khi nắm được nó, mình sẽ đi vững hơn.
Hồi đó mình cũng mông lung về các khóa học như vầy. Một phần vì cũng chưa phổ biến lắm. Phần thứ hai la giá khá chát so với lúc bấy giờ, mà học xong không biết có dùng được gì không nữa.
Tuy nhiên, nếu anh em nào hỏi mình là có nên đi học một khóa học BA hay không? Thì mình mạnh dạn trả lời luôn là có. Nhưng tùy vào mình đang ở giai đoạn nào nữa. Cụ thể mình sẽ nói chi tiết ở bên dưới.
Chủ yếu có 3 lý do sau mình nghĩ rất cần thiết:
Thứ nhất là “đứng trên vai người khổng lồ”.
Thông thường thì các khóa học nghiệp vụ sẽ hướng dẫn anh em cách mà nghiệp vụ đó làm như thế nào? Vì sao phải như vậy, mà không phải khác đi?
Và nó đã được đúc kết từ những best practice của các giảng viên, là những anh chị đi trước, làm trong nghề đã lâu năm.
Điều này là vô cùng thực tế. Cái này giúp anh em rút ngắn được khoảng cách giữa những gì được học trong trường, những gì đọc trên mạng với thực tế đi làm rất là nhiều.
Thứ hai: nó làm mình đỡ bỡ ngỡ hơn khi đi làm thực tế.
Vì nếu đã tiếp xúc với các khái niệm quen thuộc của BA trước rồi như: Uses Case, Test Case, Product Backlog, Requirement, các loại documents, vâng vâng và mây mây, thì khi đụng việc thực tế, sẽ đỡ tốn thời gian training lại từ đầu tới cuối rất là nhiều cho anh em.
Mình vừa nắm được cái căn bản, mà công ty đỡ tốn công training lại. Ai mà hổng khoái.
Cuối cùng là cái gì thuộc về nền tảng thì cũng đều quan trọng hết.
Mình có một câu chuyện hư cấu có thật kể anh em nghe mất hồn chơi.
Có hai anh Tom và Jerry. Cả hai đều xuất phát điểm từ sinh viên.
Lúc mới ra trường, Tom quyết định apply ngay vào tìm việc và may mắn được nhận vào làm BA ở một công ty cỡ xịn. Tom bảo không cần học khóa học BA làm gì hết, vô làm, rồi học từ dự án thực tế mới phê.
Thế là trời thương. Mới vào công ty, Tom đã được tham gia ngay vào dự án vì team đang quá thiếu resources. Tom khoái lắm vì được làm ngay từ đầu và còn được học từ dự án nữa. Quá thiết thực luôn!
Nhưng vì không có thời gian khi vừa phải tự làm, tự học từ các anh chị nên Tom cảm thấy khá đuối trong việc tự tìm hiểu. Có vài chỗ Tom chả hiểu sao bà con người ta làm vậy hết.
Tom cứ nghe và làm theo thôi. Riết theo lối mòn, khả năng tư duy của Tom trong nghề không khá lên được. 10 năm sau, Tom cứ tàng tàng như vậy, mãi là một BA cùi bắp…
Khác với Tom, Jerry lại đăng ký ngay một khóa BA lúc mới ra trường. Khóa học của Jerry kéo dài suốt 2 tháng hơn. Vừa học vừa được làm nhiều case study thực tế nên Jerry rất khoái.
Học xong Jerry cũng được nhận vào làm BA ở một công ty outsource. So với Tom, Jerry mất khoảng 2 tháng mới được đi làm thực tế. Nhưng khi vô làm, Jerry thấy thoải mái hơn hẳn vì anh này biết được mọi người đang làm gì. Và tại sao lại làm như vậy?
Không lâu sau, Jerry được join vào một dự án. Và thế là ảnh phát huy hết những gì đã được học và tự áp dụng vào dự án mình đang chạy.
Vừa làm, Jerry vừa nghiệm ra được đúng là những gì mình được chia sẻ là như thế này, chứa hổng phải như thế kia. Và quan trọng nhất là ảnh hiểu được: tại sao cần làm như vậy?
Với tư duy đó, Jerry càng làm càng lên tay. 10 năm sau, Jerry lên chức “chúa tể của những BA”, cưới vợ đẹp, mua biệt thự, xe xịn rần rần các kiểu.
The end!!!
Thường thì ai học cũng được. Nhưng thường thì khóa học tập trung nhắm đến một vài đối tượng sau:
Nhìn chung đối tượng học sẽ rất nhiều. Và đây cũng là một cái hay vì mình sẽ có rất nhiều góc nhìn khác nhau.
Phụ thuộc vào xuất phát điểm của anh em là gì. Có người làm Dev thì góc nhìn của họ sẽ hơi thiên hướng về kỹ thuật và chú trọng nhiều hơn vào cách làm sao lấy requirement chẳng hạn.
Còn QA thì có thể hơi nghiêng về quy trình.
Còn sinh viên học thì chắc chắn là không thiếu câu để mà hỏi.
Một là điều này làm cho lớp học dòm có không khí hơn hẳn. Anh em đi làm về mệt, vô học sẽ cảm thấy zui zẻ, thoải mái và đỡ chán hơn. Hai là nó giúp mình xoay kiến thức ở nhiều góc cạnh. Hểu rõ bản chất vấn đề hơn.
Nói về nội dung thì cũng tùy trung tâm, tùy chỗ dạy nữa. Mình nhớ hồi đó lớp mình học là lớp căn bản của BAC. BAC có 2 lớp, lớp nâng cao và lớp căn bản.
Nhớ lại thì hồi đó mình học đâu đó khoảng 4-5 nội dung chính. Chủ yếu mang tính giới thiệu và giải thích “tại sao là như vậy” là chủ yếu. Mình không nhớ rõ nội dung lắm. Nhưng chắc chắn là mấy cái sẽ rất hay gặp trong nghề, dù là junior hay senior.
Cá nhân mình thì sau khóa học ấn tượng rõ nhất về 3 thứ:
Riêng cái Agile thì giờ nếu có hỏi lại thì mình thề là đã quên sạch béng cái Agile nó nói gì rồi. Nhưng cái quan trọng mà mình ấn tượng nhất là: “be agile” chứ đừng “do agile”. Câu này đọc lên 1 phát là nghe hay liền chứ hả anh em ?
“Be agile” tức là sao?
Là làm gì thì làm, document gì thì document, miễn luôn đảm bảo được tinh thần Agile.
Là luôn chú trọng việc anh em tương tác trực tiếp với nhau, thay vì mail hay document. Là luôn đảm bảo tương tác với khách hàng, luôn tiếp thu feedback của người ta rồi hoàn thiện dần dần.
Gì chứ khách hàng mà để mục rúc, để 10,010,001 năm sau mới liên lạc lại là biết dự án chạy sao luôn rồi!!! Nội việc đọc cái số “10,010,001” là đã thấy mệt rồi.
Hoặc là anh em có daily meeting với nhau hay không. Thông tin của ông này, ông kia có nắm được hay không. Hay là 1 ông off 1 cái, là nhánh của ông đó chết tươi luôn.
Cái này mình gặp rồi nên sợ hãi lắm anh em!!! Tinh thần của team có “welcome to change” hay không? Hay luôn tâm lý auto liệt kê các requirement ở giai đoạn sau vô “change request”!!!
Mấy cái mình kể có thể sẽ rất lộn xộn, không theo mớ hỗ lốn nào hết. Nhưng đó là mấy cái mình đã và đang áp dụng, cũng như đã mắc sai lầm.
Còn nếu chưa hiểu vấn đề, mà cứ khăng khăng phải “do agile”. Tui là tui phải làm như thế này, làm như thế kia, mà trong đầu chả hiểu mô tê gì hết thì rõ ràng là không hiệu quả.
Hồi đó mình học trúng lớp của anh Dương (lúc đó là ảnh đang làm BA Manager của Nash Tech). Mà thiệt ra là hồi đó mình me đúng lớp ảnh dạy rồi mới đăng ký học. Do có ấn tượng ban đầu về ảnh quá tốt.
Thiệt tình không phải khen, nhưng phải công nhận mấy điều sau về cái lớp hồi đó mình học:
Nhìn chung, mình muốn nói về những trải nghiệm và cảm nhận thực tế của mình để anh em có cái nhìn thật nhất, rồi từ đó tự rút chích những thông tin mình cần ?
Nói một phát cho vuông là RẤT CÓ HIỆU QUẢ!!!
Hồi đó mình cân nhắc, suy nghĩ về việc có nên tham gia khóa học BA nhiều bao nhiêu, thì giờ mình thấy nó xứng đáng bấy nhiêu. Hoặc có thể hơn gấp mấy lần. Ngoài kiến thức ra, anh em còn có thêm bạn bè, mối quan hệ abc, xyz sau khóa học.
Có thể là lúc mới học, mới quen nhau còn mặn nồng. Sau này học xong thì anh em có hơi xa cách. Nhưng suy cho cùng thì vẫn là anh em trong nghề với nhau. Không giúp nhau bây giờ thì giúp nhau sau này, không nhiều thì ít.
Từ mối quan hệ, anh em sẽ có thêm cơ hội. Đó là điều chắc chắn.
Mối quan hệ bền hay không, cơ hội nắm bắt kịp hay không thì do tùy người, tùy thời điểm. Cơ hội mới luôn mở ra bất cứ lúc nào, ai mà biết được.
Có thể sau khi học khóa học BA xong, anh em rủ nhau đi trốn công ty cũ, tìm bến đỗ ở công ty mới. Nơi đó có anh sếp đẹp chai cu-te với mức đãi ngộ khủng hơn thì sao :3
Trước khi kết thúc bài này còn một vấn đề quan trọng không kém mình muốn chia sẻ với anh em. Đó là học phí học khóa học BA.
Học phí thường rất đa dạng: khoảng mấy trăm cũng có chỗ dạy, mấy triệu cũng có chỗ dạy. Tiền nào của nấy. Nhưng nhìn chung mình thấy mức giá dao động tầm 4tr đến 8tr cho 1 lớp. Câu hỏi tiếp theo, tiền đâu học?
Anh em nào đi làm rồi thì dễ. Nên phần này mình muốn chia sẻ chủ yếu đến các anh em còn đang là sinh viên, hoặc chưa có sẵn tiền để học BA. Có một vài cách sau anh em có thể tham khảo nhé:
Cách thứ nhất: Tìm các trung tâm có tài trợ học bổng khóa học BA. Thường sẽ là giải thưởng cho các cuộc thi liên quan tới CNTT, MIS hay IoT của các trường đại học. Nên muốn học mà không đủ xèng thì cứ đâm đầu vào thi rồi dựt giải.
Cách thứ hai: Xác định có đi học hay không càng sớm càng tốt. Xác định càng sớm, càng đỡ áp lực tiền bạc.
Vì xác định sớm để anh em còn lo mà để dành tiền. Đùng một cái, quyết định bỏ mấy củ ra cái vèo đâu phải chuyện đùa. Chia nhỏ ra sẽ đỡ khớp hơn.
Như tầm đầu năm 4 xác định là: trước khi ra trường độ 1 tháng sẽ học. Thì để dành cỡ 500k/ tháng. Đầu học kỳ tới gần cuối học kỳ cỡ 10 tháng, nhân lên là được 5 trẹo rồi. Ráng ráng thêm tí là được thôi. Hoặc đi làm thêm, thực tập kiếm đủ xèng rồi học.
Cách cuối cùng: Xin tài trợ hoặc đi vay. Đối tượng là phụ huynh. Cách này thì bao nhanh, gọn, lẹ, nhưng có thể sẽ phải tường trình hơi lâu trước khi được giải ngân.
.
.
.
Ô kayyy anh em, bài này quá dài rồi nên mình kết thúc tại đây nhé. Quá đủ cho 1 đêm “làm việc chăm chỉ” và hệ quả của những chuỗi ngày lười biếng không chịu lên bài ?
Mình hi vọng note này sẽ truyền đạt chân thật nhất những gì mình đã trải nghiệm về khóa học BA.
Hẹn gặp anh em ở bài sau nhé. Byeeeee!
À nếu đọc tới mà vẫn chưa đủ phê, hoặc vẫn chưa biết có nên học BA hay không thì đọc tiếp bài dưới đây nhé anh em.
Đọc ở đây!
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/khoa-hoc-ba-a52026.html