7 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày và những điều bạn nhất định phải biết

Theo thống kê của Tổ Chức Ung Thư Quốc Tế - Globocan năm 2018, tại Việt Nam, bệnh nhân mắc ung thư dạ dày chiếm 10,6% số ca mắc ung thư mới. Ung thư dạ dày chỉ đứng thứ ba sau ung thư gan và ung thư phổi. Bên cạnh đó, hiện nay ung thư dạ dày cũng có xu hướng trẻ hóa do cuộc sống ngày càng phát triển kéo theo việc người trẻ gặp rất nhiều áp lực. Ung thư dạ dày cũng là một trong những bệnh ác tính phổ biến, dễ di căn và tỷ lệ tử vong rất cao. Vì vậy hãy cùng Meditec tìm hiểu dấu hiệu nhận biết cũng như các biện pháp phòng chống ung thư dạ dày nhé!

1. Ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào cấu trúc bình thường của dạ dày trở nên bất thường đột biến và tăng sinh một cách không kiểm soát và xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết. Đây được xem là một trong những ung thư phổ biến nhất trên thế giới, tỷ lệ mắc top 3 ở nam giới và top 4 ở nữ giới.

Trước khi đến với nguyên nhân, cùng Meditec tìm hiểu dấu hiệu ung thư dạ dày nhé!

2. Dấu hiệu ung thư dạ dày

Các triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không rõ nét. Tuy nhiên khi ung thư bắt đầu phát triển, bệnh nhân cũng sẽ gặp những biểu hiện ung thư dạ dày đặc trưng. Dưới đây là 7 dấu hiệu ung thư dạ dày đặc trưng nhất

2.1. Chán ăn

Chán ăn không chỉ là biểu hiện của việc bạn đang gặp vấn đề với vị giác mà nó còn có thể là biểu hiện ban đầu của ung thư dạ dày. Các khối u ở dạ dày có thể là nguyên nhân khiến bạn chán ăn. Vì vậy nếu tự dưng gặp dấu hiệu chán ăn bất thường, bạn đừng chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Biểu hiện chán ăn của bệnh nhân ung thư dạ dày

2.2. Sụt cân không rõ lý do

Sụt cân không rõ lý do là một trong những dấu hiệu đặc trưng nhất của những bệnh nhân bị ung thư nói chung và mắc ung thư dạ dày nói riêng. Khi bị ung thư dạ dày, người bệnh thường có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn từ đó làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng dẫn tới sụt cân.

Thường ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường không gặp biểu hiện sụt cân. Tuy nhiên khi ung thư dạ dày đến giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong 3 tháng đầu. Đây được xem là tình trạng báo động cho các vấn đề sức khỏe nói chung và đặc biệt là các bệnh nhân ung thư dạ dày nói riêng. Vì vậy, nếu gặp tình nặng sụt cân bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời.

2.3. Buồn nôn và nôn

Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân thường có cảm giác buồn nôn trước hoặc sau khi ăn. Tùy vào mức độ tiến triển, người bệnh thường có dấu hiệu chuyển dần từ buồn nôn, nôn sang trào ngược thức ăn. Nguyên nhân chính của tất cả biểu hiện trên là do rối loạn tiêu hóa hoặc tắc nghẽn đường tiêu hóa.

2.4. Ợ chua và đầy bụng sau khi ăn

Đây là những biểu hiện đặc trưng của những bệnh lý liên quan đến dạ dày nói chung và ung thư dạ dày nói riêng. Những biểu hiện ợ nóng hoặc đầy bụng sau ăn có thể xuất hiện do thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh. Tuy nhiên khi trường hợp này kéo dài và đi kèm cùng những biểu hiện khác thì có khả năng cao là bị ung thư dạ dày.

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng trên là do các cơ quan tiêu hóa bị rối loạn, chức năng hoạt động của dạ dày kém gây nên tình trạng ợ nóng và đầy bụng sau ăn.

2.5. Nôn ra máu

Nôn ra máu là một trong những triệu chứng ung thư giai đoạn đầu. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan khi gặp biểu hiện này.

2.6. Đau bụng dữ dội

Ban đầu những bệnh nhân ung thư dạ dày thường gặp những cơn đau vùng trên rốn (thượng vị) từng đợt, dần dần xuất hiện những cơn đau bất thường không theo quy luật và tiến triển ngày một nặng hơn.

Trong giai đoạn đầu, người bị ung thư dạ dày thường gặp những cơn đau khi no hoặc khi đói.

Đau bụng vùng bụng trên cũng là dấu hiệu đặc trưng của những cơn đau dạ dày cấp tính và mạn tính. Vì vậy, người bệnh khó có thể nhận biết và phân biệt các bệnh lý về dạ dạ dày. Nên khi gặp biểu hiện trên, bạn cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.

2.7. Khó nuốt

Khi khối u dạ dày kéo dài đến thực quản, bệnh nhân thường gặp khó khăn trong quá trình nuốt thức ăn do thức ăn bị mắc kẹt trong họng ngay cả khi người bệnh ăn những món dễ ăn như cháo hoặc súp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cảm giác đau mỗi khi nuốt.

3. Giai đoạn ung thư dạ dày

3.1. Giai đoạn 0

Còn được gọi là ung thư biểu mô hay giai đoạn đầu. Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày

3.2. Giai đoạn 1

Trong giai đoạn 1, tế bào ung thư bắt đầu thâm nhập và làm tổn thương tới lớp thứ 2 của dạ dày. Biểu hiện của ung thư dạ dày trong giai đoạn này chưa thực sự rõ nét và các tế bào ung thư lúc này chưa xâm lấn hay di căn sang các khu vực khác.

3.3. Giai đoạn 2

Các tế bào ung thư lúc này đã xâm lấn qua thành lớp niêm mạc dạ dày. Ung thư dưới cơ là tên gọi của giai đoạn 2 và thường xuất hiện các biểu hiện rõ nét như: đau bụng, buồn nôn,…

3.4. Giai đoạn 3

Là thời điểm phát triển mạnh mẽ của các tế bào ung thư và có dấu hiệu di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể bệnh nhân

3.5. Giai đoạn 4

Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lan rộng và di căn ra khắp cơ thể.

4. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày nhưng những nguyên nhân chính thường liên quan đến các yếu tố môi trường, tổn thương tiền ung thư và yếu tố di truyền.

4.1. Tổn thương tiền ung thư

Những tổn thương tiền ung thư như:

4.2. Vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP được viết tắt bởi Helicobacter pylori gây viêm loét vùng niêm mạc dạ dày mãn tính, từ đó dẫn đến các tổn thương tiền ung thư.

4.3. Yếu tố di truyền

Ung thư dạ dày liên quan đến một số hội chứng di truyền. Theo thống kê, tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ sang con lên đến 48%.

4.4. Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Đây được xem là một trong những nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Người bệnh thường có thói quen ăn các thức ăn chứa Nitrat như rau dưa muối, thịt cá ướp muối, thị nướng, thịt hun khói,…

Hình ảnh cá muối - nguyên nhân gây ung thư dạ dày

5. Biện pháp phòng chống ung thư dạ dày

Luyện tập thể dục nâng cao sức khỏe

Đặc biệt đừng quên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ hằng năm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Thông qua những chia sẻ chi tiết về ung thư dạ dày ở trên, hy vọng các bạn đã có thêm cho mình thật nhiều thông tin hữu ích về ung thư dạ dày cũng như những biện pháp phòng tránh căn bệnh “quái ác” đó. Đừng quên luôn theo dõi Meditec để cập nhật thêm nhiều thông tin về sức khỏe và dinh dưỡng nhé!

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/7-dau-hieu-ung-thu-da-day-a38224.html