Trong suốt hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ không thể thiếu các lễ cúng và lễ cúng đầy tháng, lễ cúng thôi nôi là những cột mốc quan trọng của con mà cha mẹ cần ghi nhớ. Lễ cúng đầy tháng mang ý nghĩa thông báo cho gia đình, dòng họ về sự có mặt của một thành viên mới, đồng thời là lời cảm tạ ơn trời đất đã mang em bé khỏe mạnh, đáng yêu đến với gia đình. Lễ cúng thôi nôi là để thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên, các vị thần linh đã phù hộ và bảo vệ bé trong thời gian sơ sinh và còn nằm trong bụng mẹ.
Chính vì thế, vào những ngày đặc biệt này của con, hầu hết các gia đình đều rất chú trọng làm mâm lễ cúng với đầy đủ các lễ vật để tỏ lòng biết ơn của gia đình.
Mới đây khi chị Lê Hoàng Hoài Linh (Quảng Bình) chia sẻ trên một trang mạng xã hội những hình ảnh chụp mâm cúng thôi nôi cho con gái Bơ đã khiến chị em không khỏi xuýt xoa vì quá đẹp. Bà mẹ cho hay, vì em bé nhà chị tên Bơ nên chị chọn tông màu xanh. Toàn bộ nguyên liệu, chén bát chị chuẩn bị có giá khoảng 3 triệu còn lại thành phẩm là do chị kì công chuẩn bị.
Các lễ vật trên mâm lễ gồm có:
12 chén chè trôi nước
12 đĩa rau câu lá dứa cốt dừa
12 đĩa xôi nếp và đậu xanh sên cốt dừa
12 đĩa bánh bao lá dứa không nhân
12 chai sữa
12 đĩa cau trầu
12 lọ hoa cẩm tú cầu
12 ly nến nhỏ
Mâm cúng Đức Ông và Bà Mụ lớn gồm:
1 con gà mái chéo cánh
1 dĩa thịt luộc, 1 con cua luộc, 3 quả trứng vịt luộc
1 dĩa ngô, khoai, sắn
1 chén chè
1 dĩa xôi
1 dĩa rau câu
1 dĩa bánh bao
1 dĩa trái cây
Bình hoa và giấy tờ vàng bạc, rượu, trà..
Ngay sau bài chia sẻ của chị Hoài Linh, không ít các bà mẹ bỉm sữa khác cũng hào hứng gửi thành phẩm của mình tự làm cho con hoặc lên ý tưởng thiết kế.
Dưới đây là một vài mâm cúng đầy tháng, thôi nôi đẹp được các mẹ bỉm Việt chia sẻ thu hút sự chú ý của mọi người vì nó được gia đình chuẩn bị rất chỉn chu, cầu kì và đủ đầy.
Ngoài những lễ: xôi, chè, quần áo tiền vàng, trái cây, hoa tươi, nến, nước, trầu cau cần phải có thì các mẹ có thể biến tấu thêm: bim bim, nước ngọt, trẻ con nhà mình thích ăn caramen nên mình thêm cả món đó vào. Chè cúng bé trai thì thường là chè hoa cau hoặc chè hạt sen, chè đậu trắng. Nhưng mâm lễ này mình thay bằng chè bưởi. Ảnh Tô Hằng Quyên
Mâm cúng chị Tú Hảo tự tay chuẩn bị cho cháu rất đầy đủ, trang trí cầu kì. Ảnh Tú Hảo
Mâm cúng đầy tháng tuy đơn giản nhưng đẹp mắt do bà mẹ Hoàng Quyên làm cho con gái với tất cả những yêu thương mà mẹ có. Ảnh Hoàng Quyên
Mâm cúng ngập sắc vàng được chị Trang Lan tự tay làm cho con gái. Ảnh Trang Lan
Mẹ Hoa Nhỏ thức đến 2h sáng để suy nghĩ mua đồ và bày biện cho lễ cúng của con, trong đó có món xôi là chị tự làm. Ảnh Hoa Nhỏ
Mâm cúng chay tông màu xanh do mẹ Lê Vi tự chọn. Ảnh Lê Vi
Mâm cúng của mẹ Hà Lê.
Mâm cúng thôi nôi con trai cưng đủ đầy với trầu cau, xôi bánh được vợ chồng chị Hoa Đạo tự tay làm. Chị cho biết "Tuy không được đẹp nhưng là tất cả tấm lòng, tình cảm và yêu thương ba mẹ dành cho con". Ảnh Hoa Đạo
Đây là mâm cúng đầy tháng ngay mùa dịch covid chồng mình tự tay nấu chè xôi và bày biện chuẩn bị cho con gái. Nguyên liệu bà ngoại gửi từ quê lên phố. Ảnh Sì Pa Ngọc
Mâm cúng mừng đầy tháng bé Tuấn Khải. Ảnh Tô Hằng Quyên
Mâm cúng mẹ Tố Như tự tay chuẩn bị để làm lễ đầy tháng cho con. Ảnh Tố Như
Mỗi gia đình có một hoàn cảnh, lối sống sinh hoạt khác nhau phù hợp với nơi sinh sống. Chính vì thế việc làm tiệc đầy tháng, thôi nôi cho em bé không cần quá nhất thiết cầu kì, miễn sao phù hợp với điều kiện của từng gia đình.
LỄ ĐẦY THÁNG CHO BÉ
1. Các lễ vật cần chuẩn bị cúng đầy tháng cho con
Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, một đứa trẻ sinh ra sẽ được trông nom và chăn sóc của 12 bà Mụ. Vì vậy, lễ vật đầu tiên mà các mẹ cần chuẩn bị đó là 12 bát chè nhỏ và 3 bát chè lớn.
Ngoài ra các mẹ cần chuẩn bị thêm một số lễ vật khác để cúng Đức ông và ba Đức thầy bao gồm:
1 đĩa xôi lớn, 12 địa xôi nhỏ
3 bát cháo nhỏ, 1 bát cháo lớn
13 cái bánh tráng nướng
1 con gà luộc hoặc 1 con vịt
1 mâm hoa quả
1 mâm cơm (cá, thịt luộc, canh, đồ xào và cơm)
1 bình hoa
Trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, thìa
1 đôi đũa được vót ngược đầu và có bông ở trên đầu đũa
Bên cạnh đó, bạn còn phải chuẩn bị sẵn những loại gai khác nhau, số lượng tùy vào giới tính của đứa trẻ (con trai 7, con gái 9) và nấu chúng trong một chiếc nồi sạch chung với chiếc đinh hoặc một mảnh thép đã được nướng đỏ.
2. Cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng cho con
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ những lễ vật thì các mẹ cũng cần quan tâm đến cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng cho con sao cho đúng.
Theo tục lệ của ông cha ta, cách bày mâm lễ cúng chính xác cần chia thành 2 mâm. Một mâm để trên và một mâm để dưới sao cho khoảng cách giữa mâm trên và mâm dưới cách nhau không quá 10 cm. Cách đặt mâm cúng cũng phải tuân theo nguyên thắc, mà cụ thể nguyên tắc ở đây là “Đông bình Tây quả” tức là phía Đông là vị trí để đặt bình hoa còn phía Tây là vị trí đặt lễ vật.
3. Bài cúng đầy tháng cho con
Bài cúng đầy tháng cho con là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cầu nguyện cho đứa con củ mình được khỏe mạnh.
Người xưa tin rằng, mỗi một đứa trẻ khỏe mạnh ra đời là công lao rất lớn của bà Mụ, người được cho là có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Trên hết, đây còn là nghi thức để ra mắt một thành viên mới trong gia đình với họ hàng, bà con trong dòng tộc.
4. Nghi thức thắp hương và khấn
Sau khi đã sắp đầy đủ các lễ vật, một người lớn đại diện trong họ sẽ thắm hương và khấn:
“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (năm)… ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị Mụ bà và tam Đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.
Nghi lễ cúng đầy tháng cho con là một nét văn hóa truyền thống độc đáo được lưu truyền từ đời này qua đời khác với mong muốn đứa trẻ của mình được không lớn, khỏe mạnh đồng thời cũng thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam.
LỄ THÔI NÔI CHO BÉ
Tiệc sinh nhật hay còn gọi là tiệc thôi nôi là một phong tục lâu đời của người Việt mang ý nghĩa là bé 12 tháng tuổi thôi sử dụng nôi và chuyển sang giường.
Đây là cột mốc đầu tiên trong đời của bé nên bố mẹ rất chú trọng ngày này. Việc cúng Thôi nôi là một nghi thức tốt đẹp nhằm cảm ơn Mụ bà chăm sóc bé, và cầu mong những điều tốt đẹp cho bé.
Thôi nôi sẽ bao gồm phần lễ và phần tiệc: Trong phần lễ là có việc cúng tổ tiên, cúng Mụ bà và nghi thức chọn nghề cho bé. Phần tiệc là phần chiêu đãi quan khách, họ hàng hai họ và bạn bè của bố mẹ. Trong Thôi nôi không thể thiếu hai thành phần này.
Các nghi thức cần có trong phần lễ thôi nôi
1. Cúng Mụ Bà và Đức Ông
Nghi thức cúng Mụ bà và Đức Ông là nghi thức đặc biệt chỉ có lễ Thôi nôi mới có. Mân cúng càng chu đáo càng thể hiện sự biết ơn 12 hai Mụ bà đã chăm sóc và tạo ra đứa trẻ, tạ ơn Đức Ông bảo vệ cho đứa trẻ từ trong bụng mẹ và 12 tháng đầu đời.
Mâm cúng 12 Mụ bà và Đức Ông cần có:
- 1 con gà trống luộc xếp chéo cánh
- 12 chén xôi nhỏ và 1 chén xôi lớn
- 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn
- 1 tô cháo lớn
- 1 đĩa trái cây ngũ quả
- 1 ly rượu nhỏ
- 12 miếng trầu đã được tiêm + 1 lá trầu và 1 quả cau để nguyên
- 1 bình hoa tươi
- 2 cây nến
- 3 cây hương
- 1 bộ vàng mã
Bày mâm cúng Mụ bà phải thể hiện được sự thành kính trong cách trình bày cũng như lễ vật cúng: Tất cả lễ vật cúng Mụ bà được để chính giữa hương án, hoặc có thể để lên trên hương án. Lễ vật cúng Mụ bà chia thành 12 phần giống nhau và được đặt ở phía trên, hoa quả và vàng mã đặt phía dưới. Mâm cúng Đức Ông đặt cạnh mâm cúng Mụ Bà cách 10cm.
2. Mâm cúng ông Táo, ông Tài và ông Địa
Việc cúng ba ông không chỉ có ngày Thôi nôi mới cúng. Vào mỗi dịp lễ truyền thống hay các ngày lễ quan trọng của gia đình đề cúng ba ông (ông Táo, ông Địa, ông Thần tài)
Mâm cúng ba ông gồm có:
- Mâm trái cây ngũ quả
- 1 chén chè
- 1 đĩa xôi
- 1 đĩa thịt luộc
- 1 đĩa tôm luộc
- 1 đĩa trứng luộc
- 1 ly nước
- 1 ly rượu
- 1 đĩa trầu cau
- Hương và nến
- Vàng mã
Mâm cúng ba ông được đặt ở ngoài trời, hoặc chia ra từng mân nhỏ đặt ở bàn thờ của mỗi ông.
3. Mâm cúng Ông Bà Tổ Tiên
Mâm cúng Ông Bà Tổ tiên cũng quan trọng như mâm cúng Mụ bà và Đức Ông. Lễ vật trong mâm cúng Ông Bà Tổ tiên sẽ giống như những ngày cúng lễ khác.
Cách bày trí mâm cúng thường được xếp từ cao xuống, tùy theo thiết kế bàn thờ mỗi người.
4. Nghi thức chọn nghề trong thôi nôi
Sau khi cúng Mụ bà là nghi thức chọn nghề cho bé. Đây như là một sự cầu may mắn nhằm giúp bé ổn định sự nghiệp sau này. Nhiều bố mẹ sẽ tin tưởng nghi thức này sẽ ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp của con mình. Qua nhiều thế hệ, nghi thức chọn nghề vẫn được giữ lại đến tận bây.
Để thực hiện nghi thức này, bố mẹ đặt các vật dụng như: bút, sách, máy tính, quả bóng… trên một cái mâm hoặc một tấm thảm. Sau đó đặt bé ngồi trước các vật dụng, bé đến lấy vật dụng mà mình thích. Theo quan niệm dân gian, vật nào được bé cầm đầu tiên là vật đại diện cho nghề nghiệp tương lai của bé.
Sau khi nghi thức chọn nghề tương lai kết thúc, khách mời trong bữa tiệc sẽ đến hôn và tặng bé quà.
Link nội dung: https://khoaqhqt.edu.vn/cach-bay-mam-cung-day-thang-a32539.html