Đặc điểm, Cách trồng và chăm sóc lan Vanda

Đặc điểm, Cách trồng và chăm sóc lan Vanda

Lan Vanda là một trong những loài lan công nghiệp phổ biến hiện nay và được rất nhiều người ưu chuộng, hoa có thể chơi như các loại lan phong lan rừng hoặc cắt cành cắm bó đều được. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đầy đủ về loài lan công nghiệp này nhé!

1, Xuất xứ Lan Vanda xuất xứ chủ yếu từ các vùng nóng từ trung Quốc và trải khắp dải Himalaya, indonesia đến Niu Ghine và Bắc châu Úc.

2, Đặc Điểm Cây lan Vanda có thân mọc thẳng lên, lá dài xếp đều chia thành hai bên song song. Rễ nhiều và tỏa ra để hút chất dinh dưỡng.

Đặc điểm nổi bật nhất của chúng là chồi hoa dài mang nhiều hoa to. Những bông hoa của Vanda thường đồng nhất về dạng cây, bông hoa và điều kiện sinh thái

Để nhận biết loại lan này chúng ta cần phải dựa vào đặc điểm là đài hoa luôn lớn hơn hoặc bằng cánh hoa, nhất là các cặp đài hoa. Cánh hoa tuy hơi mỏng nhưng hoa lại rất bền. Hiện này loại hoa này gần như đã có đầy đủ các màu sắc từ đỏ, vàng, tím…..

Lan Vanda rất nhiều màu sắc
Lan Vanda rất nhiều màu sắc

3, Các loại lan Vanda, Người ta chia làm 2 loại lan Vanda là Vanda rừng và Vanda lai. Tuy nhiên, Vanda chúng ta thường thấy là vanda lai ( Vanda cấy mô, vanda công nghiệp) bởi Vanda rừng không còn nhiều nữa. Vanda rừng chỉ có 45 loài còn Vanda lai có tới hơn 1000 loài chính vì vậy mà màu sắc, chủng loại của chúng rất đa dạng.

4, Cách trồng và chăm sóc lan Vanda Mỗi loài lan khác nhau lại có cách trồng và chăm sóc khác nhau, đối với lan Vanda cũng vậy. Để có những giò lan Vanda tốt cần phải đảm bảo các điều kiện sau

a, Nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ từ 25 - 30 độ C là nhiệt độ tốt nhất để lan Vanda sinh trưởng và phát triển. Nếu ở nhiệt độ nóng hơn bạn cần che mất cho cây, còn nếu nhiệt độ lạnh hơn bạn làm nhà ni lon hoặc thắp điện cho lan để tăng nhiệt độ. Chính vì đặc điểm này mà ở nước ta miền nam sẽ phù hợp cho sự phát triển của cây hơn. Độ ẩm cao là cần thiết để cho lan phát triển. Vì đặc điểm lan Van đa không có mùa nghỉ nên quanh năm các bạn phải đảm bảo được độ ẩm cao khoảng 70% - 80% để cây phát triển tốt. Nếu bạn không đảm bảo được độ ẩm cho cây thì Van đa sẽ bị héo lá và yếu dần. b, Nước. Để đảm bảo được độ ẩm cao giúp cây phát triển tốt chúng ta cần tước nước nhiều đặc biệt là mùa khô. Đối với các nhà vườn bạn cần phải tưới ngày 2 đến 3 lần đặc biệt trong mùa nắng nóng hiện nay nước bốc hơi rất nhanh nên cần phải tưới nhiều có khi đến 5 lần để đảm bảo độ ẩm tốt cho cây phát triển

c, Ánh sáng. Lan Vanda thuộc dòng ưa sáng và nở hoa khi có anh sáng đảm bảo từ 60% ánh sáng. Vì vậy, mà khi bạn muốn trồng những cây lan Vanda này ở trong các thành phố thì cần phải chú ý đảm bảo ánh sáng đầy đủ thì cây mới ra hoa. Ngoài ra ánh sáng cũng giúp diệt trừ nấm mốc gây hại, giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng cũng không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp ở nhiệt độ cao sẽ làm cây cháy lá gây hại.

d, Phân bón và thuốc trừ sâu. Lan Vanda là loại lan có nhu cầu phân bón cao và thuộc hàng dễ tính trong việc lựa chọn phân bón, bạn có thể bón phân dê, phân bò khô đều tốt nhưng để cây phát triển tốt nhất bạn nên sử dụng phân hóa học có công thức 3-10-10 tưới ngày 2 lần với nồng độ tưới là 1 muỗng cà phê/4 lít nước và bón với chu kỳ cách nhật tốt nhất nên tưới ở dạng phun sương vì đây là loài phụ sinh có nhiều rễ để hấp thụ dưỡng chắt

e, Thay chậu và nhân giống. Khi cây Vanda sinh trưởng và phát triển tốt gây mất cân đối giữa cây và chậu chúng ta cần thay chậu để đảm bảo cho cây phát triển tốt. Thích hợp nhất cho việc thay chậu là vào đầu mùa mưa. Và sau khi thay chậu ta cần phun dung dịch kích rễ N3m hoặc ANA để cây có bộ rễ khỏe đáp ứng đủ yêu cầu cần thiết

Đối với Vanda rừng việc nhân giống là thuần hóa từ những cây đưa từ rừng về và đẻ tự nhiên. Còn đối với Vanda cấy mô chúng ta thường mua cây còn rồi nuôi lớn và sinh trưởng

f, Sâu bệnh. Các loại bệnh thường gặp nhất đối với dòng lan Vanda là các loại rệp tấn công trên bế mặt lá, bệnh thối lá đọt hoặc bệnh thối nhũn lá. Để phòng trừ các loại bệnh này các bạn cần phải phun thuốc phòng bệnh cho lan giữ cho môi trường thông thoáng lưu thông gió tốt để hạn chế các loại bệnh phát sinh. Khi bị bệnh các bạn cần cắt bỏ phần bị bệnh bôi keo liền sẹo không tưới nước trong khoảng vài ngày để cây ổn định lại

Trên đây là những kiến thức cơ bản khi bạn chơi lan Vanda cần biết . Chúc các bạn chăm sóc thành công loại lan này

Cảm ơn các bạn đã đọc hãy lưu về tường mình hoặc chia sẻ những thông tin hữu ích này cho người khác tham khảo nhé! TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Cơ sở 1: Trang trại cây giống Xuân Khương Địa chỉ: Đối diện UBND Thị Trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội Cơ sở 2: Vườn lan Tuấn Anh- link face cá nhân https://www.facebook.com/vuonlantuananh102 Địa chỉ: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam - Thị Trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội. Hotline: 077 421 5555 - 098 647 1996 Tư vấn kỹ thuật: 088 616 6163

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/phong-lan-vanda-rung-a43711.html