1, Công việc nào phù hợp với sinh viên IT mới ra trường?

Không khó để nhận ra rằng những sinh viên mới tốt nghiệp thường sẽ không có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế với nhiều dự án trong ngành Công Nghệ Thông Tin. Chính vì vậy những công việc chuyên sâu như lập trình viên full-stack, lập trình viên back-end,.... có yêu cầu nhiều kinh nghiệm không phải sinh viên nào cũng đáp ứng được.

Những sinh viên IT mới ra trường có thể lựa chọn làm thực tập sinh, fresher tại các công ty công nghệ. Đây sẽ là cơ hội để các bạn học hỏi các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm từ những đồng nghiệp lâu năm trong nghề. Tuy nhiên những công việc này yêu cầu sinh viên phải có khả năng học hỏi nhanh nhẹn, chăm chỉ và chịu được áp lực nghề lớn.

Bên cạnh việc làm thực tập sinh thì sinh viên IT mới tốt nghiệp cũng có thể lựa chọn trải nghiệm các công việc ngoài ngành nhưng có liên quan nhiều tới CNTT. Như vậy bạn sẽ có cơ hội thực hành dần những kiến thức đã được học nhưng không phải chịu áp lực nhiều như khi làm việc trong các tập đoàn CNTT.

Chẳng hạn bạn có thể tham khảo một số công việc như là:

2, Tips tìm việc cho sinh viên IT mới ra trường

Hiện nay có rất nhiều kênh mà bạn có thể tìm kiếm các thông tin tuyển dụng việc làm cho sinh viên IT mới ra trường là: các mạng xã hội, các website tuyển dụng - tìm việc làm và tìm việc thông qua bạn bè, người thân.

Với cách này, bạn có thể sử dụng các tài khoản mạng xã hội của mình để tham gia các hội nhóm hay cộng đồng tuyển dụng việc làm ngành IT. Có rất nhiều tin tuyển dụng được các HR đăng tuyển trong các nhóm hay các trang này.

Ngoài ra các doanh nghiệp lớn thường có trang tuyển dụng nhân sự riêng cho doanh nghiệp. Bạn có thể chủ động theo dõi và cập nhật thông tin để kịp thời ứng tuyển vào những đợt tuyển dụng từ công ty.

Một kênh khác mà bạn có thể tìm kiếm các thông tin tuyển dụng việc làm cho sinh viên mới ra trường là thông qua các trang web tuyển dụng uy tín. Hiện nay có rất nhiều website chất lượng với nguồn tin tuyển dụng khá tin cậy là trong số đó bạn có thể tham khảo Devwork - Hệ thống tuyển dụng IT cấp tốc.

Các tin tuyển dụng được đăng tải trên website của Devwork đều đã thông qua kiểm chứng. Đồng thời các thông tin như: địa chỉ công ty, mức lương, mô tả công việc,.. đều được công khai minh bạch với các ứng viên. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm tham khảo tình trạng các vị trí đang tuyển trên thị trường cũng như khi ứng tuyển vào các tin tuyển dụng mà không phải lo lắng rủi ro lừa đảo.

Đây là hình thức tìm việc thông qua các mạng lưới quan hệ cá nhân của bạn. Chẳng hạn như bạn có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm hấp dẫn được các giảng viên thời đại học giới thiệu. Hoặc nếu gia đình, bạn bè giới thiệu bạn tới những đơn vị đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên IT thì đừng nên bỏ qua cơ hội hiếm có này. Đó chính là lý do tại sao ngay từ lúc còn là sinh viên, ta cần tham gia nhiều hoạt động, tạo dựng mối quan hệ xung quanh để có thể làm bước tiến trong tương lai.

3, Mức lương sinh viên IT mới ra trường

Thực tế, nếu bạn mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế thì đừng quá quan trọng vấn đề lương thưởng. Thay vào đó bạn nên tập trung vào việc mình có thể học hỏi được những gì cũng như lộ trình thăng tiến công việc khi lựa chọn làm việc tại doanh nghiệp.

Nhìn chung hiện nay, mức lương cho sinh viên IT mới ra trường và bắt đầu công việc đầu tiên sẽ giao động từ 8 triệu/ tháng. Còn với những bạn sinh viên đã thực tập từ trước và trở thành nhân viên chính thức thì mức thu nhập có thể lên tới 13 triệu/ tháng. Đây là mức lương tổng cộng trước thuế và bao gồm các khoản phụ cấp như nhà ở, đi lại và các phúc lợi khác. Tuy nhiên, mức lương cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm và kỹ năng cụ thể của từng người.

Tìm hiểu thêm: Mức lương chung của IT Dev thị trường Việt Nam hiện nay

Mặc dù vậy, thị trường lao động hiện nay đã và đang diễn ra sự phân loại rõ ràng trong cách nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp với công ty. Trước các thay đổi đó, CV cho sinh viên IT mới ra trường nên trình bày như thế nào để tăng cơ hội tuyển dụng ngay cả khi chưa có kinh nghiệm? Cùng Devwork đi tìm bí kíp và tham khảo mẫu CV IT cho sinh viên cực ấn tượng ở cuối bài nhé!

4, Nội dung cần có trong CV sinh viên IT

a. Thông tin cá nhân

Thông tin cần có:

Họ tên

Địa chỉ email

Số điện thoại

Địa chỉ (không cần ghi chi tiết)

Hồ sơ online (website cá nhân, Portfolio, LinkedIn, Github...)

b. Giới thiệu bản thân

Nếu là sinh viên chưa có kinh nghiệm, bạn nên đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng và chọn lọc từ khoá vừa phù hợp với điểm mạnh của bản thân vừa trúng những đặc điểm nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Ví dụ về "Giới thiệu bản thân" trong CV sinh viên công nghệ thông tin:

Tốt nghiệp loại Giỏi khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội. Được đào tạo chuyên sâu về tổ chức và quản lý công nghệ phần mềm và có kinh nghiệm quản lý dự án. Luôn chủ động học hỏi và tham gia các chương trình tập huấn chuyên môn để nâng cao trình độ và thực hành kỹ năng.

c. Mục tiêu nghề nghiệp

Vì chưa có kinh nghiệm làm việc nên chắc chắn đây là phần bạn nên dành nhiều thời gian trau chuốt hơn một chút khi tạo CV bất kể là CV thực tập hay xin việc chính thức để nhà tuyển dụng thấy được tinh thần, phẩm chất, và sự quyết tâm của bạn khi ứng tuyển vào công ty họ. Hãy chia sẻ những định hướng phát triển chuyên môn của bạn trong thời gian tới cũng như đâu là vị trí bạn hướng đến ở tương lai.

Ví dụ về "Mục tiêu nghề nghiệp" trong CV thực tập sinh IT:

Tích lũy kinh nghiệm thực hành và áp dụng kiến thức chuyên môn vào các dự án thực tế của doanh nghiệp. Định hướng bản thân trở thành thành viên của đội ngũ chuyên viên phát triển phần mềm chủ chốt, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa hoàn thành tốt các nhiệm vụ gắn với sự phát triển của công ty.

Hoặc sẽ đề ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bản thân:

Mục tiêu ngắn hạn (trong vòng 2 năm tới): Cố gắng học hỏi để có thể trở thành Full Stack Developer.

Mục tiêu dài hạn (từ 3 đến 5 năm tới): Nâng cao trình độ chuyên môn, củng cố kiến thức để có thể trở thành Senior PHP hoặc xa hơn nữa là Tech Lead PHP. Thành thạo thêm một số ngôn ngữ khác để có thể phát triển sự nghiệp.

d. Học vấn

Trong phần này của CV sinh viên IT, bạn cần đề cập đến các thông tin gồm:

Tên trường đại học/cơ sở giáo dục

Chuyên ngành đào tạo

Điểm trung bình tính đến hiện tại (GPA)

Các khóa học, thành tích liên quan

Ví dụ về "Trình độ học vấn" trong CV sinh viên IT:

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Chuyên ngành Công nghệ Phần mềm

2017 - 2021

GPA: 4.0

e. Kỹ năng / Điểm mạnh

Cách viết kỹ năng hiệu quả nhất trong CV cho sinh viên mới ra trường là kết hợp các kỹ năng chuyên môn với các kỹ năng chuyển đổi .

Kỹ năng chuyên môn trong CV sinh viên IT:

Cloud & Distributed Computing

Computer Troubleshooting

OS: Windows, Linux, MacOS

CSS, HTML, JavaScript

Kỹ năng mềm trong CV sinh viên IT:

Duy trì động lực và duy trì tinh thần đồng đội giữa các thành viên.

Xác định và triển khai các giải pháp khi xảy ra vấn đề trong hoạt động của đội nhóm.

Thuyết trình tự tin trước đám đông.

f. Kinh nghiệm làm việc

Khi chưa có cơ hội được làm việc tại nhiều nơi, chắc chắn phần này trong CV IT sẽ khiến nhiều bạn sinh viên vướng mắc. Thay vì cố gắng liệt kê các công ty bạn đã từng làm việc, hãy tập trung vào các hoạt động, dự án ngay tại trường học và cơ sở thực tập, để hoàn thành công việc, bạn đã sử dụng kỹ năng có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển.

Khi trình bày "Kinh nghiệm làm việc" trong CV, bạn nên dùng các con số hoặc thành tích cụ thể nhằm cho thấy mình đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và tạo ra kết quả nhất định.

Ví dụ "Kinh nghiệm làm việc" trong CV sinh viên IT mới ra trường:

Kinh nghiệm làm việc:

Tên công ty (Time line):

Teamsize:

Vai trò:

Trách nhiệm:

Dự án là phần quan trọng cần thiết trong CV của một IT:

Techstack

Link dự án / sản phẩm (nếu có):

g. Khác (Giải thưởng, Chứng chỉ, Ngoại ngữ…)

Vì là CV xin việc cho sinh viên, bạn nên cân nhắc kỹ các thông tin sẽ trình bày trong phần này, và hãy chỉ lựa chọn những hoạt động thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển

LỜI KẾT

Hành trình nghề nghiệp của bạn chỉ thật sự bắt đầu khi bạn kết thúc chặng đường sinh viên. Đừng e ngại nỗi lo thất nghiệp! Devwork hy vọng qua bài viết trên phần nào sẽ giúp các bạn sinh viên ngành IT, freelancer IT định hình được bản thân mình cần gì, đang thiếu những gì. Từ đó, các bạn sẽ lập được kế hoạch để hoàn thiện và phát triển mình một cách tốt nhất.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/viec-lam-it-cho-sinh-vien-moi-ra-truong-a44063.html