Top 15 loại bánh đặc sản từng vùng miền của Việt Nam

Mỗi món bánh truyền thống Việt Nam luôn đem đến một hương vị thơm ngon, hấp dẫn khó thể nào quên khi bạn thưởng thức qua dù chỉ một lần. Hãy cùng chúng tôi điểm qua top 15 loại bánh đặc sản của Việt Nam ngay bài viết dưới đây.

Các loại bánh đặc sản Việt Nam được yêu thích nhất hiện nay

1. Bánh pía - Sóc Trăng

Bánh pía Sóc Trăng là đặc sản nổi tiếng của miền Tây được nhiều người người dân Việt Nam, du khách yêu thích và mua làm quà. Bánh được kết hợp hài hòa từ nhiều nguyên liệu khác nhau mang lại cho thực khách một cảm nhận rất đặc biệt với sự mềm, dẻo của lớp vỏ bánh, vị ngọt thơm của sầu riêng,… Hiện nay bánh pía ngày càng đa dạng với nhiều hương vị khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu của thực khách trong và ngoài nước

2. Bánh phồng sữa - Tiền Giang

Bánh phồng sữa (bánh tráng sữa) là đặc sản của tỉnh Tiền Giang. Bánh được làm từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, đảm bảo toàn vệ sinh thực phẩm. Loại bánh này có nhiều vị khác nhau cho người mua lựa chọn như sữa sầu riêng, sữa mè không sầu riêng và sữa lá dứa.

3. Bánh Phồng Tôm - Miền Tây

Bánh phồng tôm là món ăn vặt được ưa chuộng của các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam bánh phồng tôm là đặc sản nổi tiếng của miền Tây.

Loại bánh này thường có hình vuông hoặc tròn nguyên liệu chính làm nên bánh là từ những con tôm được xay nhuyễn sau đó trộn với bột và gia vị theo tỉ lệ nhất định sao cho vừa ăn. Sản phẩm được bán dưới dạng chưa chiên, người dùng mua về chế biến thì sẽ có độ giòn xốp và thơm mùi tôm.

4. Bánh Trung thu

Bánh Trung thu là món ăn hoặc làm quà có giá trị tinh thần rất lớn trong ngày tết trung thu hàng năm. Món bánh này tượng trưng cho sự đoàn viên, gắn kết các thành viên trong gia đình.

Bánh trung thu truyền thống thường có hình vuông nhằm tượng trưng cho đất trời và hướng đến sự tự do, tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thì rất nhiều loại bánh với mẫu mã khác nhau ra đời nhưng ý nghĩa của nó thì vẫn không thay đổi.

5. Bánh tráng nướng

Bánh tráng nướng là như một món đặc sản không thể thiếu với mỗi thực khách khi đến vùng đất Bình Định. Những loại bánh tráng Bình Định được nhiều người yêu thích có thể kể đến như: Bánh tráng nướng không đường cốt dừa, bánh tráng nướng không đường ruốc biển, bánh tráng nướng không đường gạo mè,…

6. Bánh in

Ngoài bánh pía thì Sóc Trăng còn nổi tiếng với món bánh in thơm ngon, có vị ngọt dịu, dễ ăn và đặc biệt rất thích khi sử dụng cùng nước trà nóng. Bánh in truyền thống ngày xưa thì chỉ có 1 vị chính đó là đậu xanh.

Tuy nhiên, nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng nhiều xưởng bánh đã sáng tạo cho ra đời rất nhiều hương vị khác nhau như: Bánh in đậu xanh sầu riêng, bánh in đậu xanh lá dứa, bánh in nếp than đậu xanh sầu riêng,…

7. Bánh khẩu sli - Cao Bằng

Bánh khẩu sli có hình dáng to bằng viên gạch được phủ phía trên là một lớp lạc và bên dưới là một lớp bỏng gạo. Không những đặc biệt ở cái tên mà hương vị của nó cũng rất lạ lẫm ăn vào sẽ thấy giòn tan nhưng lại dẻo quẹo lại có vị bùi bùi rất cuốn người ăn.

8. Bánh gio, bánh tro - Bắc Giang

Bánh tro được gói bằng nhiều lớp lá chuối bên trong thành một khối bột có thể nhìn thấu lớp nhân gồm từng hạt gạo nếp nhỏ óng ánh. Bánh này ăn kèm với bát nước chấm mật mía thơm phức tạo nên hương vị khó quên cho người ăn.

9. Bánh cáy - Thái Bình

Giống như bánh khẩu Sli, bánh cáy cũng hấp dẫn thực khách bởi cái tên lạ lẫm của nó. Nguyên liệu làm nên bánh gồm: gạo nếp, lạc vừng, mứt bí, cơm dừa,…

10. Bánh cốm - Hà Nội

Bánh Cốm là đặc sản nổi tiếng được nhiều du khách mua làm quà khi đến với thủ đô Hà Nội. Ngoài ra món bánh này còn được dùng trong các lễ ăn hỏi, lễ cưới của người Việt. Nguyên liệu của bánh gồm có: cốm, đậu xanh, mứt bí hoặc mứt hạt sen trần.

11. Bánh gai - Nam Định

Ở địa phương cầu Ốc - Nam Định có rất nhiều nhà trồng cây lá gai, đây cũng là nguyên liệu chính làm nên loại bánh gai khá nổi tiếng tại đây. Ngoài cách làm thì việc ăn món này cũng là một nghệ thuật, bóc bánh sao cho không dính lá và nhân không được rơi ra khỏi bột.

12. Bánh da lợn - Hội An

Nguyên liệu chính làm nên bánh da lợn là nếp lúa mới. Bánh đúng chuẩn là khi ăn phải hơi dai, vị ngọt thanh và beo béo của nước cốt dừa.

13. Bánh bò - Sài Gòn

Những chiếc xe bánh bò dọc trên đường phố là hình ảnh khá quen thuộc của người dân Sài Gòn vào buổi trưa đến chiều tối. Bánh được làm từ bột gạo, đường và men. Trên mặt của món bánh này có nhiều bong bóng nhỏ do có nhiều lỗ khí trong quá trình làm bánh.

14. Bánh ít - Bình Định

Bánh ít lá gai là đặc sản của vùng đất võ Bình Định. Bánh được gói bằng lá chuối và có màu đen bóng của lá gai hòa quyện cùng gạo nếp. Bánh gói đúng chuẩn là phải dẻo nhưng khi ăn lại không bị dính răng, có vị ngọt của đường, béo của dầu vị bùi của đậu và thơm mùi gạo nếp.

15. Bánh rế - Phan Thiết

Nguyên liệu để làm món bánh rế rất dễ tìm gồm có khoai lang và đường. Bên cạnh đó, cách làm món này cũng khá đơn giản chỉ cần nấu chảy đường và tưới lên mặt khoai lang là đã có món bánh rế thơm ngon hấp dẫn.

Địa điểm mua bánh đặc sản Việt Nam chất lượng và uy tín

Cửa hàng Hương Việt và bánh pía Sóc Trăng là 2 địa chỉ nổi tiếng chuyên cung cấp và phân phối đa dạng các dòng sản phẩm bánh kẹo đặc sản của miền Tây, giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Tất cả các sản phẩm bán tại cửa hàng đều được đơn vị lựa chọn từ những thương hiệu nổi tiếng và chất lượng nhất nên bạn có thể yên tâm khi mua hàng tại đây.

Nếu bạn có nhu cầu mua các đặc sản Việt Nam, đặc biệt là các loại bánh nổi tiếng miền Tây thì hãy liên hệ với Bánh Pía Sóc Trăng tại website www.banhpia.vn. Ngoài ra, Quý khách hàng có thể mua hàng tại các kênh bán hàng trực tuyến sau:

- Shopee: https://shp.ee/8kvksx7

- Lazada: https://s.lazada.vn/l.6QeM

- Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/huong-viet-dac-san-viet-nam

Trên đây là tổng hợp những loại bánh đặc sản của Việt Nam nổi tiếng tại những vùng miền khác nhau. Hy vọng những thông tin trên sẽ là gợi ý giúp bạn có thể mua các loại bánh này làm quà tặng khi có dịp đến mỗi vùng khác nhau.

Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cac-loai-banh-dac-san-vung-mien-a35163.html