Vỏ đậu ngự ăn được không? Công dụng của đậu ngự với sức khỏe

Đậu ngự là loại đậu giàu dinh dưỡng, có nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy nhiên vỏ đậu ngự ăn được không? Ăn vỏ đậu ngự có sao không?

Đậu ngự có đặc điểm gì?

Trước khi tiến đến giải đáp câu hỏi vỏ đậu ngự ăn được không, bạn cũng cần hiểu về đậu ngự, đặc điểm và nguồn gốc của loại đậu này. Đậu ngự có tên khoa học là Phaseolus Lunatus hay còn được gọi là đậu Lima hay đậu bơ, đậu quyên, là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe.

Vỏ đậu ngự ăn được không? Công dụng của đậu ngự với sức khỏe 1Đậu ngự có hình dáng giống trái thận và có nhiều màu sắc như trắng, đỏ, tím,...

So với những loại đậu khác, kích thước của đậu ngự khá lớn, có hình dáng giống như quả thận và có thể dài từ 1 - 3cm. Đậu ngự thường có màu trắng là chủ đạo, đôi khi có một số giống cây đậu ngự có màu đỏ, xanh lá, nâu, tím hoặc đen nhưng khá ít. Tại Việt Nam, đậu ngự thường là tổng hòa của màu trắng và màu đỏ đan xen rất bắt mắt.

Nguồn gốc của đậu ngự bắt nguồn từ Peru cách đây đã hơn 7500 năm nhưng một số tài liệu lịch sử ghi nhận, chưa thể xác định chính xác đậu ngự bắt nguồn từ Peru hay Guatemala. Thực chất tên gọi đậu Lima được đặt theo tên thủ đô của Peru là thành phố Lima. Đậu ngự được phát hiện có mặt ở khá nhiều nơi ở Nam Mỹ và dần du nhập vào Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.

Ăn đậu ngự đem lại tác dụng gì với sức khỏe?

Ngoài thắc mắc vỏ đậu ngự ăn được không, nhiều người cũng phân vân về tác dụng của loại đậu này đối với sức khỏe. Theo nghiên cứu khoa học và một số tài liệu, đậu ngự là thực phẩm tốt cho cơ thể với những lợi ích như:

Tăng sức khỏe tim mạch: Nói đến đậu ngự thì không thể nào bỏ qua tác dụng tích cực mà loại đậu này đem đến cho tim mạch. Chất xơ có trong đậu ngự giúp đào thải cholesterol, giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ bệnh tim mạch nguy hiểm dẫn đến đột quỵ, đau tim.

Kiểm soát nguy cơ tiểu đường: Một số báo cáo từ Đại học Y Harvard cho thấy ăn đậu ngự có thể giúp ổn định đường huyết, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, thành phần đậu ngự giàu chất xơ nên khi tiêu hóa sẽ tạo nên một lớp mỏng trên bề mặt niêm mạc dạ dày và ngăn chặn hấp thụ đường từ thức ăn vào máu làm tăng đường huyết.

Tăng tuần hoàn máu: Vỏ đậu ngự ăn được không? Một số công thức nấu ăn bằng đậu ngự cần tách vỏ đậu để tránh ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc của món ăn. Thực tế việc ăn đậu ngự có thể cải thiện tốt quá trình lưu thông máu, giảm thiểu tình trạng thiếu máu não gây đau đầu, chóng mặt,... Hàm lượng sắt dồi dào trong đậu ngự cũng rất bổ máu đấy.

Mái tóc khỏe đẹp: Nếu tóc bạn bị khô xơ và dễ gãy rụng, rất có thể bạn bị thiếu máu hoặc thiếu sắt đấy. Ăn đậu ngự thường xuyên bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể, từ đó cải thiện độ bóng mượt của tóc, giúp tóc mọc nhanh và nhiều hơn.

Vỏ đậu ngự ăn được không? Công dụng của đậu ngự với sức khỏe 2Ăn đậu ngự giúp mái tóc bóng khỏe từ bên trong

Hỗ trợ tiêu hóa: Kết quả nghiên cứu về lợi ích của đậu ngự với hệ tiêu hóa cho thấy, loại đậu này khi ăn thường xuyên có thể giúp bạn dễ tiêu hơn, tránh đầy hơi, táo bón,... Tác dụng này chủ yếu đến từ lượng chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan có trong đậu ngự.

Ngừa bệnh ung thư: Việc thiếu hụt lượng folate cần thiết trong cơ thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư vú và ung thư trực tràng. Trong khi đó, đậu ngự lại có chứa rất nhiều folate cho cơ thể, bổ sung đậu ngự giúp giảm đến 30% nguy cơ bệnh ung thư do thiếu folate.

Bổ sung năng lượng: Một công dụng nữa của đậu ngự là tăng cường năng lượng cho cơ thể. Loại đậu này rất giàu protein, lượng calo và chất béo không cao nên là thực phẩm bổ sung năng lượng lành mạnh, không khiến bạn tăng cân hay béo phì.

Vỏ đậu ngự có ăn được không?

Như bạn đã biết, đậu ngự có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, có lợi cho cả tim mạch, xương khớp, làn da và mái tóc. Vậy vỏ đậu ngự ăn được không? Trong hầu hết các công thức nấu ăn liên quan đến đậu ngự, thông thường cần phải ngâm và lột bỏ vỏ đậu ngự khiến nhiều người không khỏi nghi ngờ về việc vỏ đậu ngự ăn được không.

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào chứng minh vỏ đậu ngự không thể ăn được. Phần vỏ đậu ngự cũng không chứa các chất độc hay gây tác dụng phụ đến sức khỏe nên về mặt y khoa, vỏ đậu ngự có thể ăn được. Khi nấu đậu ngự tươi bạn thường không cần tách bỏ vỏ đậu ngự bởi khi này, lớp vỏ tươi khá mềm và có thể nấu ăn được.

Trong khi đó, nếu sử dụng đậu ngự khô và cần ngâm nước trước khi dùng 2 - 3 tiếng, bạn nên lột bỏ vỏ vì lớp vỏ đậu ngự khi này cứng và khô hơn, làm ảnh hưởng đến hương vị món ăn nếu nấu cả vỏ. Ngoài ra, lớp vỏ cứng bên ngoài và vỏ lụa của đậu ngự có thể làm nước dùng đục màu, kém hấp dẫn, đặc biệt và các món hầm hoặc món chè từ đậu ngự.

Vỏ đậu ngự ăn được không? Công dụng của đậu ngự với sức khỏe 3Vỏ đậu ngự ăn được không? Đậu ngự tươi có thể ăn cả vỏ

Tóm lại, về vấn đề vỏ đậu ngự ăn được không, các chuyên gia nhận định có thể ăn được vỏ đậu ngự tươi, trường hợp đậu ngự khô bạn có thể loại bỏ vỏ sau khi ngâm để món ăn thơm ngon và hạt đậu khi nấu lên được mềm tan hơn. Bên cạnh đó, tuyệt đối không nên ăn đậu ngự sống vì có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa,... do chất độc tự nhiên trong đậu ngự. Chất độc này sẽ tự động biến mất sau khi nấu chín đậu.

Hy vọng qua bài viết trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vỏ đậu ngự ăn được không. Khi nấu các món ăn về đậu ngự bạn có thể bỏ vỏ hoặc không tùy theo sở thích và tính chất món ăn nhưng tránh tuyệt đối ăn đậu ngự còn sống, nấu chưa chín gây nguy cơ ngộ độc.

Xem thêm:

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/dau-ngu-a43068.html