Sau khi lấy gỉ mũi xong, bạn nên xì mũi vào khăn giấy để tống hết chất nhầy và bụi bẩn sót lại trong mũi ra ngoài. Gỉ mũi sau khi được lấy ra ngoài nên được cho vào thùng rác cùng với giấy chứa gỉ mũi. Sau đó bạn rửa lại tay và lau khô là được.
Cách xử lý khi có nhiều gỉ mũi hơn bình thường
Như vậy là bạn đã biết cách lấy gỉ mũi đúng cách cho người lớn. Thực chất, gỉ mũi là điều bình thường. Hơn nữa, chúng còn có vai trò ngăn các tác nhân có hại xâm nhập vào sâu hơn bên trong đường thở.
Tuy nhiên, nếu có nhiều gỉ mũi hơn bình thường chắc hẳn sẽ khiến bạn khó chịu và không tự tin khi giao tiếp với người khác. Để cải thiện vấn đề này, về cơ bản là bạn nên ngăn ngừa tình trạng khô mũi. Sau đây là một số giải pháp hữu ích bạn có thể áp dụng:
- Uống nhiều nước: Nếu cơ thể không được bổ sung đủ nước, chất nhầy trong mũi thường dễ bị khô hơn. Vì vậy, việc uống nhiều nước là cách ngăn chặn gỉ mũi hình thành nhanh và nhiều.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Các thiết bị này có tác dụng làm ẩm không khí trong nhà hoặc phòng của bạn. Điều này góp phần ngăn ngừa khô mũi khi bạn hít thở không khí đủ ẩm.
- Đeo khẩu trang: Việc hít phải các tác nhân kích thích từ môi trường như khói bụi, chất bẩn… có thể gây kích ứng xoang mũi của bạn. Từ đó khiến mũi tiết ra nhiều chất nhờn hơn và hình thành nhiều gỉ mũi. Do đó, để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn thì cách tốt nhất là bạn nên đeo khẩu trang khi di chuyển hay làm việc ngoài trời nhé!
- Kiểm soát một số bệnh lý: Đôi khi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang… chính là nguyên nhân khiến nhiều chất nhầy tích tụ trong mũi. Vì vậy, bạn nên kiểm soát tốt những bệnh lý này bằng thuốc phù hợp, có thể kết hợp với rửa mũi đúng cách để hạn chế tình trạng gỉ mũi quá nhiều.