Cây hoa mào gà: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị viêm gan

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cây hoa mào gà.

Tên khác: Mào gà trắng, Mào gà dại, Mào gà đuôi lươn, Thanh tương tử, Thảo hao.

Tên khoa học: Celosia argentea, thuộc chi Celosia, chi thực vật có hoa trong họ Amaranthaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Cây mào gà trắng:

Mào gà trắng mọc quanh năm, thân thẳng, vỏ ngoài nhẵn, phân nhiều cành. Chiều cao mỗi cây dao động từ 0,2 - 2m.

Lá mào gà trắng mọc so le, lá hình mác, nguyên, nhọn ở đầu, chiều rộng khoảng 2 - 4 cm và dài cỡ 8 - 10cm.

Vào mùa thu và mùa hè ra hoa không có cuống, mọc thành bông trắng hoặc hơi hồng, dài 2 - 10cm, đồng trưởng.

Quả nang, mở theo hình hộp, trong nang nhiều hạt. Hạt dẹt màu đen, hoặc nâu đỏ, mặt bóng, đường kính ước tính 1mm. Vỏ giòn dễ vỡ, không mùi, vị nhạt.

Cây hoa mào gà 1Cây hoa mào gà trắng trong tự nhiên

Cây mào gà đỏ:

Cây hoa mào gà đỏ là cây cỏ sống lâu năm, có thân cứng và nhiều cành nhẵn bóng.

Lá có cuống, lá dài, nhọn, hình trứng.

Hoa màu đỏ nhung hoặc đỏ tươi, cứng, hình vại leo ra hai bên và nhăn nheo tương tự như mào gà. Hầu hết các bông đều không thấy cuống hoặc nếu có thì rất ngắn.

Quả cây mào gà đỏ hình trứng hoặc hình cầu. Bên trong chứa 8 - 10 hạt màu đen, vỏ ngoài bóng.

Cây hoa mào gà 2Cây hoa mào gà đỏ trong tự nhiên

Phân bố, thu hái, chế biến

Nguồn gốc của mào gà trắng từ phía Ấn Độ nhập sang ta từ lâu. Được trồng khắp nơi ở nước ta để làm cảnh vì cây hoa có dáng đẹp và lấy hạt làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Đến tháng 9 - 10 hạt chín, hái hoa về phơi khô, đập lấy hạt sấy loại hết tạp chất, phơi lần nữa cho thật khô. Có khi người ta dùng cả hoa.

Cây mào gà đỏ phát triển tốt nhất trong môi trường có khí hậu nóng ẩm và có nhiều ánh sáng.

Bộ phận sử dụng

Cả cây mồng gà trắng và đỏ đều sử dụng các bộ phận như hạt, cụm hoa và mầm non làm dược liệu chữa bệnh trong Y học cổ truyền.

Cây hoa mào gà 3Hoa mào gà thường được dùng làm thuốc

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/bong-mao-ga-a42482.html