Kiến trúc nhà xưa ở Việt Nam là niềm cảm hứng cho các kiến trúc sư mang các yếu tố truyền thống vào công trình thiết kế của mình. Kiến trúc nhà ở thời xưa đa phần sẽ sử dụng các kết cấu khung gỗ, kết hợp cùng một nguyên vật liệu như gạch ngói, rơm, đất, tre, nứa… Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về lịch sử cũng như đặc điểm nổi bật của kiến trúc này trong bài viết sau của SGL Việt Nam.
Nhà ở vừa là chỗ để trú ngụ mà còn giúp phản ánh bản sắc văn hóa và thẩm mỹ của gia đình. Đặc biệt, ở Việt Nam, nhà còn là biểu tượng cho tinh thần quốc gia. Vì thế, kiến trúc nhà xưa của người Việt thường đậm nét văn hóa dân tộc.
Lịch sử kiến trúc nhà ở Việt Nam bắt nguồn từ 4000 năm trước, phản ánh rõ nét sự phát triển của văn hóa và xã hội. Khởi đầu từ thời kỳ Vua Hùng và văn hóa Đông Sơn, những ngôi nhà sàn truyền thống đã bắt đầu xuất hiện.
Dù chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa qua nghìn năm bị đô hộ, văn hóa nhà ở xưa Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Các di tích kiến trúc từ trước thế kỷ X hiện chỉ còn dưới lòng đất. Kiến trúc nhà xưa đậm dấu ấn các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, Tây Sơn, Nguyễn… là minh chứng quý báu cho nền lịch sử kiến trúc phong phú của Việt Nam.
Sau đây là một số điểm nổi bật của kiến trúc nhà xưa truyền thống Việt Nam trong thời kỳ phong kiến:
Đô thị cổ
Nổi bật với các thành phần như thành cổ, khu dân cư, chợ, các công trình tôn giáo… Các khu đô thị xưa được xây dựng dựa trên quan niệm phong thủy, tương quan với địa hình và thiên nhiên, đất đai và con người.
Kiến trúc đô thị
Các phố phường được quản lý giống như làng xã, phân cách giữa các khu vực là cổng ngõ. Nhà ở buôn bán thường có dạng hình ống, gồm một tầng với gác lửng. Cơ sở hạ tầng kiến trúc đô thị xưa ở mức cơ bản.
Kiến trúc công trình
Từ cung điện đến kiến trúc nhà xưa truyền thống đều dựa trên hệ khung kết cấu gỗ chịu lực, với không gian vừa phải, phù hợp với tỷ lệ kích thước hoạt động của người Việt. Các công trình này sẽ có thiết kế và cấu trúc khác nhau giữa các triều đại.
Phương pháp xây dựng
Phần lớn dựa vào kinh nghiệm truyền miệng từ nhiều đời và sử dụng vật liệu địa phương, không có bản vẽ thiết kế trước khi xây dựng như hiện nay.
Sau đây là từng nét đặc trưng độc đáo của kiến trúc nhà cổ Việt Nam:
Gian nhà
Nhà cổ Việt Nam có thiết kế đa chiều và rộng rãi, hài hòa với thiên nhiên. Có ít nhất 3 gian bao gồm phòng khách, bếp và phòng ngủ. Các gian được ngăn cách bằng bức màn, đảm bảo không gian thoáng đãng và thường hướng về phía Nam.
Các loại xà
Xà giúp liên kết các bộ phận của ngôi nhà thêm phần chắc chắn. Ví dụ: xà thượng kết nối cột cái; xà lách và xà tử thượng hỗ trợ liên kết mái nhà với các cột con; xà tử hạ và xà ngưỡng cố định cửa; xà hiên mở rộng không gian…
Cột nhà
Cột cái là phần trụ cột của toàn bộ ngôi nhà; cột con kết nối mái và thân nhà; cột hiên ổn định phần trước nhà…
Kết cấu mái
Mái nhà xưa có cấu trúc cổ điển với hoành là dầm chính; đui là dầm đỡ mái; mè là dầm phụ; và gạch màn che phủ và ngói mũi hài trên cùng.
Chi tiết khác
Cửa bức bàn ngăn cách không gian; con tiện gỗ tăng tính thẩm mỹ; bờ nóc trang trí phong thủy; và đầu đao là điểm nhấn nghệ thuật trên mái nhà.
Sự khác biệt giữa kiến trúc truyền thống Việt Nam và Trung Quốc cũng như các nước phương Đông mang đến những bức tranh đa sắc màu về nghệ thuật xây dựng của mỗi quốc gia:
Kiến trúc phương Đông: Được mệnh danh là “cái nôi của nền kiến trúc thế giới”, nổi bật với những thiết kế hình tháp, sử dụng gạch, đất sét, ưu tiên chiều cao… Lối kiến trúc này thường chú trọng vào các chi tiết phức tạp và trang trí công phu.
Kiến trúc Việt Nam: Trái ngược với phong cách phương Đông, kiến trúc nhà ở Việt Nam truyền thống hướng tới sự đơn giản, rộng rãi và hòa nhập với thiên nhiên. Vật liệu sử dụng cũng vô cùng gần gũi với môi trường tự nhiên như gỗ, ngói…
Xem thêm: Tìm hiểu kiến trúc Ả Rập và top công trình nổi tiếng thế giới
Kiến trúc Trung Quốc: Không gian đóng với mô hình xây dựng quanh một sân trung tâm và có tường bao quanh. Các chi tiết nghệ thuật tinh xảo, hoa văn phức tạp, sử dụng vật liệu cách nhiệt… trong kiến trúc nhà xưa đã tạo ra không gian ấm áp và đậm chất truyền thống.
Kiến trúc Việt Nam: Thiết kế mở, tối đa hóa không gian thoáng đãng với nhiều cửa sổ và sân vườn, có sự giao hòa với thiên nhiên… phản ánh đặc điểm khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.
Những điểm khác biệt nhà ở xưa và nay sau đây sẽ phản ánh sự phát triển của xã hội, công nghệ và nhu cầu thay đổi của con người trong việc xây dựng và thiết kế nhà ở:
Vật liệu xây dựng: Trong quá khứ, nhà ở nông thôn thường được xây dựng từ vật liệu tự nhiên và sẵn có như gỗ, tre, nứa, đất… Ngày nay, vật liệu đã trở nên đa dạng hơn, có thể là gạch, bê tông, thép… mang lại độ bền và khả năng chịu lực tốt hơn.
Thiết kế và kiểu dáng: Kiến trúc nhà xưa truyền thống thường đơn giản, phù hợp với điều kiện sống và hoạt động nông nghiệp. Ngày nay, các ngôi nhà có thể kết hợp các yếu tố truyền thống truyền thống và hiện đại với nhau giúp cho việc thiết kế trở nên linh hoạt hơn.
Tiện ích và công nghệ: Trong quá khứ, nhà ở thường thiếu các tiện ích hiện đại như điện, nước máy, hệ thống thoát nước… Nhưng hiện nay, các tiện ích này đã trở nên phổ biến hơn, thậm chí nhiều ngôi nhà còn tích hợp công nghệ thông minh để tăng cường sự tiện nghi và hiệu quả trong sản xuất.
Tác động môi trường: Nhà ở truyền thống thường sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường hơn. Trong khi đó, thiết kế nhà ở hiện đại có thể gây ra vấn đề ảnh hưởng đến môi trường khi sử dụng nguyên vật liệu và phương pháp xây dựng không đúng cách.
Khả năng chịu đựng thời tiết và thiên tai: Nhà ở hiện đại thường được xây dựng với khả năng chịu đựng thời tiết và thiên tai tốt hơn, nhờ vào việc sử dụng vật liệu và kỹ thuật xây dựng tiên tiến.
Kiến trúc nhà cổ ở Việt Nam phản ánh sự đa dạng và phong phú trong giá trị văn hóa nghệ thuật của địa phương. Đặc biệt, ở mỗi tỉnh thành phố khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng biệt trong thiết kế và trang trí nhà cổ của mình:
Tại Hà Nội, kiến trúc nhà cổ thể hiện qua mô hình nhà ống lâu đời với mái nhọn, có đôi nét hình ảnh phảng phất của lối kiến trúc Pháp. Điểm nổi bật là những hoa văn sắc sảo, vách tường thường được sơn bằng vôi màu vàng nhạt hoặc cam… Ban công nhà xưa Hà Nội ôm sát vào cửa trên lầu, tạo nên vẻ đẹp thanh lịch và tinh tế cho toàn bộ không gian.
Ở Thái Bình, kiến trúc nhà xưa mang đậm dấu ấn Phật Giáo, với các phần mái được trang trí bằng linh vật đặc trưng của đạo Phật và các gian nhà được xây dựng một cách chắc chắn và uy nghi.
Tại Bắc Ninh, người dân ưa chuộng kiến trúc nhà ở với 5 gian có một sân lớn ở giữa. Kiến trúc này có ảnh hưởng từ các ngôi đền và chùa cổ. Những hoa văn cầu kỳ trên các ngôi nhà thể hiện văn hóa truyền thống, tôn vinh nghệ thuật dân ca quan họ và các tôn giáo địa phương.
Lối kiến trúc nhà xưa ở Huế, được biết đến với biệt danh “nhà vườn”, phản ánh tình yêu thiên nhiên và vẻ đẹp thơ mộng của cố đô. Gần 80% nhà cổ ở Huế đều có sân vườn, tạo nên một không gian hài hòa và bình yên. Đặc biệt, kiến trúc mái nhà Huế không quá nhọn và uốn lượn như ở Thái Bình, mà vừa phải và tinh xảo đủ, để nổi bật nét độc đáo của ngôi nhà.
Mời bạn cùng SGL Vietnam chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 5 ngôi nhà xưa đẹp nhất Việt Nam, được thiết kế theo phong cách riêng biệt và mang đậm dấu ấn của văn hóa lịch sử thời đó:
Nhà ở công tử Bạc Liêu, tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, thành phố Bạc Liêu, được xem là biểu tượng của sự xa hoa và thịnh vượng từ xưa đến nay. Xây dựng từ 1917-1919, công trình này do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế nên mang đậm dấu ấn Tây phương lộng lẫy từ vật liệu xây dựng đến nội thất sử dụng. Qua hơn một thế kỷ, dinh thự này vẫn giữ vững giá trị kiến trúc và là điểm đến tham quan của nhiều khách du lịch.
Những ngôi nhà cổ tọa lạc tại làng Cự Đà với kiến trúc nhà xưa đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ, có sự hòa quyện giữa nét truyền thống và hiện đại, đã trở thành một trong những di sản văn hóa nhà ở cổ xưa giữa làn sóng đô thị hóa. Điển hình là kiến trúc nhà cổ xưa thuộc sở hữu của ông bà Nguyễn Văn Bảo và Trịnh Thị Hồng, có chiều cao và thiết kế cửa gỗ và mái vòm nổi bật so với những ngôi nhà mới xây xung quanh.
Ngôi nhà này được xây dưới thời Lê Cảnh Hưng vào năm 1760 nằm trong làng Đông Ngạc. Ngôi nhà thờ họ Đỗ này là một trong những di sản kiến trúc được xây dựng theo lối kiến trúc như một đình làng với nhà tiền tế và chính điện, được làm từ các loại gỗ quý như lim, xoan… cùng các hoành phi, câu đối, vật dụng tế lễ cổ. Đây đã trở thành một trong những ngôi nhà cổ giá trị nhất ở làng Đông Ngạc.
Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc trên đường Nguyễn Thái Học, phố cổ Hội An, có lịch sử hơn 200 năm, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Các vật liệu được sử dụng trong xây dựng như gỗ quý, đá Thanh Hóa và gạch Bát Tràng đã giúp tạo nên một không gian tuyệt đẹp, mát mẻ và yên bình.
Ngôi nhà cổ này được xây dựng từ năm 1810 ở Thanh Hóa, được xem là một kiệt tác kiến trúc dân gian, phản ánh sự tinh tế của người thợ mộc Đạt Tài và Nam Hà. Trải qua hơn 200 năm, ngôi nhà đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn đảm bảo giữ gìn được những giá trị văn hóa độc đáo và lịch sử lâu đời.
Trên đây là tất cả thông tin về kiến trúc nhà xưa đặc trưng của người Việt Nam. Nếu cần được tư vấn thêm về lối kiến trúc này, mời bạn liên hệ SGL Vietnam để được hỗ trợ tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.
Tham khảo thêm: Kiến trúc nhà sàn: Nét đẹp văn hóa của các dân tộc Việt Nam
Ban biên tập: SGL Vietnam
Ảnh: Tham khảo Internet
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/kien-truc-nha-co-viet-nam-a33853.html