Lộ trình tự học digital marketing chi tiết cho người mới bắt đầu

Tomorrow Marketers - Khối lượng kiến thức về digital marketing quá rộng lớn khiến bạn cảm thấy chán nản trong quá trình tự học? Không biết học digital marketing nên bắt đầu từ đâu? Nên học từ nguồn tài liệu nào? Học thế nào cho hiệu quả?… Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình học và tìm hiểu về digital marketing, thì đừng bỏ qua hướng dẫn tự học digital marketing chi tiết dành cho người mới bắt đầu được gợi ý bởi Tomorrow Marketers nhé!

1. Digital Marketing là gì?

Theo Asia Digital Marketing Association “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin”.

Hiểu một cách đơn giản công việc của người làm digital marketing sẽ là sử dụng các kênh, công cụ digital như Social Media, Email Marketing, Search, PPC,… để tiếp cận đối tượng mục tiêu nhằm quảng bá, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ tới họ.

Đọc thêm: Tổng quan về Digital Marketing

2. Làm Digital Marketing cần trang bị kỹ năng gì?

Khi công nghệ ngày càng phát triển, yêu cầu đối với một người làm digital marketers cũng ngày càng cao hơn. Một digital marketer chuyên nghiệp không chỉ cần vốn kiến thức về đa kênh trong digital marketing, am hiểu sâu sắc về các chiến lược, mà còn cần trang bị những bộ kỹ năng cần thiết để có thể thực thi công việc một cách hiệu quả.

Dưới đây là 4 nhóm kỹ năng phổ biến nhất mà một digital marketer cần trang bị để tiến xa hơn trong ngành:

Content Marketing Skills

Nội dung chất lượng là “trái tim” của bất cứ chiến dịch digital marketing nào dù là social media, search engine marketing hay email marketing. Vì vậy mà khả năng hoạch định, sáng tạo và phân phối nội dung trên đa kênh nhằm thu hút, tương tác, cung cấp giá trị và chuyển đổi khách hàng là hết sức cần thiết đối với một digital marketers.

Một số kỹ năng Content Marketing quan trọng:

Search Engine Optimization Skills

Với việc các nền tảng mạng xã hội lớn giảm tiếp cận các bài viết tự nhiên, giá quảng cáo tăng chóng mặt trong những năm gần đây, các thương hiệu đang dần chuyển sang sử dụng SEO như là một giải pháp tăng trưởng lâu dài, bền vững.

Vì vậy mà việc trang bị những kỹ năng liên quan đến SEO là vô cùng cần thiết nếu digital marketer muốn phát triển xa hơn trong ngành.

Một số kỹ năng Search Engine Optimization quan trọng:

Social Media Skills

Không thể phủ nhận social media, với lượng người dùng “khủng”, vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền thông của bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ. Và các kỹ năng liên quan đến social media vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong công việc của một digital marketers.

Một số kỹ năng Social Media quan trọng:

Data Analytics Skills

Trong những năm gần đây, dữ liệu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với công việc của một người làm digital marketing. Không còn chỉ dựa vào trực giác, với các công cụ, dữ liệu sẵn có, digital marketers có thể dễ dàng xác định chiến lược digital marketing nào đang hiệu quả, mang lại lợi nhuận, chiến lược nào không, từ đó đưa ra những quyết định “bớt cảm tính” và có tính chính xác cao hơn.

Các kỹ năng về phân tích dữ liệu nhờ vậy cũng trở thành một trong những yêu cầu hàng đầu mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên digital marketing.

Một số kỹ năng Data Analysis quan trọng:

Đọc thêm: Data Visualization - Cách chọn loại biểu đồ minh họa tốt nhất cho metrics của bạn

3. Lộ trình tự học Digital Marketing cho người mới bắt đầu

Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể tự học Digital marketing. Bạn có thể tự xây dựng một trang blog, fanpage và tự học thêm để phát triển các trang đó, hoặc bạn cũng có thể học bằng cách trực tiếp đi thực tập tại các công ty để tích lũy kinh nghiệm,…

Tuy nhiên trong bài viết này, Tomorrow Marketers sẽ gợi ý cho bạn một lộ trình học Digital Marketing dựa trên mô hình T-shaped Marketer Model của McKinsey, được nhiều công ty sử dụng để lựa chọn và đánh giá ứng viên digital marketing.

Trong đó, chiều ngang chữ “T” đại diện cho những kiến thức tổng quan về digital marketing, bao gồm nhiều mảng như social media, email marketing, paid media, content marketing,…. Còn chiều dọc của chữ “T” đại diện cho 1 lĩnh vực mà Digital Marketer tập trung đi chuyên sâu vào.

Với lộ trình này, bạn sẽ trải qua hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Trang bị kiến thức tổng quan về Digital Marketing

Nếu coi việc tự học digital marketing giống như việc xây một ngôi nhà, thì trang bị kiến thức căn bản chính là đang xây dựng phần móng vững chãi cho ngôi nhà đó. Có được nền tảng kiến thức căn bản vững vàng, bạn sẽ có thể dễ dàng tự học chuyên sâu sau này.

Tư duy nền tảng về Marketing

Kiến thức đầu tiên, và cũng là kiến thức quan trọng mà bất cứ ai muốn bước chân vào ngành digital marketing đều cần trang bị đó là tư duy nền tảng về marketing. Bởi suy cho cùng digital marketing bản chất chính là những hoạt hoạt động marketing được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật số.

Một người có tư duy Marketing bài bản sẽ biết xuất phát từ khách hàng, làm thế nào để thấu hiểu họ, và đáp ứng nhu cầu của họ thông qua cách thức tiếp cận phù hợp. Muốn trang bị được tư duy này, bạn cần:

Đây đều là những kiến thức sẽ được dạy trong khóa Marketing Foundation của Tomorrow Marketers. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo trang blog miễn phí về Marketing của Tomorrow Marketers để trang bị thêm cho mình kiến thức nền tảng & tư duy bài bản về marketing.

Kiến thức tổng quan về công cụ và các mảng trong Digital Marketing

Sau khi trang bị kiến thức nền bài bản về marketing, bạn tiếp tục lần lượt đi tìm hiểu về từng mảng trong digital marketing bao gồm:

Ở giai đoạn này, bạn sẽ không cần quá đi sâu vào các kiến thức hay kỹ thuật nâng cao, mà chỉ cần hiểu cơ bản về vai trò của từng kênh trong phễu khách hàng; thuật toán, cách thức vận hành của từng nền tảng; cách sử dụng công cụ cơ bản; và cách kết hợp các nền tảng trong một kế hoạch truyền thông.

Mục đích của việc này nhằm cung cấp cho bạn một bức tranh toàn cảnh về các hoạt động marketing trên môi trường số. Ngoài ra, việc có cơ hội được tiếp xúc với tất cả các mảng trong Digital Marketing, sẽ giúp bạn biết được mình phù hợp với mảng nào, mạnh ở mảng nào để định hướng sự nghiệp sau này.

Giai đoạn 2: Lựa chọn một mảng để học chuyên sâu

Khi đã vững chắc tư duy digital marketing tổng quan, hiểu rõ về các digital channels. Bạn sẽ dựa vào sở thích và thế mạnh của bản thân để lựa chọn một mảng để phát triển chuyên sâu, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.

SEO

SEO Specialist là người chịu trách nhiệm về thứ hạng của trang web trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs).

Công việc cụ thể của SEO Specialist sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại hình, chiến lược của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên nhìn chung vẫn bao gồm các đầu việc như:

Social Media

Social Media Specialist chịu trách nhiệm cho các hoạt động truyền thông trên các kênh social media của doanh nghiệp.

Dưới đây là một vài công việc mà một Social Media Specialist sẽ phụ trách:

Đọc thêm: Social Media Marketing là gì? Tổng quan về Social Media Marketing

Paid Media

Paid Media Specialist chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động digital marketing có trả phí của doanh nghiệp bao gồm: quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng trên các nền tảng social media.

Công việc của Paid Media Specialist sẽ bao gồm:

Muốn thực hiện tốt những công việc này đòi hỏi nhà quảng cáo cần hiểu đặc thù các kênh, hiểu cách thức vận hành, nguyên lý hoạt động của từng giải pháp quảng cáo để phân phối quảng cáo sao cho hợp lý.

Slide là một phần bài giảng của khóa học Digital Performance | Tham gia khóa học để xem trọn bộ slide

Bên cạnh đó, nhà quảng cáo cũng cần nắm vững các thông số đo lường hiệu quả để có thể phân tích kết quả chiến dịch, rút ra được những insight giá trị từ dữ liệu, từ đó đề xuất những giải pháp để cải thiện hiệu quả quảng cáo.

Đọc thêm: Con đường sự nghiệp nghề media - Phỏng vấn anh Nam Đỗ

Content Marketing

Content Marketing Specialist, Content Writer hay Content Marketers sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra những nội dung (blog post, social media post, ebook,…) để phục vụ cho các mục đích marketing.

Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở viết lách, sáng tạo nội dung, Content Marketer còn phải phụ trách nhiều công việc hơn thế:

Đọc thêm: Vai trò của Content Marketing? Nguyên lý vận hành của content và ví dụ minh họa

Ecommerce

Ecommerce Specialist là người chịu trách nhiệm cho việc hoạch định và thực thi các chiến lược bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp trên các nền tảng thương mại điện tử.

Một vài “nhiệm vụ” mà một Ecommerce Specialist sẽ phụ trách có thể kể đến là:

Affiliate Marketing

Affiliate Marketing là một hình thức cho phép tạo ra nguồn thu nhập online nhờ vào việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ của các nhãn hàng khác. Nếu có người mua hàng thì Affiliate Marketer sẽ nhận được một khoản tiền hoa hồng từ nhãn hàng.

Để thực hiện được điều này, một Affiliate Marketer sẽ cần phải làm những công việc như

Giai đoạn 3: Thực hành, tích lũy kinh nghiệm

Có câu nói “Cách học tốt nhất chính là thực hành”, sau khi đã xác định được con đường muốn đi, bạn hãy bắt đầu tìm kiếm cho mình những cơ hội để được tiếp xúc, thực hành công việc đó mỗi ngày.

Ví dụ: Nếu bạn muốn phát triển bản thân trở thành một SEO Specialist, hãy thử bắt đầu bằng việc tự thiết lập một trang web bằng mã nguồn mở, sau đó tự tìm tòi học học các mảng về SEO như nghiên cứu từ khóa, audit website, tối ưu onpage, xây dựng backlink để website xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm.

Một cách khác bạn có thể làm để tích lũy kinh nghiệm đó chính là đi thực tập tại một công ty có hoạt động truyền thông trên Digital mạnh. Tùy nguyện vọng mà bạn có thể lựa chọn những vị trí khác nhau để ứng tuyển như Content Intern, SEO Intern, Digital Marketing Intern,…

Không giống như tự mày mò thực hành ở nhà, khi đi thực tập bạn sẽ có cơ hội được làm việc dưới sự hướng dẫn và giám sát của những người đã có kinh nghiệm trong mảng Digital Marketing. Điều này sẽ giúp bạn có được định hướng ban đầu rõ ràng, đồng thời củng cố cho bạn thêm kinh nghiệm, kỹ năng mềm để hỗ trợ công việc sau này.

Đọc thêm: Nên thực tập Marketing ở đâu - Tập đoàn lớn hay công ty nhỏ

Giai đoạn 4: Mở rộng, học thêm các mảng khác

Chỉ làm chuyên sâu về một mảng sẽ không thể giúp bạn vươn tới “đỉnh cao” của mảng đó được, bởi trong thế giới mà integrated marketing (truyền thông tích hợp) đang lên ngôi, mỗi mảng trong digital marketing đều có sự tương quan với nhau. Việc trang bị kiến thức ở các mảng lân cận sẽ giúp bạn đào sâu hơn nữa và phát triển được mảng bạn đang tập trung vào.

Lời khuyên ở đây là bạn nên tập trung chuyên sâu vào 1 mảng và học và làm thêm ở 2 - 3 mảng khác có sự liên quan.

Ví dụ: Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia trong mảng Paid Ads, ngoài những kiến thức về kỹ thuật, tối ưu, hiểu thuật toán các nền tảng quảng cáo, trang bị thêm kiến thức về Content Marketing sẽ giúp bạn tạo ra được những mẩu quảng cáo đánh trúng insight người dùng hơn, chuyển đổi dễ hơn; hay trang bị kiến thức Data Analytics sẽ giúp bạn đọc và phân tích được những báo cáo quảng cáo, phát hiện nhanh chóng vấn đề quảng cáo đang gặp phải để cải thiện.

4. Tổng hợp tài liệu học digital marketing

Bên cạnh một lộ trình học đúng đắn, thì tài liệu học tập cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định hiệu quả của việc tự học. Trong phần này, TM sẽ gợi ý cho bạn một số kênh cũng như tài liệu học Digital Marketing mà bạn có thể tham khảo để trau dồi thêm kiến thức về Digital Marketing của mình.

Sách/Ebook

“Sách là kho tàng tri thức của nhân loại”, việc đọc sách là một cách tuy đơn giản, nhưng lại hiệu quả để trang bị cho bạn những kiến thức nền tảng về Digital Marketing. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều sách viết về Digital Marketing, điều này có thể khiến bạn cảm thấy hoang mang trong việc lựa chọn ra cuốn sách phù hợp với bản thân để đọc.

Vì vậy, dưới đây là 6 cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản về Digital Marketing, cũng như các mảng trong Digital Marketing mà bạn có thể tham khảo:

Ngoài ra TM cũng có một hệ thống Ebook cung cấp kiến thức về mảng mảng trong Marketing, bao gồm cả Digital Marketing mà bạn có thể tham khảo để trang bị thêm kiến thức cho bản thân.

Truy cập vào kho Ebook của Tomorrow Marketing

Blog & Website

Tương tự như sách, blog & website cũng là những kênh đẻ bạn có thể cập nhật những kiến thức, xu hướng mới về Digital Marketing một cách hiệu quả. Bên cạnh những trang blog cá nhân của những chuyên gia, những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực Digital Marketing, các trang blog/website của các tổ chức hay công ty làm việc trong lĩnh vực này (Ví dụ: Ahref, Hootsuite, Semrush,…) cũng là một nguồn tài liệu giá trị bạn có thể tham khảo.

Để giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn, TM đã tổng hợp lại30 trang blog hay về Digital Marketingvới các chủ đề được chia thành từng mảng nhỏ bao gồm: social media, paid media, content marketing,… để bạn tham khảo và lựa chọn những trang blog phù hợp với mảng bản thân đang theo đuổi.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trang digital marketing blog của Tomorrow Marketers. Với những bài viết chuyên môn, case study, những bài phỏng vấn từ các chuyên gia đầu ngành được cập nhật liên tục, trang blog sẽ mang đến cho bạn nhiều lời khuyên và kiến thức hữu ích để phát triển sự nghiệp sau này.

Video

Ngoài đọc tài liệu thì xem video cũng là một hình thức giúp bạn tiếp thu kiến thức một cách “sống động” thông qua cả hình ảnh, âm thanh,… được truyền tải trong mỗi video.

TM gợi ý bạn nên subcribe những kênh Youtube của những chuyên gia, công ty hàng đầu trong mảng Digital Marketing như:

Với nội dung đa dạng trải dài khắp các lĩnh vực từ digital marketing nói chung đến từng mảng nhỏ như social media, SEO, paid advertising, website/landing page, TM tin rằng bạn sẽ học hỏi được vô số những kiến thức bổ ích từ những kênh Youtube này.

Đọc thêm: 8 kênh Youtube học Digital Marketing hay bạn không thể bỏ qua

Event/Webinar

Việc tự học qua tài liệu, sách vở dù tốt, nhưng lại có một nhược điểm lớn, chính là bạn sẽ chỉ được tiếp thu kiến thức từ một chiều. Việc tham dự các webinar miễn phí hoặc trả phí từ các đơn vị chuyên về Digital Marketing không chỉ giúp bạn học hỏi thêm những kiến thức về những chủ đề đang “hot”, mà còn mang đến cơ hội được tương tác hai chiều, thảo luận với các chuyên gia về những thắc mắc của bản thân.

Webinar “Đo lường và tối ưu quảng cáo trên TikTok và Facebook

TM cũng là một đơn vị thường xuyên tổ chức các Webinar về các chủ đề Marketing, Branding, Content, Digital Marketing. Bạn có thể xem lại recap các sự kiện trước đây của TM tại đây: Xem lại các event, và đừng quên follow Fanpage Tomorrow Marketers và Group 500 anh em Inhouse để cập nhật thông tin về các event sắp tới của TM nhé!

Tạm kết

Một trong những đặc trưng của ngành Digital Marketing là không có rào cản gia nhập, bất kỳ ai cũng đều có thể gia nhập thị trường lao động. Nguồn cung nhân sự vượt quá cầu, dẫn tới cơ hội cho newbie vào ngành ngày càng khó khăn. Nếu không có kiến thức kiến thức cũng như tư duy sâu và rộng về Digital Marketing, ngay cả cơ hội cho một công việc thực tập cũng không dành cho bạn.

Hy vọng lộ trình học tập và những tài liệu được tổng hợp ở trên sẽ cho bạn một bức tranh toàn cảnh rõ ràng về cách để bước vào ngành Digital Marketing. Nếu bạn vẫn cảm thấy mông lung, cần có một mentor “chỉ đường dẫn lối” để nhanh chóng trang bị những kiến thức cần thiết. Hãy cân nhắc đến việc tham gia một khóa học Digital Marketing.

Khóa học DIGITAL FOUNDATION của Tomorrow Marketers sẽ không chỉ cung cấp cho các bạn giấy chứng nhận hoàn thành khóa học, được đào tạo bởi các giảng viên cấp cao trong các tập đoàn danh tiếng, mà còn giúp các marketers hiểu rõ bản chất của các kênh digital, biết vận dụng digital để phân tích thị trường, khách hàng, từ đó lên kế hoạch, đặt mục tiêu, triển khai, phân bổ ngân sách một cách bài bản.

khóa học digital foundation

Bài viết được biên soạn bởi Tomorrow Marketers, vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức!

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/lo-trinh-hoc-digital-marketing-a40065.html