Ninh Thuận là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, được mệnh danh là nắng như Rang, gió như Phang “Phan Rang” gắn liền với cát, nắng và gió. Vùng đất lưu giữ nhiều di tích của nền văn hóa Chămpa. Nơi đây có nhiều ngôi làng là nơi sinh sống của đồng bào Chăm và Các ngọn Tháp Chăm cổ đã được bảo tồn qua nhiều thế kỷ.
Hãy cùng Thám Hiểm Ninh Thuận tham quan tìm hiểu các tháp chăm ở Ninh Thuận là Tháp Pôklông Garai, Tháp Pô Rô Me, Tháp Hòa Lai để hiểu rõ hơn về văn hóa Chăm Ninh Thuận.
1. Tháp Poklong Garai
Tháp Chăm Poklong Garai: Cụm Tháp Chàm nằm trọn vẹn trên đồi Trầu, sát quốc lộ 27A đi Đà Lạt, cách Thành Phố Phan Rang 7 km về phía Tây. Tháp Chăm PoKlong Garai là nơi thờ vua PoKlong Garai ở thế kỷ 12. Tháp Po Klong Garai gồm ba tháp: Tháp Chính, Tháp Lửa và Tháp Cổng. Trình độ kiến trúc, nghệ thuật và điêu khắc của công trình này đã đạt đến đỉnh cao của kiến trúc văn hóa Chămpa. Hàng năm, cứ vào ngày mồng 1 tháng 7 âm lịch, đồng bào Chăm đều tổ chức các ngày lễ hội ngay tại tháp để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua và tổ tiên.
2. Tháp PoRoMe
Tháp PoRome thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, cách thành phố Phan Rang Tháp Chàm khoảng 15 cây số về phía Nam tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ giữa hai ngọn núi. Tháp được xây dựng dưới thời trị vì của Vua Po Rome (1627-1653) vào cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Tháp này thờ Vua Po Rome, vị Vua Chăm đã trở thành một vị thần sau khi ông qua đời. Đây là ngôi Tháp được xây bằng gạch cuối cùng của vùng Pandulanga của vương quốc Chăm Pa, là di tích của một thời vàng son tồn tại trên mảnh đất miền Trung hơn 17 thế kỷ.
3. Tháp Hoà Lai
Tháp Hoà Lai( Ba Tháp - Yang Hakral): Tháp Hòa Lai là một trong quần thể tháp Chăm cổ, gồm ba ngôi tháp tọa lạc tại thôn Ba Tháp, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Cụm ba tháp được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 theo phong cách Hoà Lai và hiện được coi là một trong những ngôi tháp Chăm cổ đẹp nhất còn tồn tại. Trong lịch sử, Tháp Hoà Lai có liên quan đến vua Satyavarman trị vì Champa từ năm 774 đến năm 784, ông đã có nhiều công lao đối với cư dân Chăm Pa đương thời lúc bấy giờ.