Trường Đại học Bách Khoa ĐHQG-HCM | Ngành Kỹ thuật Công trình Biển

NGÀNH KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH BIỂN

Website: http://www.dce.hcmut.edu.vn/

Ngành Kỹ thuật Công trình Biển thuộc nhóm ngành Xây dựng.

Ngành Kỹ thuật Công trình Biển có 01 chuyên ngành : Cảng - Công trình Biển.

1. TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH:

Ngành Kỹ thuật Công Trình Biển là một trong các ngành của Khoa Kỹ thuật Xây dựng, nhằm mục tiêu đào tạo kỹ sư chuyên ngành Xây dựng Cảng - Công Trình Biển.

Ngành Kỹ thuật Công Trình Biển do Bộ môn Cảng - Công trình biển Trường Đại Học Bách Khoa TpHCM trực tiếp quản lý và đào tạo. Được thành lập từ năm 1984, Bộ môn là đơn vị đầu tiên đào tạo chuyên ngành Cảng - Công Trình Biển đầu tiên cho khu vực phía Nam.

Chương trình sẽ đào tạo những kỹ sư có chuyên môn cao, có thể qui hoạch, thiết kế, và thi công các công trình chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hệ thống cảng, hệ thống giao thông thủy, các công trình trên biển và ven biển, mở rộng đến tất cả các công trình xây dựng ven sông, biển, gần hay xa bờ chịu tác động phức tạp của môi trường sông, biển.

Trong quá trình học tập, bên cạnh các kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết (giao tiếp, làm việc nhóm, …) thông qua phương pháp dạy học sinh động, seminar, tham quan, … Sinh viên còn có cơ hội giao lưu với sinh viên nước ngoài, hoặc đi huấn luyện ngắn ngày thông qua các đợt trao đổi học tập với các trường, công ty nước ngoài.

- Triển vọng Nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp Chương trình Kỹ sư ngành Kỹ thuật Công Trình Biển có thể làm việc tại các vị trí:

Một số nơi thường tuyển dụng các kỹ sư Kỹ thuật Công Trình Biển tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa: Công ty CP TVTK Cảng Kỹ thuật biển (PORTCOAST), Công ty CP TVXD Công trình thủy - bộ (SUDEWAT), , Cty CP Tư vấn và Đầu tư XD Kiến Hưng, Tổng Công ty TVTK Dầu Khí (PVE), DHV Royal Haskoning Vietnam, Hakkou Company (Nhật Bản), … và các Viện nghiên cứu, trường Đại Học như: Viện Kỹ Thuật Biển, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, trường Đại Học Bách Khoa TPHCM, trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TPHCM…

- Các điểm đặc biệt

- Các đề tài tiêu biểu

Dự án nghiên cứu quốc tế “Thiên tai biển và biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á: đánh giá và các giải pháp phát triển bền vững cho các khu vực ven biển có quá trình phát triển nhanh chóng”, tài trợ bởi AUN/SEED-Net (JICA), năm 2015-2017.

Dự án nghiên cứu quốc tế “Thảm họa tự nhiên và môi trường tại châu Á và châu Phi”, tài trợ bởi JSPS (Nhật Bản), năm 2013-2018.

Dự án đồng nghiên cứu “Nghiên cứu thí nghiệm hiện trường cọc ống thép trong môi trường biển miền Nam và miền Trung Việt Nam”, hợp tác với Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản), năm 2013-2028.

Dự án nghiên cứu quốc tế “Phát triển năng lực của chính quyền và người dân địa phương trong vấn đề phòng chống thảm họa tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu”, tài trợ bởi AUN/SEED-Net (JICA), năm 2013-2015.

Dự án đồng nghiên cứu “Đánh giá khả năng ứng dụng của cọc ống thép tại miền Nam Việt Nam”, hợp tác với Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản), năm 2012-2013.

Dự án nghiên cứu quốc tế “Đánh giá khả năng tổn thương do thiên tai của các khu vực ven biển Việt Nam và nghiên cứu cơ bản nhằm giảm nhẹ thiên tai”, tài trợ bởi SATREPS (Bộ Khoa học Công nghệ Nhật Bản), năm 2011-2012.

Dự án nghiên cứu quốc tế “Thiên tai biển và các thay đổi trong tương lai của hiểm họa từ biển đối với vùng ven biển”, tài trợ bởi JSPS (Nhật Bản), năm 2010-2015.

Đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia “Nghiên cứu tính toán áp lực cực đại của song vỡ lên đê chắn sóng”, năm 2010-2012.

Đề tài NCKH “Nghiên cứu phát triển hệ thống cảng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam”, tài trợ bởi ĐHQG Yokohama, năm 2007.

- Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu

Sách chuyên khảo và giáo trình:

Nguyen Danh Thao, Hiroshi Takagi and Miguel Esteban (2014): “Coastal Disasters and Climate Change in Vietnam”, Elsevier, 424 pages

Trần Thu Tâm (2003): “Công trình ven biển”, NXB ĐHQG Tp.HCM

Lâm Văn Phong và Nguyễn Danh Thảo (2003)” “Thi công công trình cảng”, NXB ĐHQG Tp.HCM

Bài báo khoa học:

Hiroshi Takagi, Nguyen Danh Thao and Le Tuan Anh (2016): “Sea-Level Rise and Land Subsidence: Impacts on Flood Projections for the Mekong Delta’s Largest City”. Sustainability 2016, 8(9), 959

Hiroshi Takagi, Chiaki Tsurudome, Nguyen Danh Thao, Le Tuan Anh, Tran Van Ty and Van Pham Dang Tri (2016): “Ocean tide modelling for urban flood risk assessment in the Mekong Delta”. Hydrological Research Letters, Vol. 10(1), 21-26

Nguyen Danh Thao (2015): “Evaluation of tsunami hazards along the Vietnamese coast”. Journal of Science and Technology, Vol.53(5A), pp. 220-227

Takagi H., Esteban M., Shibayama T., Mikami T., Matsumaru R., Leon M. D., Thao N. D., Oyama T. & Nakamura R. (2015): “Track analysis, simulation, and field survey of the 2013 Typhoon Haiyan storm surge”. J. Flood Risk Management, Vol. 10, pp.42-52

Miguel Esteban, Ravindra Jayaratne, Takahito Mikami, Izumi Morikubo, Tomoya Shibayama, Nguyen Danh Thao, Koichiro Ohira, Akira Ohtani, Yusuke Mizuno, Mizuho Kinoshita, and Shunya Matsuba (2014): “Stability of Breakwater Armor Units against Tsunami Attacks”, Journal of Waterway, Port, Coastal and Ocean Engineering, Vol. 140, No. 2, pp. 188-198

Nguyen Danh Thao, Hiroshi Takagi and Tomoya Shibayama (2007): “Violent Wave Impact on Vertical Wall using Pressure-Impulse Theory”, Annual Journal of Coastal Engineering, JSCE, Vol. 54 (2), pp. 811-815

- Các cựu sinh viên tiêu biểu

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: Từ khóa 2014, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

Từ năm 2014, CTĐT được thay đổi theo hướng áp dụng mô hình CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate), nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. CTĐT theo tín chỉ, thời gian đào tạo hiện nay là 4 năm, và khối kiến thức được phân bổ như sau:

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: từ khóa 2014 về sau, từ khóa 2013 trở về trước

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa.

Các mục tiêu đào tạo cụ thể của ngành Kỹ thuật Công Trình Biển như sau:

1. Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập ở trình độ cao hơn.

2. Có các kiến thức kỹ thuật cơ sở ngành và chuyên ngành giúp đủ năng lực phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến thiết kế và thi công trong các công trình Cảng - Công trình biển có tính sáng tạo trong họat động nghề nghiệp, có khả năng tự học và tự nghiên cứu.

3. Có kỹ năng cá nhân, nghề nghiệp, giao tiếp, làm việc nhóm đủ để làm việc trong môi trường làm việc liên ngành, đa văn hóa.

4. Có hiểu biết về kinh tế, chính trị; có các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn phù hợp với chuyên ngành được đào tạo để đóng góp hữu hiệu vào sự phát triển bền vững của xã hội, cộng đồng.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/vien-xay-dung-cong-trinh-bien-a37959.html