Khoảng 5% - 10% người dân trên thế giới mắc chứng rối loạn lo âu xã hội. Đây là tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến thứ 3 sau rối loạn sử dụng chất gây nghiện và trầm cảm. Hầu hết, người rối loạn lo âu xã hội đều xuất hiện các triệu chứng trước 20 tuổi. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. [1]
Rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội) là tình trạng sức khỏe tâm thần trong đó người bệnh cảm thấy sợ hãi mãnh liệt khi người khác chú ý và lo ngại bị phê bình.
Trong hội chứng này, nỗi sợ hãi và lo lắng dẫn đến sự né tránh và làm gián đoạn cuộc sống người bệnh. Căng thẳng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ, thói quen hàng ngày và những hoạt động khác.
Rối loạn lo âu sợ xã hội được xem là tình trạng sức khỏe tâm thần mạn tính. Điều trị tâm lý và dùng thuốc có thể cải thiện sự tự tin và tăng khả năng tương tác với những người xung quanh.
Khi mắc chứng rối loạn lo âu xã hội, người bệnh sẽ cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi trong một số tình huống cụ thể hoặc trong tất cả các tình huống gồm:
Hội chứng rối loạn lo âu xã hội gồm dạng nhẹ, trung bình và cực độ. Một số trường hợp mắc rối loạn lo âu xã hội chỉ gặp các triệu chứng ở những tình huống cụ thể như: ăn uống hoặc biểu diễn trước mặt nhiều người, trong khi những người mắc bệnh khác gặp nhiều hơn một triệu chứng. [2]
Các mức độ của rối loạn lo âu sợ xã hội gồm:
Người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội nhẹ gặp các triệu chứng của bệnh về thể chất và tâm lý nhưng vẫn có thể tham gia hoặc chịu đựng được những tình huống. Ngoài ra, người bệnh ở mức độ này cũng chỉ gặp các triệu chứng trong một số tình huống xã hội nhất định.
Người mắc chứng lo âu xã hội mức độ vừa phải gặp các triệu chứng về thể chất và tâm lý nhưng vẫn có thể tham gia vào một số tình huống xã hội.
Người bệnh cực độ có các triệu chứng dữ dội hơn, chẳng hạn như xảy ra cơn hoảng loạn khi gặp các tình huống xã hội. Điều này khiến người mắc hội chứng lo âu xã hội cực độ tránh né các tình huống bằng mọi cách. Ngoài ra, người mắc bệnh có thể có các triệu chứng ở tất cả hoặc nhiều loại tình huống xã hội.
Dù mắc loại lo âu xã hội nào, người bệnh cũng cần điều trị sớm vì ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Khi người mắc rối loạn lo âu xã hội phải xuất hiện trước mặt hoặc ở cạnh người khác, họ có xu hướng gặp những triệu chứng, hành vi và suy nghĩ nhất định. Các triệu chứng về thể chất và sinh lý của rối loạn lo âu xã hội gồm:
Những suy nghĩ và hành vi có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn lo âu xã hội gồm:
Với trẻ em, sự lo lắng khi tương tác với người lớn hoặc bạn bè cùng trang lứa biểu hiện bằng việc khóc lóc, cáu gắt, bám lấy cha mẹ hoặc không chịu nói chuyện trong các tình huống xã hội.
Giống nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chứng rối loạn lo âu sợ xã hội có thể từ yếu tố sinh học và môi trường. Các nguyên nhân có thể gồm:
Rối loạn lo âu có xu hướng di truyền trong gia đình, tuy nhiên, vẫn chưa xác định rõ ràng bao nhiêu trong số này do di truyền và bao nhiêu trường hợp bắt nguồn từ hành vi học được.
Một cấu trúc trong não là amygdala đóng vai trò kiểm soát phản ứng sợ hãi. Người có hạch hạnh nhân hoạt động quá mức có thể xuất hiện phản ứng sợ hãi tăng cao, gây ra lo lắng gia tăng trong các tình huống xã hội.
Rối loạn lo âu xã hội có thể là một hành vi học được. Một số trường hợp, bệnh xuất phát từ sự lo lắng sau tình huống gây khó chịu hoặc xấu hổ.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu xã hội gồm [3]:
Những đứa trẻ bị trêu chọc, bắt nạt, từ chối, chế giễu hoặc sỉ nhục có thể mắc chứng rối loạn lo âu xã hội hơn các trẻ bình thường. Ngoài ra, những sự kiện tiêu cực khác trong cuộc sống như xung đột gia đình, chấn thương tâm lý hoặc lạm dụng cũng có thể dẫn đến chứng rối loạn này.
Người khuôn mặt biến dạng, nói lắp hoặc run do bệnh Parkinson có thể làm tăng cảm giác tự ti. Từ đó có thể gây chứng rối loạn lo âu xã hội ở một số trường hợp.
Nếu không được điều trị, chứng rối loạn lo âu xã hội có thể kiểm soát cuộc sống người bệnh. Lo lắng có thể cản trở công việc, mối quan hệ và đời sống sinh hoạt. Rối loạn này có thể làm [4]:
Bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý chẩn đoán người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội dựa trên các tiêu chí được liệt kê trong Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM-5) do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản. Các tiêu chí chẩn đoán gồm:
Bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý sẽ xem các triệu chứng của người bệnh có giống với tiêu chí của DSM-5 hay không, đồng thời trao đổi về những loại thuốc đang dùng hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại. Một người phải có các triệu chứng rối loạn lo âu xã hội trong ít nhất 6 tháng thì mới chẩn đoán được bệnh.
Bệnh rối loạn lo âu xã hội có thể điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (hay SSRI hoặc thuốc chẹn beta).
Trị liệu hành vi nhận thức (CBT) là hình thức điều trị tâm lý bằng cách hướng người bệnh thay đổi suy nghĩ, dừng các kiểu hành vi có hại.
Điều trị bằng CBT có thể phải lặp lại nhiều lần, bằng cách trao đổi, đặt câu hỏi, bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh có một góc nhìn khác. Từ đó, người bệnh sẽ học được cách phản ứng tích cực, đối phó với căng thẳng, lo lắng và các tình huống khó khăn.
Thuốc chống trầm cảm có hiệu quả với chứng trầm cảm và rối loạn lo âu. Đây là hình thức điều trị hàng đầu cho chứng rối loạn lo âu xã hội. Thuốc chống lo âu được sử dụng trong thời gian ngắn hơn. Ngoài ra, thuốc chẹn beta cũng được sử dụng cho các triệu chứng rối loạn lo âu xã hội. Cụ thể, các loại thuốc được sử dụng gồm:
Một số phương pháp hỗ trợ bằng thảo dược đã được nghiên cứu để điều trị chứng lo âu nhưng kết quả còn chưa rõ ràng. Trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược hoặc hoạt chất bổ sung nào, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn. [5]
Hội chứng rối loạn lo âu xã hội thường cần sự trợ giúp từ bác sĩ tâm thần hoặc chuyên gia tâm lý, tuy nhiên người bệnh có thể thử một số kỹ thuật sau:
Đầu tiên, hãy xác định tình huống nào khiến bạn lo lắng nhất. Sau đó, dần thực hành những hoạt động này cho đến khi bạn giảm bớt sợ hãi. Bắt đầu với những bước nhỏ bằng cách đặt mục tiêu hàng ngày hoặc hàng tuần trong những tình huống không quá áp lực. Có thể cân nhắc thực hành những tình huống sau:
Ban đầu, việc làm quen với những hoạt động diễn ra trong cuộc sống là một thử thách với người bệnh. Dù khó khăn nhưng cũng đừng né tránh né, hãy tập đối mặt với những tình huống này. Việc chuẩn bị cho các tình huống sẽ giúp củng cố các kỹ năng xử lý của bản thân. Có thể tham khảo những biện pháp xử lý sau:
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, hội chứng rối loạn lo âu xã hội có thể kiểm soát cuộc sống người bệnh. Sự lo lắng, sợ hãi có thể gây suy nhược, cản trở công việc, các mối quan hệ.
Rối loạn lo âu xã hội có thể cải thiện tình trạng bằng phương pháp trị liệu hành vi nhận thức (CBT), dùng thuốc hay kết hợp cả hai. Một số người bệnh có thể phải dùng thuốc suốt đời để kiểm soát chứng lo âu xã hội của mình. Những người khác có thể chỉ cần dùng thuốc hoặc điều trị tâm lý trong khoảng thời gian nhất định.
Rối loạn lo âu xã hội không phải là trầm cảm. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người mắc chứng rối loạn lo âu xã hội không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến trầm cảm nặng.
Rối loạn lo âu xã hội được điều trị ngoại trú bằng tâm lý trị liệu, thuốc hoặc phối hợp cả 2. Khi có những dấu hiệu lo âu tột độ, người bệnh không nên bỏ qua, xem nhẹ mà nên đến các cơ sở y tế có chuyên môn cao để được kiểm tra, đánh giá mức độ lo âu và lên phác đồ điều trị phù hợp.
Khoa Khám bệnh, BVĐK Tâm Anh TP.HCM quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tình chu đáo, đảm bảo công tác khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời và tư vấn chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người bệnh.
Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng thực hiện nhiệm vụ đón tiếp, chỉ dẫn, giới thiệu, cung cấp thông tin tư vấn về khám chữa bệnh, chính sách với người bệnh, người nhà trong suốt quá trình khám, chữa bệnh tại bệnh viện.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về rối loạn lo âu xã hội (ám ảnh xã hội) là gì? Nguyên nhân và điều trị ra sao. Khi không được phát hiện và điều trị sớm, các triệu chứng của bệnh có thể tiến triển nặng theo thời gian. Điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp người bệnh bình tĩnh và tự tin hơn khi đứng trước các tình huống xã hội.
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/hanh-vi-xa-hoi-la-gi-a45887.html