Những Điều Thú Vị Về Cây Thông Lá Đỏ Có Thể Bạn Chưa Biết

Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về đặc điểm và tác dụng của cây thông lá đỏ. Đặc biệt là về ý nghĩa phong thủy khi trồng cây thông lá đỏ dành cho những ai mới xây cất nhà!

Giới thiệu về cây thông lá đỏ

Cây thông đỏ là loại cây có rễ cọc kém phát triển và sống lâu nhất thế giới, tại Việt Nam được đánh giá là một loại dược liệu quý, có tác dụng điều trị được nhiều bệnh lý khác nhau đặc biệt là bệnh ung thư.

Sau đây là một số thông tin tổng quan về cây thông đỏ:

Đặc điểm của cây thông lá đỏ

Đặc điểm thực vật học

Thông đỏ là một loài cây bụi, thân gỗ nhỏ có nhiều cành, phát triển chậm và thuộc dạng sống lâu nhất thế giới, với những đặc điểm nhận dạng như:

Hình ảnh cây thông đỏ
Hình ảnh cây thông đỏ
Hạt và hoa của cây thông đỏ
Hạt và hoa của cây thông đỏ

Đặc điểm sinh thái

Cây thông đỏ thuộc dòng cây có rễ cạn, rễ cọc kém phát triển. Loại cây này ưa bóng mát và được tìm thấy nhiều tại những vùng cận nhiệt nơi có độ cao từ 1000m - 2000m so với mực nước biển.

Tại Việt Nam cây thông đỏ được phân bố nhiều tại các điểm núi có độ cao từ 1.300 - 1.700m, quanh địa bàn các tỉnh Lâm Đồng (huyện Đức Trọng, huyện Đơn Dương, huyện Lạc Dương và thành phố Đà Lạt), Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An, Hà tĩnh, Khách Hòa.

Tác dụng của cây thông lá đỏ

Cây thông đỏ là cây quý hiếm rất được ưa chuộng và ứng dụng nhiều trong việc chữa bệnh và làm đồ trang trí nội thất.

Ứng dụng trong thiết kế nội thất của cây gỗ thông đỏ

Gỗ thông đỏ có giá trịnh kinh tế khá cao nhờ được ưa chuộng trong thiết kế nội thất. Bởi vì gỗ cây thông đỏ có màu viền đẹp, có tính co giãn, ít nứt nẻ, thân cành không cong vênh, rất cứng, chịu nước, chịu ẩm tốt và không bị mối mọt.

Nhờ những đặt tính này nên gỗ thông đỏ thường được sử dụng để làm đồ mỹ nghệ cao cấp, làm tượng gỗ, làm đồ mỹ nghệ cao cấp.

Hơn thế loại gỗ thông đỏ cũng có nhiều màu sắc như: màu xanh đen, xanh ngọc bích, màu vàng, đỏ, nâu đỏ, tím,… Các vân gỗ cũng được chia ra thành vân chỉ, vân chuối hoặc không vân (gỗ ở gốc cây). Và đặc biệt hơn là gỗ thông đỏ có múi thơm nhẹ, luôn tiết ra nhựa dù đã chế tác thành các sản phẩm.

Thông đỏ còn được nhiều người trồng để làm cây cảnh, chủ yếu trồng làm bonsai rất đẹp
Thông đỏ còn được nhiều người trồng để làm cây cảnh, chủ yếu trồng làm bonsai rất đẹp

Giá trị dược liệu chữa bệnh của cây thông lá đỏ

Vào thế kỉ 10 người Anglo-Sanxons đã dùng quả thông đỏ để làm nguyên liệu điều trị bệnh nước elf (sởi hoặc thủy đậu).

Lá thông đỏ thành phần chính là Vitamin A, C, K, Acicd Amino thiết yếu, và các chất Carbonhydrate, Phosphorus, Sắt, Mangan, Kẽm, Chất béo. Nên được ựng dụng nhiều vào việc chữa bệnh và điều chế tinh dầu.

Vỏ và lá của cây thông đỏ chứa chất hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư như. Nên người ta thường chiết xuất hoạt chất 10 - DB III từ thảo dược cây thông đỏ để chế tạo thuốc paclitaxol và Taxol - giúp chậm sự phát triển của ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi, xử lý hắc tố,…

Ngoài ra trong cây thông đỏ còn chưa các thành phần chống oxy hóa như: Vitamin A, carotene và Rustin là các thành phần chính dùng để tạo chất chống oxy hóa ứng dụng để bảo vệ cơ thể con người khỏi các rối loạn hệ thống thần kinh và sự thoái hóa cơ bắp.Đồng thời chất chống oxy hóa từ cây thông đỏ còn giúp ngăn chặn các tế bào lão hóa chậm hơn. Vậy nên chúng thường được kết hợp điều trị ung thư và ứng dụng để làm đẹp cho da, tóc.

Cây thông đỏ còn được dùng để điều chế chất khử trùng tự nhiên. Nhờ có lượng tinh dầu cao nên loại cây này được dùng để chiết xuất vào thuốc xịt và làm mát không khí giúp hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, vi trùng, bấm mốc và khuẩn E-coli.

Dầu thông đỏ với mùi hương thơm nhẹ và thanh mát tự nhiên nên được ứng dụng trong liệu pháp mùi hương để hỗ trợ điều trị trầm cảm nhẹ. Hơn thế tinh dầu thông đỏ còn được dùng để điều trị mệt mỏi tuyến thượng thận.

Ý nghĩa phong thủy của cây thông lá đỏ

Cây thông đỏ là loại cây có tuổi thọ từ 100 năm đến 1000 năm. Chính vì vậy nên trong phong thủy loại cây này đại diện cho sự trường thọ.

Khi trồng cây thông đỏ tại nơi ở sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh và sống lâu.

Chính vì vậy rất nhiều người yêu thích phong thủy và yêu quý người thân của mình đang tìm hiểu và mua cây thông lá đỏ để làm cây cảnh giúp mang đến những điều tốt đẹp nhất cho cả gia đinh mình.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cây thông lá đỏ

Cây thông đỏ tại việt nam được trồng chưa lâu và chủ yếu sử dụng phương pháp cắm cành để trồng hoặc mua cây về trồng.

Khi trồng cây thông đỏ nên chọn loại đất có cát hoặc sỏi, đất đồi dễ thoát nước.

Khi cây mới trồng thì tuyệt đối không được bón phân, đặt biệt là các loại phân hóa học. Vào mùa thu thì có thể bón phân hữu cơ quanh gốc cây.

Cây thông lá đỏ là loại cây lá kim không có nhu cầu cao về nước, nên chỉ tưới cây khi thấy đất khô, vì nếu tưới nhiều nước sẽ dễ làm chết cây.

Nên trồng cây thông đỏ ở nơi thoáng, nơi có lượng ánh sáng vừa phải nhưng nắng không quá gắt
Nên trồng cây thông đỏ ở nơi thoáng, nơi có lượng ánh sáng vừa phải nhưng nắng không quá gắt

Có nên trồng cây thông lá đỏ trong sân vườn?

Hiện nay cây thông đỏ đang được ưa chuộng để làm bonsai vô cùng đẹp. Vậy nên nếu gia chủ nào muốn trồng cây thông lá đỏ trong vườn thì có thể chọn cách trồng cây cảnh như vậy để trang trí cảnh quan cho nơi ở của mình.

Cây thông lá đỏ giá bao nhiêu?

Hiện nay có một số nơi bán cây thông đỏ đặc biệt là các vườn ươm ở Đà Lạt, Tây Nguyên và khu vực Bắc Bộ.

Khi bạn muốn mua cây giống thông đỏ hay cây thông đỏ bonsai thì tại mỗi vườn ươm sẽ bán cây thông đỏ với giá khác nhau tùy theo chất lượng, khu vực và ngoại hình của cây.

Tổng kết

Hy vọng qua những chia sẻ của MoveLand về cây thông đỏ phía trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giá trị của loài thực vật quý hiếm này. Điều đặc biệt nữa của cây thông lá đỏ là có thể trông được ở mọi điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng.

Ngoài ra nếu bạn đang muốn sở hữu một cây thông đỏ bonsai đẹp hay có bất kỳ thắc mắc nào liên quan thì hãy để lại câu hỏi và thường theo gõi trang thông tin về thiết kế sân vườn của chúng tôi dể có được lựa chọn cây cảnh đẹp khiến mình ưng ý nhất nhé!

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cay-thong-la-do-a38822.html