Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền? | BVĐK Tâm Anh

Xét nghiệm nội tiết tố nữ giúp phát hiện các vấn đề về khả năng sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời kỳ tiền mãn kinh. Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết tố cũng liên quan đến bệnh lý nội tiết khác như tuyến giáp hoặc tiểu đường… Các thông tin xoay quanh việc xét nghiệm nội tiết tố nữ luôn được chị em quan tâm. Vậy xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền là đủ? Chi tiết sẽ được tiết lộ ngay sau đây!

Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là cách người bệnh được thực hiện một loạt các xét nghiệm nhỏ nhằm mục đích đánh giá và theo dõi chức năng, tình trạng hoạt động cũng như khả năng dự trữ noãn của buồng trứng. (1)

Khi nào nữ giới nên xét nghiệm nội tiết tố?

Nữ giới nên đi xét nghiệm nội tiết tố khi có các biểu hiện sau:

Trường hợp đang mang thai thì bạn có thể làm xét nghiệm estriol giữa tuần 15 và 20 của thai kỳ. Xét nghiệm này có thể là một phần của nhóm các xét nghiệm tiền sản được gọi là xét nghiệm sàng lọc 3 lần hoặc xét nghiệm sàng lọc 4 lần. Xét nghiệm này có thể kiểm tra xem thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh di truyền như hội chứng Down hay không. (2)

Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

Các bệnh viện uy tín với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm
Các bệnh viện uy tín với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và được trang bị hệ thống máy móc kỹ thuật tân tiến sẽ có mức giá xét nghiệm cao hơn.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là xét nghiệm những gì?

Những nội tiết tố nữ quan trọng thường được kiểm tra trong xét nghiệm này bao gồm:

1. Estrogen

Nồng độ estrogen sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn cuộc đời. 3 loại estrogen thường được xét nghiệm là:

Estradiol là hormone được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, chịu trách nhiệm về chức năng tình dục và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các đặc tính nữ, bảo vệ xương chắc khỏe, duy trì hàm lượng cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp,… Nồng độ estrogen đạt đỉnh điểm vào thời kỳ rụng trứng và chạm đáy vào thời kỳ kinh nguyệt. Chỉ số Estrogen sẽ biến đổi theo từng giai đoạn:

Nồng độ estrogen thấp liên quan đến một số vấn đề như hàm lượng chất béo trong cơ thể thấp, tiền mãn kinh, hội chứng buồng trứng đa nang, chán ăn tâm thần, suy tuyến yên. Trong khi đó mức estrogen cao sẽ cảnh báo các tính trạng béo phì, hội chứng tiền kinh nguyệt, mệt mỏi, suy giảm ham muốn.

2. Progesterone

Progesterone là nội tiết tố cực kỳ cần thiết để điều hòa kinh nguyệt và phát triển thai nhi, giúp tử cung nhận trứng đã thụ tinh. Nếu trứng không được thụ tinh, hoàng thể sẽ bị phá vỡ, nồng độ progesterone giảm mạnh và bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt mới. Trường hợp trứng đã được thụ tinh, progesterone tăng lên kích thích niêm mạc tử cung phát triển, làm cho các tuyến ở niêm mạc tử cung tiết ra chất dinh dưỡng để nuôi phôi thai.

Xét nghiệm progesterone có thể được thực hiện khi chị em gặp các vấn đề trong chu kỳ rụng trứng, khi mang thai ngoài tử cung, sảy thai hoặc các biến chứng khác, và vô sinh hoặc khó thụ thai.

Nồng độ Progesterone cũng thay đổi tùy theo các thời điểm khác nhau:

Nồng độ progesterone ở trạng thái cao trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, trong khi mức progesterone thấp khi mang thai có thể báo hiệu nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

3. Hormone kích thích nang trứng

FSH là hormone kích thích nang buồng trứng được sản xuất bởi tuyến yên. Xét nghiệm FSH có thể thực hiện bằng máu hoặc nước tiểu. FSH được sử dụng để chẩn đoán tình trạng kinh nguyệt bất thường, dậy thì sớm, hiếm muộn, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, chẩn đoán chức năng buồng trứng, buồng trứng đa nang hoặc u nang buồng trứng, hoặc cũng có thể là khối u tuyến yên.

Chỉ số FSH thay đổi theo từng thời điểm khác nhau:

Nồng độ FSH bất thường có thể do tuyến yên hoặc vùng dưới đồi gây ra, buồng trứng đa nang hoặc do quá trình điều trị ung thư.

4. Chỉ số nội tiết tố Testosterone/DHEA

Testosterone là hormone được sản xuất ở buồng trứng và tuyến thượng thận. Cùng sự trợ giúp từ enzyme Aromatase, hầu hết testosterone sẽ chuyển đổi thành Estradiol. Mức testosterone bình thường ở nữ giới dao động từ 15-70 ng/dL hoặc 0.5-2.4 nmol/L.

DHEA (androgen) là nội tiết tố nam cũng tồn tại trong cơ thể phụ nữ. Nồng độ DHEA sẽ dao động tùy theo tuổi tác:

Nồng độ testosterone không biến động như Estrogen hay các nội tiết tố khác, vì vậy có thể xét nghiệm chỉ số testosterone vào mọi thời điểm trong ngày. Testosterone cao là dấu hiệu của việc sử dụng quá liều thuốc steroid. Testosterone thấp liên quan đến tiền mãn kinh, giảm ham muốn, trầm cảm. Nồng độ DHEA cao có thể báo hiệu ung thư tuyến thượng thận hoặc tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh.

Mức testosterone bình thường ở nữ giới
Mức testosterone bình thường ở nữ giới dao động từ 15-70 ng/dL hoặc 0.5-2.4 nmol/L.

5. Nội tiết tố nữ LH

Nội tiết tố nữ LH đóng vai trò quan trọng trong việc sinh nở được sản xuất ở thùy trước tuyến yên, có tác dụng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và kích thích giải phóng trứng. Thiếu hoặc thừa LH có thể gây ra nhiều vấn đề như rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh hoặc hiếm muộn.

Việc xét nghiệm chỉ số nội tiết tố LH ở nữ giới nhằm mục đích tìm hiểu nguyên nhân kinh nguyệt không đều hoặc tình trạng ngừng kinh, phát hiện nguyên nhân vô sinh, xác định thời điểm rụng trứng thích hợp, tiền mãn kinh và mãn kinh.

Nồng độ LH trong cơ thể của phụ nữ sẽ phụ thuộc vào thời gian kinh nguyệt. Nếu nồng độ LH cao bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu mãn kinh, hội chứng buồng trứng đa nang, hoặc rối loạn tuyến yên. Nồng độ LH thấp có thể do căng thẳng, biếng ăn, suy dinh dưỡng hoặc rối loạn tuyến yên.

6. Chỉ số AMH

Hormone AMH được sản xuất từ các tế bào bên trong nang của buồng trứng, dùng để đo nồng độ hormone chống đa trứng hoặc chẩn đoán khối lượng buồng trứng. Xét nghiệm AMH cho biết số lượng trứng còn lại, xác định độ lão hóa của buồng trứng, đồng thời cho thấy mức độ đáp ứng của thuốc hỗ trợ sinh sản trong việc thụ tinh ống nghiệm (IVF). Và cCó thể xét nghiệm vào bất cứ thời điểm nào.:

Các cấp độ chỉ số AMH:

Mức AMH thấp nghĩa là khả năng dự trữ trứng kém và buồng trứng đang có ít trứng. Lượng AMH trung bình có nghĩa khả năng dự trữ trứng cao và buồng trứng đang có nhiều trứng, điều này sẽ làm suy giảm khả năng đáp ứng thuốc khi làm thụ tinh ống nghiệm. Nồng độ AMH cao bất thường sẽ làm tăng nguy cơ quá kích buồng trứng và hiếm muộn.

Làm việc quá độ và căng thẳng thần kinh
Làm việc quá độ và căng thẳng thần kinh là một trong số những nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn nội tiết tố ở nữ giới.

7. Chỉ số Prolactin

Prolactin được sản xuất từ tuyến yên trong não, giúp đo mức độ thỏa mãn và sản xuất sữa sau khi sinh con. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm chỉ số prolactin với các trường hợp không có kinh, chu kỳ kinh nguyệt thất thường, rong kinh, đau vú, vú tiết sữa ngay cả khi không mang thai hoặc cho con bú, âm đạo bị khô, bốc hỏa, vô sinh.

Thông thường chỉ số Prolactin tăng cao ở thai phụ hoặc phụ nữ sau sinh để tạo sữa cho trẻ, nhưng nồng độ prolactin vẫn có khả năng tăng cao ngay cả khi không mang thai. Lượng prolactin cao có thể là dấu hiệu cho bệnh u tế bào tiết Prolactin (prolactinoma) khi tuyến yên sản xuất quá nhiều prolactin. Trong khi đó nồng độ prolactin thấp có thể là tuyến yên không hoạt động hết mức do tác dụng phụ từ một số loại thuốc.

8. Tuyến giáp

Tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến nồng độ Estrogen và ngược lại, mức estrogen trong cơ thể cũng có thể tác động đến chức năng của tuyến giáp. Khi cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh về tuyến giáp nhiều hơn nam giới, đặc biệt là sau khi mang thai và tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Mức độ trung bình của hormone tuyến giáp dao động từ:

Tuyến giáp hoạt động bình thường khi chỉ số TSH và T4 bình thường. Tuyến giáp hoạt động quá mức khi nồng độ TSH thấp và T4 cao. Tuyến giáp hoạt động kém khi chỉ số TSH cao còn T4 thấp. Chức năng tuyến giáp thấp do vấn đề khác, ví dụ như rối loạn chức năng tuyến yên sẽ làm cho cả 2 chỉ số TSH và T4 đều thấp.

Khi nào nên xét nghiệm nội tiết tố nữ?

Chị em nên chủ động xét nghiệm tiết tố nữ nếu cơ thể đang có các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố. Các tình trạng nội tiết tố phổ biến ảnh hưởng đến mọi người thuộc mọi giới tính có thể gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây:

Có một hoặc một vài triệu chứng trong đây không đồng nghĩa với việc bạn bị mất cân bằng nội tiết tố vì chúng cũng có thể phản ánh các bệnh mạn tính khác. Vì vậy, nếu thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ sự thay đổi đáng chú ý nào thì nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. (3)

Trên thực tế, xét nghiệm hormone được thực hiện vào những ngày khác nhau vì hormone sinh dục của phụ nữ thường biến đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Để kết quả xét nghiệm chính xác nhất, bạn cũng nên chú ý đến thời gian xét nghiệm:

Những lưu ý khi xét nghiệm nội tiết tố

Không cần phải làm gì đặc biệt để chuẩn bị cho xét nghiệm nội tiết tố. Người bệnh không cần ngừng ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trước đó như khi thực hiện một số loại xét nghiệm máu. Nhưng trước khi xét nghiệm, người bệnh nên nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc và chất bổ sung đang hoặc đã sử dụng, đặc biệt trong trường hợp dùng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone, bởi vì điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. (4)

Khoa Nội tiết - Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố một cách chuẩn xác nhất theo đúng quy trình quốc tế, từ đó lên phác đồ trị liệu phù hợp với từng chị em, giúp đưa cơ thể trở về trạng thái cân bằng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các độc giả giải đáp thắc mắc về việc “Xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu tiền?”. Nếu bạn xuất hiện những thay đổi bất thường trên cơ thể thì có khả năng đó chính là những dấu hiệu của việc cơ thể bị mất căn bằng, vì vậy cần tìm đến bệnh viện để làm xét nghiệm nội tiết tố để chẩn đoán và điều trị kịp thời, phòng tránh nguy hiểm

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/lay-gi-de-xet-nghiem-noi-tiet-a38798.html