Miệng người: Cấu tạo và chức năng của cơ quan

Miệng là một phần của hệ thống tiêu hóa và hô hấp, có chức năng ăn, nói và thở. Vậy miệng có cấu tạo như thế nào? Những bệnh nào hay gặp ở miệng? Làm thế nào để giữ cho bộ phận này luôn khỏe mạnh? Bài viết sau đây của thạc sĩ bác sĩ CKII Đoàn Minh Trông, Đơn vị Đầu mặt cổ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp chi tiết các vấn đề trên.

cấu tạo và chức năng của miệng người

Miệng là gì?

Miệng là lỗ mở hình bầu dục nằm dưới mũi, bắt đầu ở môi và kết thúc về phía amidan. Đây còn là một phần của hệ thống tiêu hóa và hệ hô hấp.

Chức năng của miệng

Miệng có vai trò quan trọng trong các hoạt động thường ngày như: hô hấp, nói, nhai, nếm, nuốt, ăn, uống… Bên cạnh đó, bộ phận này cũng đóng vai trò nhất định trong hệ tiêu hóa và hô hấp, cụ thể: (1)

1. Chức năng trong hệ tiêu hóa

Đây là nơi bắt đầu của quá trình tiêu hóa. Khi bạn nhai, tuyến nước bọt tạo ra nước bọt giúp phá vỡ tinh bột trong thức ăn. Sau đó, lưỡi đưa thức ăn vào cổ họng, xuống thực quản và vào dạ dày.

2. Chức năng trong hệ hô hấp

Giống như mũi, miệng mang không khí vào phổi. Vì miệng lớn hơn mũi nên mang nhiều không khí hơn vào cơ thể. Không khí đi từ miệng không phải di chuyển xa nên được cơ thể hấp thu nhanh hơn.

Nhưng miệng không giống như mũi, cơ quan này không có hệ thống lọc. Khi bạn thở bằng mũi, không khí được lọc, làm ấm. Những sợi lông nhỏ trong mũi (lông mao) lọc chất nhầy, ngăn chúng di chuyển từ mũi xuống họng. Nếu thở chủ yếu bằng cơ quan này sẽ làm khô nướu và gây các vấn đề như hôi miệng và khô miệng.

Miệng có vai trò quan trọng
Miệng có vai trò quan trọng trong các hoạt động thường ngày như: hô hấp, nói, nhai, nếm, nuốt, ăn, uống…

Cấu tạo miệng người

Miệng bao gồm các cơ quan sau: (2)

1. Khoang miệng

Miệng bao gồm 2 vùng: tiền đình và ổ miệng chính thức. Tiền đình là khu vực giữa răng, môi và má. Khoang miệng được giới hạn ở 2 bên, phía trước và phía sau.

Vòm của khoang miệng được hình thành bởi vòm miệng cứng. Sàn khoang miệng được hình thành bởi các cơ mylohyoid (cơ ghép nối của cổ, chạy từ xương hàm dưới đến xương móng) và che phủ bởi 2/3 trước của lưỡi. Bộ phận này được giữ ẩm bởi dịch tiết từ tuyến nước bọt dưới hàm trên và dưới lưỡi (nằm trên sàn miệng).

2. Đường miệng

Đôi môi kết hợp với nhau để đóng cửa miệng, tạo thành 1 đường giữa môi trên và môi dưới. Trong biểu cảm khuôn mặt, đường miệng có hình dạng giống như 1 parabol mở ra khi cười và 1 parabol quay xuống khi cau mày. Bên cạnh đó, đường miệng quay xuống có thể là vĩnh viễn ở một số người. Ngoài ra, triệu chứng này có thể là biểu hiện của hội chứng Prader-Willi.

Hội chứng Prader-Willi là bệnh rối loạn hiếm gặp ở trẻ sau khi sinh, ảnh hưởng đến thể chất, tâm thần và hành vi ở trẻ. Người mắc bệnh thường xuyên có cảm giác đói và tình trạng này bắt đầu vào khoảng 2 tuổi trở lên. Người bị hội chứng Prader-Willi gặp khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng và béo phì.

3. Thần kinh chi phối

Dây thần kinh sinh ba là dây thần kinh chính của khuôn mặt, có chức năng cảm giác và điều khiển một số chức năng vận động như: cắn, nhai và nuốt. Dây thần kinh này có ba nhánh chính, bao gồm:

Răng và nha chu (các mô hỗ trợ răng) được điều khiển bởi các dây thần kinh hàm trên và hàm dưới (sự phân chia của dây thần kinh sinh ba).

Răng hàm trên và dây chằng quanh răng do dây thần kinh răng trên điều khiển, gồm các nhánh như: dây thần kinh huyệt răng trên sau, dây thần kinh huyệt răng trên trước và có thể có dây thần kinh huyệt răng trên giữa. Các dây thần kinh này tạo thành đám rối thần kinh huyệt răng trên (superior dental plexus).

Răng hàm dưới và dây chằng quanh răng do dây thần kinh huyệt răng dưới, 1 nhánh của nhánh dưới thần kinh sinh ba chi phối. Dây thần kinh này chạy bên trong hàm dưới và ống hàm dưới, tỏa các nhánh đến tất cả răng hàm dưới (đám rối thần kinh huyệt răng dưới).

Lợi trên môi của răng nanh, răng cửa hàm trên và răng tiền hàm được chi phối bởi các nhánh môi trên của thần kinh dưới ổ mắt. Thần kinh huyệt răng sau trên chi phối nướu và mặt trước răng hàm trên. Nướu trên vòm miệng răng hàm trên thì được chi phối bởi thần kinh khẩu cái trước, được tách ra từ dây thần kinh mũi - khẩu cái chỗ răng cửa.

Nướu mặt lưỡi của răng hàm dưới do thần kinh dưới lưỡi, 1 nhánh của thần kinh lưỡi điều khiển. Nướu trên mặt của răng cửa hàm dưới và răng nanh được chi phối bởi dây thần kinh cằm (có nguồn gốc từ dây thần kinh huyệt răng, xuất phát từ lỗ cằm). Nướu của mặt bên (má) của răng hàm dưới do thần kinh miệng chi phối.

4. Các cơ quan khác

Ngoài các cơ quan chính như trên, miệng còn bao gồm: (3)

Cấu tạo miệng
Cấu tạo của miệng

Dấu hiệu cho thấy miệng khỏe mạnh, bình thường

Miệng khỏe mạnh, bình thường thường có các dấu hiệu sau đây:

Triệu chứng cảnh báo sức khỏe của miệng đang bị ảnh hưởng

Các triệu chứng cho thấy miệng có vấn đề như:

Các bệnh lý thường gặp ở vùng miệng

Một số bệnh liên quan đến cơ quan này bao gồm: (4)

1. Răng

2. Nướu

3. Vòm miệng

4. Mô mềm

5. Lưỡi

6. Vị giác

7. Ung thư miệng

Dây thanh âm mở và đóng
Dây thanh âm khi mở và đóng

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi gặp các tình trạng dưới đây, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để khám và điều trị:

Cách để giữ cho miệng luôn khỏe mạnh

Tuy không thể ngăn chặn hoàn toàn các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Nhưng bạn có thể hạn chế các vấn đề này bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách, kiểm tra thường xuyên và duy trì lối sống lành mạnh, cụ thể:

X-quang cấu tạo khoang miệng
Hình chụp X-quang cấu tạo của khoang miệng

Bài viết đã nêu chi tiết cấu tạo, chức năng quan trọng của miệng. Hy vọng quý độc giả có thêm thông tin hữu ích và chăm sóc răng miệng đúng cách.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/vom-mieng-tren-a38681.html