Chạy xe cub độ có bị bắt không là một trong những thắc mắc của một bộ phận đam mê xe. Bởi hiện nay, trào lưu độ xe ngày càng lan rộng không chỉ với ô tô mà còn cả xe gắn máy. Dù không đúng pháp luật nhưng nhiều người vẫn làm theo ý thích, thể hiện phong cách không giống ai.
Ở Việt Nam, về nguyên tắc, tất cả những xe độ đều không được phép lưu hành và sẽ bị xử phạt theo quy định. Bên cạnh đó ở một số nước trên thế giới, việc độ xe được cho phép nhưng cơ quan quản lý sẽ kiểm tra an toàn kỹ thuật thông qua hệ thống đăng kiểm, nếu đạt yêu cầu mới cho chạy. Việc kiểm soát này là cần thiết để ngăn chặn những chiếc xe độ không đúng yêu cầu kỹ thuật, có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Ngoài ra, việc đi xe cub độ cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, có thể xảy ra tai nạn giao thông bất cứ lúc nào. Bởi trên thực tế, việc “độ” xe thường do thợ thực hiện bằng kinh nghiệm riêng chứ không phải bằng kiến thức bài bản. Nên nhiều khi lắp ráp không đúng “chuẩn”, dẫn tới trường hợp xe đang chạy trên đường bị trục trặc, thậm chí, gây tai nạn cho chủ phương tiện.
>>> Xem thêm: dán tem xe có bị phạt không
Căn cứ theo điều 55 - Luật giao thông đường bộ 2008. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.
Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe cơ giới khi tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
Theo quy định trên thì người sử dụng xe cub độ sẽ bị bắt. Bởi chủ sở hữu phương tiện đã tự ý thay đổi kết cấu, hệ thống của xe, không đúng với thiết kế của nhà sản xuất sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi tự ý thay đổi kết cấu xe được quy định như sau:
Điều 30 - Nghị định 171 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Xử phạt chủ phương tiện có hành vi vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ:
Sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với các cá nhân hoặc tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm: tự ý thay đổi nhãn hiệu hoặc màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 triệu đồng đối với các cá nhân tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm: tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Thực hiện hành vi được quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm b, Điểm c Khoản 2. Điều này buộc phải khôi phục lại nhãn hiệu, màu sơn được ghi trong Giấy phép đăng ký xe hoặc thực hiện đúng quy định về biển số về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe theo đúng quy định của Bộ GTVT.
Bài viết này với những thông tin quan trọng mà trường chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc về việc đi xe cub độ có bị bắt không nhé? Để từ đó có thể tránh được những khoản phạt không đáng có.
Một số từ khóa liên quan:
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/bmx-cub-co-bi-phat-khong-a36498.html