Yêu cầu sinh thái của cây bắp và những giá trị kinh tế quan trọng

Bất kỳ một loại cây trồng nào cũng đều có sự tương tác chặt chẽ với môi trường. Để cây bắp phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao, tiết kiệm chi phí thì việc nắm rõ các yếu tố sinh thái là vô cùng quan trọng. Tìm hiểu cùng Sinh Học Châu Á - Asia ngay nhé!

Khám phá những yêu cầu sinh thái và giá trị kinh từ mà cây bắp mang lại

I. Yêu cầu sinh thái của cây bắp

1. Nhiệt độ

Bắp xuất xứ từ vùng khí hậu nhiệt đới nên yêu cầu lượng tích nhiệt tương đối cao. Tuy nhiên, trong quá trình trồng trọt và nghiên cứu, nhiều giống bắp mới ra đời đáp ứng điều kiện nhiệt độ đa dạng hơn.

Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây bắp phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ. Theo tài liệu từ KS. Nguyễn Đức Cường, thì lượng tích ôn trung bình mà cây bắp cần từ giai đoạn nảy mầm đến chín là khoảng 1300 - 3000oC.

Bắp có khoảng nhiệt nảy mầm tương đối rộng từ 8oC - 45oC, trong đó nhiệt độ tối hảo để hạt nảy mầm là trong khoảng 25 - 35oC.

Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến chất lượng hạt phấn và thời gian tung phấn của bắp. Nhiệt độ cao thì thời gian tung phấn càng ngắn (tuy nhiên không vượt quá 35oC).

Cây bắp sẽ phát triển và cho năng suất tốt nhất trong mức 25 - 35oC.

2. Ánh sáng

Bắp là cây trồng ngắn ngày ưa sáng. Độ dài ngày sẽ làm cho bắp xuất hiện các hình thái khác nhau. Đồng thời, cây bắp thuộc nhóm thực vật C4 , có điểm bão hòa ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp nên cường độ quang hợp cao hơn một số cây lương thực khác.

Cường độ ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng quang hợp của cây bắp

3. Nước

Trung bình thể tích nước cần cho 1ha bắp trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển khoảng 1800 tấn nước. Lượng nước có thể tăng hoặc giảm dựa vào khả năng bốc hơi và thoát nước của vùng trồng. Trong mỗi giai đoạn nhất định, nhu cầu nước tưới của bắp sẽ có sự điều chỉnh, ví dụ như:

Thời kỳ từ lúc nảy mầm đến khi có 3 - 4 lá thật nhu cầu nước không cao, có thế không cần bổ sung nước cho cây ở giai đoạn này.

Thời kỳ cây có 7 - 13 lá, trung bình cây cần khoảng 35 - 38 m3 nước/ha/ngày.

Bộ rễ của bắp có tính hướng nước rất mạnh, chúng có khả năng hút nước từ các mạch nước trong đất nên so với các loại cây lương thực và một số cây trồng khác lượng nước tưới cho bắp là khá thấp.

Điều chỉnh lượng nước tưới theo từng giai đoạn phát triển của cây bắp

4. Độ ẩm của đất trồng bắp

Đất trồng bắp phải đảm bảo ẩm độ, nhưng phải đặc biệt lưu ý cây bắp ở giai đoạn cây con rất sợ bị ngập úng nên cần căn bằng lượng nước tưới ở giai đoạn này.

Độ ẩm của đất có thể thay đổi do nhiều yếu tố khác nhau như là lượng nước, quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, hoạt động của vi sinh vật,…

Hệ thống rễ của bắp sẽ phát triển mạnh trong điều kiện môi trường háo khí, tức nào hàm lượng oxi phải cao hơn bình thường). Nếu trồng bắp trên đất có cấu trúc nền quá chặt cây sẽ kém phát triển, rễ ít lông hút và ăn rất nông nên rất dễ xuất hiện tình trạng cây còi cọc do thiếu dinh dưỡng.

Trong xuyên suốt quá trình trồng và chăm sóc, cần phải thường xuyên tiến hành xới gốc và tưới nước hợp lý để cây phát triển một cách tốt nhất.

II. Nhu cầu dinh dưỡng của cây bắp

Bón đầy đủ đa - trung - vi lượng để cây phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh, cho năng suất vượt trội

Cũng như bất kỳ cây trồng nào, muốn cây bắp phát triển tốt,cho năng suất cao thì bên cạnh các yếu tố ngoại cảnh thì các nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng hết sức quan trọng. Dưới đây là một số nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của cây bắp:

1. Đạm (N)

Đạm là nguồn dinh dưỡng đa lượng tuyệt đối không thể thiếu trong canh tác bắp nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung. Trong đạm có chứa Nito, đây là một nguyên tố quan trọng tham gia vào quá trình cấu tạo các tế bào và bộ phận của cây.

Nếu cây bắp bị thiếu đạm sẽ dẫn đến tình trạng cây còi cọc, kém phát triển, các bộ phận không thực hiện tốt chức năng dẫn đến giảm năng suất nghiêm trọng.

Khi cây xuất hiện các biểu hiện như tại các chóp lá của lá già chuyển màu vàng, lan dần sang các mép, rồi sống lá, sau đó lá khô đi thì khả năng là cây đang có dấu hiệu thiếu đạm.

Tuy nhiên, nếu bón quá nhiều đạm cây bắp sẽ mọc vóng, lá xum xuê, kéo dài thời gian sinh trưởng. Chính vì thế cần cân chỉnh lượng phân đạm theo nhu cầu của từng độ tuổi của cây.

2. Lân (P)

Cũng như đạm, lân cũng là một nguồn đa lượng cần thiết cho cây bắp. Bổ sung lân giúp thúc đẩy quả trình sinh trưởng.

Đặc biệt là đối với cây bắp giai đoạn đầu, nếu thiếu lân sẽ dẫn đến rối loạn sinh trưởng. Quá trình hình thành sắc tố bị ảnh hưởng, nên khi quan sát sẽ thấy trên các lá và phân thân già sẽ có màu đỏ, còn các lá khác thì có màu xanh sẫm.

Song, việc thừa lân sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu sắt (Fe) và kẽm (Zn) của cây.

Mỗi thời kỳ phát triển khác nhau, hàm lượng các chất dinh dưỡng sử dụng cho cây là khác nhau

3. Kali (K)

Khác với đạm và lân, kali tham gia vào quá trình thẩm thấu của tế bào, giúp vật chuyển các vật chất dinh dưỡng về cây trồng. Chính vì thế Kali đặc biệt có ý nghĩa trong việc đề kháng cây trồng và tăng cường quá trình hình thành quả.

Một số biểu hiện đặc trưng của cây bắp thiếu kali là đốt thân ngắn, lá dài, to, mép là vàng úa.

Kali khi được bổ sung quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các dinh dưỡng trung - vi lượng khác.

4. Các nguồn dinh dưỡng khác

Một số nguồn dinh dưỡng khác cũng không kém phần quan trọng để giúp cây bắp phát triển một cách khỏe mạnh có thể kế đến như là:

Xem thêm Tổng quan về cây bắp

III. Giá trị kinh tế của cây bắp

Bắp được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

Từ khi chuyển đổi sang trồng bắp, đời sống của nhiều bà con đã được cải thiện rất nhiều, đặc biệt là đối với bà con Đồng bào miền cao.

Hầu hết các bộ phận của bắp đều có giá trị sử dụng. Cây bắp được sử dụng rộng rãi như là làm lương thực, thức ăn chăn nuôi, chế biến sữa hạt, sản xuất nhiên liệu sinh học,…

Đầu ra của loại cây trồng này cũng ổn định, thậm chí nhu cầu trong nước không đủ đáp ứng, khiến cho lượng nhập khẩu bắp những năm gần đây có xu hướng gia tăng.

Kính mời quý bạn đọc đón xem phần tiếp theo để biết được kỹ thuật chọn giống cây bắp canh tác thích hợp với điều kiện thực tế.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/dac-diem-sinh-thai-cua-cay-ngo-la-ua-khi-hau-a45560.html