Chắc chắn rằng khi bạn đặt chân đến miền Bắc thì không thể bỏ qua được những điểm đến và các món ăn nổi tiếng mà Easygo tổng hợp dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé! Chắc chắn nó sẽ là cẩm nang hữu ích cho bạn đấy!
Địa điểm ăn chơi miền Bắc chẳng thể không nhắc tới thành phố trên mây Sapa - Lào Cai. Là một nơi nằm ở độ cao trung bình 1500 m so với mực nước biển. Sapa quanh năm chìm trong làn mây bồng bềnh, huyền ảo như chốn tiên cảnh bồng lai. Khí hậu mát mẻ, trong lành, mây vờn đỉnh núi, núi ôm mây.
Một góc Cầu Kính Rồng Mây trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ ( Còn được gọi là Cổng Trời ). Để ra được đến đây chụp ảnh là cả một thử thách đối với những người sợ độ cao. Giá vé lên cầu kính hiện nay đang được bán với giá 400.000 VNĐ/ Người. - Sưu tầmVẻ đẹp của Sapa chẳng thể lột tả hết qua vài dòng văn phong. Mà du khách phải trực tiếp đến đó, mới thấy hết được sự đẹp đẽ, tuyệt vời của đất trời và con người nơi đây. Những thuở ruộng bậc thang mùa lúa chín, trải dài một màu như dát vàng cả Sapa, lay động động lòng người. Những đồi hoa tím mơ mộng dưới chân đỉnh Fan-si-păng, thật lãng mạn, nên thơ. Những cung đường đèo quanh co, uốn lượn như thử thách khả năng chinh phục của bất cứ ai, để tới được chốn tiên cảnh này.
Sapa đẹp đẽ, mộng mơ như trái tim thiếu nữ vào độ trăng tròn. Sapa thấm đẫm tình người, chân chất, thiện lương. Hãy đặt chân đến nơi đây một lần, để cảm nhận hết thảy những điều, những cảnh, những người,… làm nên một điểm du lịch hấp dẫn đến thế!
Vịnh Hạ Long có gì mà nhiều lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Hạ Long - Quảng Ninh với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ được tạo hóa kiến tạo sống động, kỹ vĩ. Hệ thống hang động xếp thành quẩn thể độc đáo, huyền bí. Nơi đây được thiên nhiên ban tặng cho một vẻ đẹp tự nhiên, non nước hữu tình, đẹp tựa bức tranh thủy mặc nên thơ.
Ngoài việc vui chơi tại nhều địa điểm trên cạn, các bạn có thể du thuyền ngắm vịnh - Sưu tầmMảnh đất nơi Quảng Ninh này đã trở thành một địa điểm ăn chơi miền Bắc thu hết hàng triệu du khách tham quan mỗi năm. Hạ Long là một quần thể du lịch hang động, bãi tắm đẹp đẽ. Rất nhiều cảnh đẹp như hang Sửng Sốt, động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Trinh Nữ, động Ông Tiên,… Tất cả làm nên một Hạ Long hấp dẫn và chiều lòng bao kẻ lữ khách tìm về.
Tràng An là một quần thể du lịch nổi tiếng của Ninh Bình. Được thiên nhiên ưu ái rất nhiều cảnh đẹp, núi non hùng vĩ, hang động ngập nước, chùa miếu linh thiêng. Nơi đây mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa truyền thống và những lễ hội độc đáo.
Một vùng non nước hữu tình, mây trời sông nước hòa quyện. Mặt nước trong xanh soi bóng những dãy núi trùng trùng điệp điệp. Ngồi xuống thuyền nhỏ để khám phá các hang động ngập nước, những ngôi miếu giữa lòng đầm hồ. Thật là một trải nghiệm du lịch đáng nhớ. Xuôi theo dòng vào trong lòng hang huyền bí, những nhũ đá phản quang lấp lánh tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp.
Tràng An có 31 hồ nước nối liền vơi 48 hang động lớn nhỏ. Tạo nên một quần thể danh thắng kỳ lạ mà độc đáo. Cũng vì lẽ đó mà nơi đây trở thành di sản thiên nhiên hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được UNESCO vinh danh. - Ăn chơi miền Bắc.
Mộc Châu là một cao nguyên khí hậu trong lành, đất trời mát mẻ. Là một điểm du lịch nổi tiếng trong ngoài nước ta. Thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, Mộc Châu sở hữu nhiều cảnh đẹp, nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn biết bao du khách.
Và tất nhiên, hái dâu tại vườn vô cùng thích thú ^^ - Sưu tầmNơi đây có đồi chè xanh bạt ngàn, những chàng trai cô gái đeo giỏ hái chè sớm chiều ban mai làm nên khung cảnh yên bình, mộc mạc. Có rừng thông cao tận chân trời, những cây thông đâm thẳng nền trời biếc xanh. Có thác Dải Yếm trắng xóa bọt nước mây mù. Những đồng cải trắng tinh khôi, trải khắp cả cao nguyên. Những mùa hoa ban, hoa mận nở trắng núi đồi. Mộc Châu đẹp đẽ và gần gũi lắm.
Một địa danh du lịch cũng rất nổi tiếng là Cát Bà - Hải Phòng. Nơi đây kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều hải sản tươi ngon, người dân gần gũi, mến khách. Cát Bà có hơn 300 hòn đảo lớn nhỏ, với muôn vàn hình dạng độc đáo khác nhau. Hơn 100 bãi tắm nhỏ nằm dưới chân dãy núi đá vôi. Có mây trời bồng bềnh, biển xanh nước biếc.
Cát Bà có rất nhiều điều đang chờ bạn khám phá. Ví như những hang động đá vôi độc đáo, cuộc sống của dân chài ven biển hay những ẩm thực đặc sản nơi đây. Ví như những cung đường ven biển vi vu gió mát, nắng vàng vờn quanh. Ví như những bãi tắm cát mịn trải dài, biển trong xanh ngắt,… Dù một kỳ nghỉ dài hay ngắn, cũng rất đáng để bạn đến nơi đây một lần, du lịch và cảm nhận.
Hồ Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên là một hồ nước nhân tạo rộng lớn, đầy đủ các trò chơi giải trí. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết chàng Cốc và nàng Công huyền bí.
Phong cảnh nơi đây rất đẹp, mây trời hòa quyện, núi non hùng vĩ nên thơ. Bạn có thể ngắm vườn tượng được dát vàng, với tượng Thích Ca Mâu Ni cao tới 45 m. Bạn có thể tham gia các trò chơi như đu quay, xoay vòng, tàu lượn trên không, hồ bơi hay những trò cảm giác mạnh… Bạn có thể thuê thuyền nhỏ tự lái, tự cảm nhận sự trong lành cùng làn nước hồ mát rượi. Cũng có thể cùng thuyền lớn ra ốc đảo giữa hồ để khám phá và ngắm nhìn cảnh sắc xung quanh. Rồi ghé qua chợ tình mua một chút quà cho người thân.
Thật tuyệt vời phải không! Tránh xa khói bụi thành phố tìm về với miền hồ phẳng lặng và bình yên. Con người thân thiện và dễ mến.
Hồ Đại Lại cũng là một khu du lịch khá hấp dẫn, chỉ cách Hà Nội hơn 40 km. Là một hồ nước nhân tạo có diện tích hơn 500 ha. Với phía bắc là dãy núi Tam Đảo trùng trùng điệp điệp, xa hơn là những cánh rừng hút tầm mắt, cùng với những hẻm núi nhô ra thụt vào tạo nên một quần thể du lịch tuyệt đẹp.
Khá gần cho một chuyến du hí cuối tuần ngắn ngủi. Đặc biệt, nơi đây sẽ cực kỳ thu hút với như du khách thích trải nghiệm mô hình du lịch sinh thái.
Khí hậu Vĩnh Phúc chủ yếu mát mẻ, ôn hòa quanh năm. Rất phù hợp tránh nắng, tránh ồn nơi thị thành náo nhiệt. Có thể đạp vịt quanh đảo ngọc, đi ca nô quanh mặt hồ, cảm nhận tư vị mát rượi và trong lành nơi đây. Mặt hồ trải rộng mênh mông, nước trong xanh biếc, không gian thoáng đãng. Sự kết hợp giữ thế núi và mặt hồ, tạo nên bức tranh sơn thủy làm mê đắm lòng người.
Phố cổ Hà Nội là một khu vực rộng lớn, tập trung chủ yếu ở quận Hoàn Kiếm. Có 36 phố phường, mỗi phố lại kinh doanh một loại hàng hóa khác nhau. Tạo nên một tổ hợp văn hóa đa dạng, phong phú. Có rất nhiều nơi để du khách thỏa sức khám phá và tìm hiểu văn hóa, cảnh đẹp ở thủ đô.
Địa điểm ăn chơi miền Bắc - Sưu tầmĐến miền Bắc thì phải thưởng thức những món ăn nổi tiếng này! Chắc chắn hương vị sẽ không bao giờ làm bạn quên được và muốn ăn nhiều lần nữa cho xem! ^^
Phở không còn là món ăn nổi tiếng của riêng mảnh đất hình chữ S nữa mà hương vị của nó đã chinh phục được những người yêu ẩm thực trên toàn thế giới. Phở Hà Nội - một món ăn không thể thiếu khi người ta nhắc đến miền Bắc.
Bát phở truyền thống không thể nào khiến thực khách bỏ qua bởi mùi vị rất thơm ngon từ nước dùng - Sưu tầmĐược xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 và xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội. Phở thường là phở bò hoặc phở gà. Nước dùng cho nồi phở được ninh từ xương bò (xương lợn), sá sùng, kèm theo nhiều loại gia vị như: quế, hồi, gừng nướng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi, hành khô nướng tạo nên hương vị đặc trưng riêng. "Bánh phở" theo như cách làm truyền thống thì bánh được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi nhỏ. Để thưởng thức được tô phở ngon tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của người chế biến, trong đó quan trọng đặc biệt là nồi nước dùng.
"Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn"
Đặc sản cốm Làng Vòng - Sưu tầmNhắc đến cốm Vòng là thứ cốm dẹt, màu xanh non làm từ nếp cái hoa vàng vừa qua kỳ đổ sữa. Nghề làm cốm cũng lắm công phu, lúa già hạt cốm không còn xanh, cứng và gãy nát. Nếu như lúa non quá, hạt cốm sẽ bết vào vỏ trấu, nhão và sẽ mất ngon. Thường lúa gặt hôm nào đem rang và giã cốm hôm đó, rang lúa sao cho vừa lửa, hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc trấu. Giã cốm bằng loại cối riêng, nhịp chày nhẹ và đều, sao cho cốm mịn và dẻo.
Một thức quà mang đậm tình ngời - Sưu tầmCốm được gói vào lá sen già ấp ủ hương sen tinh khiết hoặc lá khoai rát xanh non và buộc bằng những sợi rơm vàng. Ăn cốm bốc từng dúm nhỏ đựng trong lá sen, nhai cốm thật chậm rãi để cảm nhận vị ngọt thơm thoang thoảng của lúa nếp non và hương sen ngào ngạt.
Nhắc đến các món ăn làm từ lúa gạo ngon đã tồn tại từ bao đời nay của người dân đất Hà Thành sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc đến bánh cuốn Thanh Trì. Ngôi làng ấy dường như đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người bởi nhiều lúc vô thức buột miệng lại nhắc tên món bánh cuốn hấp dẫn này!
Bánh cuốn Thanh Trì - Sưu tầmLàm bánh cuốn cũng khá công phu, bột tráng bánh phải chọn loại gạo ngon, xay mịn như nước, từng lá bánh được tráng trên khuôn vải căng chụp trên nồi nước sôi. Mỗi lá bánh mỏng tang như tờ giấy, được thoa thêm một chút mỡ phi hành cho thơm. Khi thực khách ăn đến đâu, người bán khẽ bóc từng lá đến đấy như tách thứ lụa mỏng và mỡ màng. Bánh cuốn không chỉ ngon và trông đẹp mắt, để thưởng thức trọn vẹn vị ngon của bánh cần có nước chấm. Nước chấm khéo pha với các loại nước mắm ngon, dấm nếp, thêm vài lát ớt tươi, giọt cà cuống và hành phi . Bánh có thể ăn kèm với chả quế, ruốc thịt, ruốc tôm hấp nóng trong một nồi nước. Mỗi đĩa bánh cuốn Thanh Trì với mươi lá mỏng là đã đủ cho một bữa điểm tâm buổi sáng thanh cảnh mà ngon lành.
Cạnh phở thì bún chả cũng là món ăn ngon trong danh sách cứ đi xa Hà Nội là nhớ, và nếu có đặt chân tới thủ đô thì nhất định phải nếm thử.
Bún chả Hà Nội - Sưu tầmBún chả là món ăn gồm có bún ăn kèm với chả thịt lợn nướng trên than hoa cùng bát nước chấm ngon không điểm chê. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội, nên có thể coi đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Bún chả có nét tương đồng với món bún thịt nướng ở miền trong, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn.
Ninh Bình không chỉ thu hút đông đảo du khách bởi sở hữu nhiều cảnh tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng mà còn làm say lòng những tâm hồn yêu ẩm thực với thực đơn đa dạng các món dê núi trứ danh tại mảnh đất này.
Đặc sản thịt dê, cơm cháy Ninh Bình - Sưu tầmThịt dê Ninh Bình ngon hơn các vùng khác vì dê ở đây nuôi trên núi đá, ăn đa dạng các loại lá cây nên thịt dê săn chắc hơn so với dê thả đồi. Ninh Bình có bí quyết riêng, biến dê thành món đặc sản nổi tiếng. Đặc biệt món tái dê làm rất khéo, thịt ngọt và giòn, ăn với các loại rau thơm như lá đinh lăng, lá mơ, lá sung,.. vị bùi bùi sẽ ngấm vào tận tâm can của người thưởng thức.
Ở mỗi miền Đất nước lại có những nét đặc trưng và phong tục tập quán riêng biệt, đặc biệt là về ẩm thực góp phần mang đến sự phong phú, đa dạng hơn cho Việt Nam chúng ta. Và miền Bắc chính là cái nôi của nền văn hóa, của phong tục tập quán. Vậy cách ăn uống của người miền Bắc có gì đặc biệt? Tất cả sẽ được giải đáp dưới đây.
Miền Bắc là nơi ông cha ta định cư lâu đời nên từ món ăn đến cách ăn mặc đều được chọn lọc kỹ càng và trở thành chuẩn mực, ăn sâu vào tiềm thức của mọi người, khó lòng mà thay đổi được. Các món ăn của người Bắc luôn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Người Bắc cũng thường dùng các loại rau làm gia vị như: rau húng, lá mơ, riềng, sả, mẻ, mắm tôm để tạo nên những món ăn đặc thù.
Đặc biệt, cách ăn uống của người miền Bắc luôn đề cao tính tự nhiên, tươi ngon của các loại thực phẩm, luôn nhẹ nhàng, không quá ngọt như miền Nam, cũng không quá cay như miền Trung và rất dậy mùi thơm đặc trưng trong quá trình chế biến. Các loại gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn miền Bắc là chanh, giấm, sấu, tiêu, ớt, gừng, hành, tỏi, nước mắm pha loãng và mắm tôm. Cái cách người ta chế biến món ăn và gia vị cũng rất tinh tế, nước dùng của phở, bún thang phải là thứ nước được hầm từ xương với lửa riu riu ( lửa nhỏ ), luôn tay vớt bọt lúc sôi để nước được trong vắt, thoảng màu hơi vàng và ngọt lịm đầu lưỡi.
Và cách ăn uống của người miền Bắc được thể hiện rõ nhất trong những dịp lễ, Tết khi những mâm cỗ được trình bày một cách cầu kỳ, bắt mắt với nhiều món ăn hấp dẫn. Và một đặc trưng mà mỗi khi nhắc đến Hà Nội là người ta lại nhớ về chính là những món quà bánh, không phải món ăn no nhưng nó gợi lại rất nhiều kỉ niệm, chan chứa biết bao tình cảm như bánh cốm, bánh cam hay các loại mứt làm từ sấu,…
Trong ăn uống, cách ứng xử của người miền Bắc cũng rất tinh tế và nhẹ nhàng thể hiện qua những câu tục ngữ như “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”,“lời chào cao hơn mâm cỗ”,... Vì vậy mà khi ăn uống bao giờ người lớn tuổi và những người được tôn trọng cũng được mời ăn trước hay khi ăn nên nhường những miếng ngon nhất trước cho người khác. Người miền Bắc thích được gắp và được mời chào nhiệt tình, cũng do đó trong ăn uống cũng rất khó mời được họ ăn mà phải rất khéo léo và tế nhị.
Ẩm thực Miền Bắc rất đa dạng và phong phú, cầu kỳ trong khâu bày trí nhưng vẫn rất hấp dẫn bởi sự tươi ngon của nguyên liệu chế biến cũng như cách nếm gia vị sao cho hài hòa ngon miệng. Tất cả mang đến những nét đặc trưng và độc đáo cho nền văn hóa ẩm thực của người miền Bắc.
Vừa mang đặc điểm vùng khí hậu lạnh vừa mang đặc điểm vùng khí hậu nóng nên cách ăn uống của người miền Bắc trong mùa lạnh là ăn rất nhiều thịt và các sản phẩm từ thịt (giò, chả), dùng nhiều món xào, nấu, kho.
Mùa nóng thì ăn nhiều món canh được chế biến bằng phương pháp luộc, trần…Tỷ lệ ăn có nguồn gốc thực vật nhiều hơn động vật, dùng nhiều món luộc, nấu. Các món ăn ít cay, ít ngọt, nổi mùi thơm trong khi chế biến, ít khi có đường, ít trực tiếp cho vào món ăn, có nhiều món ăn đặc sản truyền thống lâu đời mang tính độc đáo. Thực phẩm thì họ dùng nhiều là thịt gia súc (trâu, bò , lợn.) hay thịt gia cầm (gà, ngỗng, vịt), cá, cua, rau (rau muống, bầu, bí, rau ngót, bắp cải.), gia vị sử dụng nhiều là dấm, chanh, sấu, ớt, tiêu, gừng, hành, tỏi.
Mỗi khi Tết đến và đây cũng chính là khoảng thời gian để mọi người trong gia đình đoàn tụ sau một năm vất vả làm việc. Do đó mâm cỗ những ngày Tết cũng cần phải được chuẩn bị vô cùng thịnh soạn, đầy đủ. Không chỉ thể hiện cho sự no ấm, hạnh phúc mà còn mong ước có một năm mới đầy đủ và phát đạt. Dưới đây, Easygo xin chia sẻ danh sách các món ăn ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam tại miền Bắc để các bạn tham khảo.
Ở nước ta, mỗi vùng miền lại có một mâm cỗ ngày Tết mang nét đặc trưng khác nhau. Chính vì vậy đã tạo nên một nét văn hóa ẩm thực ngày Tết phong phú và đa dạng chỉ có tại Việt Nam.
Bữa cơm ngày Tết của người Bắc tuy giản dị nhưng nó chứa đựng nhiều tình cảm nhấtTrong văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa vẫn luôn ưa chuộng về mặt hình thức nên mâm cơm ngày Tết cần phải được chuẩn bị rất công phu và đẹp mắt. Một mâm cỗ lớn thì nhất định có 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa để tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Trải qua các thời kì khác nhau nhưng mâm cỗ Tết ở miền Bắc vẫn giữ bản chất đúng nét cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
Bánh chưng là món đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Chính vì thế nên trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc sẽ không thể thiếu món ăn này. Bánh tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời.
Nồi bánh chưng "Siêu to khổng lồ" ^^ - Sưu tầmSự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được, một thứ bánh ngon tròn vị. Cái khung cảnh ngồi đợi nồi bánh chưng chín đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc mỗi khi Tết đến.
Không chỉ được bày trên các mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc mà món ăn có lịch sử lâu đời này còn được dùng để làm quà tặng cho người thân hay bạn bè!
Theo quan niệm của người xưa cho biết thì màu đỏ là màu của may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy mà trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc.
Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn đều cùng với gấc tươi, thêm chút dừa rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị thơm ngọt của nước cốt dừa và vị ngọt của đường.
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt Nam có rất nhiều món ngon, từ xưa đến nay, từ cao lương mỹ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng không thể thiếu trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.
Dưa hành - Món ăn giảm "ngấy" của người dân miền Bắc - Sưu tầmVới vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết mà các bạn cần biết. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn rằng một điều rằng, Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc.
Trông rất bắt mắt khi được bày trên mâm cơm ngày Tết - Sưu tầmVới vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết nên giò dường như là một trong những món ăn chắc chắn phải có. Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt.
Giò - Món ăn người BắcMón ăn ngon này được làm từ thịt heo, giã nhuyễn trong cối đá và gói bằng lá chuối rồi luộc chín. Những miếng giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon không chỉ là món ăn ngon mà có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình.
Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
Bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt, mộc nhĩ và giá, nem rán là món ăn độc đáo và hấp dẫn không thể thiếu được trong những ngày Tết của người miền Bắc. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là “quốc hồn quốc túy” của người Việt.
Đời người có mấy lần sáu mươi năm. Thanh xuân tuổi trẻ, hãy đến những nơi đẹp đẽ lưu lại những dấu chân, những kỷ niệm và những người bạn mới. Mong rằng Top 10+ địa điểm ăn chơi miền Bắc sẽ là một gợi ý không tồi cho bạn. Chúc bạn có những chuyến du lịch vui khỏe và bình an!
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/an-choi-mien-bac-a32729.html