Lưu Quỳnh Thi - Đại Học Tài Chính Ngân Hàng
VinaTrain xin cám ơn câu hỏi của bạn Quỳnh Thi gửi về cho ban tư vấn, khi tư vấn các khóa học logistics và xuất nhập khẩu VinaTrain nhận được nhiều sự quan tâm của học viên về sự khác biệt giữa 2 mã nghành này. Với sự phát triển không ngừng của ngành kinh tế thị trường, ngành xuất nhập khẩu nói riêng và logistics nói chung đang dần khẳng định vị thế của mình. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự làm việc trong nghành logistics luôn ở vị trí “top” nhưng để khẳng định có tốt không thì phải phụ thuộc vào bản thân của mỗi ứng viên.
Hãy cùng tìm hiểu về hai khái niệm này để xem Xuất nhập khẩu và logistics khác nhau điều gì nên làm xuất nhập khẩu hay logistics sẽ có thu nhập tốt hơn
I, Xuất - nhập khẩu là gì?
Xuất - nhập khẩu (Import- Export) là hoạt động thương mại diễn ra giữa các quốc gia và các vùng lãnh thổ, trong nước khác nhau. Quốc gia này sẽ mua các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà mình không tự sản xuất ra được từ các quốc gia khác bằng tiền tệ.
- Hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia, vùng lãnh thổ từ quốc gia, vùng lãnh thổ khác, được gọi là nhập khẩu.
- Hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia, vùng lãnh thổ cho một quốc gia, vùng lãnh thổ khác gọi là xuất khẩu.
Xuất - nhập khẩu là một trong những lĩnh vực kinh doanh không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Bên cạnh việc giúp lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường và đem về một nguồn ngoại tệ “khổng lồ”, xuất - nhập khẩu còn mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hoạt động xuất nhập khẩu có thể diễn ra ngay trong nước theo hình thức mua bán giữa các doanh nghiệp FDI theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ.
II, Khái niệm về Logistics
Logistics là việc vận chuyển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đến tay người tiêu, bao gồm các hoạt động: Vận tải hàng hóa, xuất - nhập, quản lý đội tàu, lưu kho bãi, quản lý nguyên, vật liệu, xử lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho, hoạch định cung - cầu. Ngoài ra, Logistics cũng sẽ kiêm luôn việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất cũng như đóng gói sản phẩm, dịch vụ.
Logisitcs được gọi là chuỗi cung ứng với các mức độ phân cấp theo chuỗi khác nhau từ: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL bạn đọc có thể xem thêm tại bài viết: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL Là Gì Trong Logistics, Kiến Thức Cần Học
Nhìn chung,nói tới logisitcs được xét trên phương diện vĩ mô tổng hợp các khâu từ sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Trong đó logistics không bắt buộc phải mua bán ngoài biên giới, doanh nghiệp ở Hà Nội mua bán với doanh nghiệp ở Hồ Chí Minh cũng cần hoạt động logistics như: vận chuyển, đóng gói, kho bãi, bốc xếp, điều phối hàng hóa.
Mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và logistics rất chặt chẽ: Nếu giá trị xuất nhập khẩu hưởng tới là đưa sản phẩm ra nước ngoài hoặc có thể mang được sản phẩm từ nước ngoài vào Việt Nam thì logistics sẽ đảm bảo thực hiện các quy trình giao nhận, thủ tục để sản phẩm được giao nhận đúng yêu cầu. Vì vậy. không thể tách rời 2 lĩnh vực này được. Tuy nhiên, xuất nhập khẩu và logistics vẫn có nhiều điểm khác nhau.
III, Xuất nhập khẩu và logistics khác nhau điều gì?
Tiêu chí đánh giá Xuất nhập khẩu Logistics Phạm vị hoạt động- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
- Logistics bao gồm cả các hoạt động kinh doanh quốc tế lẫn nội địa trong nước.
- Logistics là chuỗi cung ứng bao gồm nhiều hình thức khác nhau có chứa hoạt động xuất nhập khẩu.
- Nghiên cứu, tìm thị trường và đối tác xuất - nhập khẩu;
- Lựa chọn hình thức xuất - nhập khẩu của các doanh nghiệp;
- Lập bảng giá hàng xuất khẩu. Xác định nhu cầu nhập khẩu và dự trù chi phí;
- Xây dựng án kinh doanh. Đàm phán, thỏa thuận, kí kết hợp đồng xuất - nhập khẩu;
- Tổ chức xuất khẩu hàng hóa. Tiến hành hợp đồng nhập khẩu
- Thu mua (Procurement)
- Thông quan hải quan (Customs Clearance)
- Chứng từ xuất nhập khẩu (Customer service)
- Dịch vụ khách hàng (Customer Services)
- Lập kế hoạch/Dự báo nhu cầu (Demand Forecasting/Planning)
- Quản lý hàng tồn kho (Inventory Management)
- Quản lý nguồn nguyên liệu (Materials Management)
- Xử lý các đơn hàng (Order Processing)
- Đóng gói hàng hóa (Packaging)
- Lựa chọn vị trí (Plant and warehouse Site Selection)
- Quản lý Vận tải (Transportation management)
- Book cước và điều vận Container (Freight booking and Container Coordinator)
- Quản lý kho hàng (Warehousing and Storage Management)
- Hệ thống thông tin Logistics (Logistics Information System)
- Logistics ngược (Reverse Logistics)
- Quản lý nhà nguồn cung đầu vào (Vendor monitoring)
- Doanh nghiệp sản xuất
- Doanh nghiệp chế xuất, gia công
- Doanh nghiệp thương mại
- Công ty logistics
- Công ty Forwader/Coloader
- Hãng vận tải
- Công ty cho thuê kho bãi/ điều vận
- Cơ hội thu về một nguồn lớn ngoại tệ, tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu.
- Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ quốc tế, kinh tế đối ngoại của đất nước.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo nguồn cung cho sản xuất, khai thác tối đa hoạt động sản xuất trong nước
Đối với nhập khẩu
- Thúc đẩy quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Cân bằng lại nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển cân đối, ổn định và khai thác tối đa tiềm năng kinh tế.
- Đảm bảo đầu vào cho hoạt động sản xuất.
- Tạo việc làm ổn định cho người lao động, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
- Thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu.
- Tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra thị trường quốc tế, đặc biệt là nước nhập khẩu.
- Giải quyết cả nguồn cung và đầu ra cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, tối ưu hoá quá trình vận chuyển nguyên, vật liệu, hàng hoá, dịch vụ…
- Nâng cao hiệu suất quản lý, giảm thiểu một số chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối hàng hoá, gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Tạo ra những thuận lợi về mặt thời gian và địa điểm cho việc phân phối và tiêu dùng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong bối cảnh thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng có khoảng cách xa về địa lý của xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
- Giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá và đáp ứng dịch vụ cho khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng. Việc xây dựng những phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng… và sự phát triển của hệ thống thông tin hiện đại sẽ là những điều kiện tốt để đưa hàng hoá đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất.
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh qua việc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống Logistics hiệu quả. Uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng cao với việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở mức độ tốt và hoàn thiện hơn.
IV. Cơ hội việc làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logisitcs
Trong thời điểm nền kinh tế thị trường đang không ngừng phát triển thì nhu cầu tuyển dụng các vị trí của ngành Xuất - nhập khẩu và Logistics là rất lớn, mở ra cơ hội việc làm đặc biệt cho các bạn sinh viên mới ra trường.
a, Đối với ngành xuất - nhập khẩu. Khi trở thành một chuyên viên xuất nhập khẩu, bạn có thể cân nhắc rất nhiều vị trí công việc:
b, Đối với Logistics
V. Nên học xuất nhập khẩu hay logistics
Đây là câu hỏi nhiều người đang quan tâm, Trên quan điểm đào tạo và làm trong nghành dịch vụ Logistics chúng tôi có thể chia sẻ với bạn một số lời khuyên có tính chất tham khảo như sau:
- Việc bạn học xuất nhập khẩu sẽ phù hợp với những người chưa biết gì mong muốn làm nghề ở những vị trí phổ biến như: chứng từ, thu mua, các vị trí nhân viên khai báo hải quan trong doanh nghiệp dịch vụ logistics như forwader hoặc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thương mại. Cơ hội việc làm đối với những vị trí này rất nhiều và được nhiều người chọn vì tính ổn định, thu nhập tốt.
- Các vị trí liên quan nhiều tới logistics được tuyển dụng phổ biến như: điều phối viên, nhân viên quản lý đơn hàng, nhân sự kho vận… các bộ phận này thường được phân nhiệm vụ chuyên biệt có chức năng quan trọng đảm bảo quá trình vận chuyển hàng diễn ra đúng kế hoạch.
Thực tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam đang có hoạt động xuất nhập khẩu hoặc kinh doanh về dịch vụ logistics phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ các doanh nghiệp này chưa có sự phân chia cụ thể về chức năng các phòng ban và cũng chưa cung cấp được trọn gói dịch vụ theo nhu cầu khách hàng. Phần lớn đều kết hợp với nhau hoạt động theo hình thứ 2PL, 3PL hoặc 4PL vì vậy nếu bạn ứng tuyển vào những vị trí này thường sẽ được phân công 1 vị trí hoặc có thể kiêm nghiệm nhiều vị trí khác nhau nên hiện tại hầu như không có sự phân biệt khi học logistics hay xuất nhập khẩu.
Chi phí cho 2 khóa học này tại VinaTrain hiện tại đang có giá thành trong tầm giá từ: 3.000.000 vnđ - 4.000.000 vnđ các bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết khóa học dựa vào nhu cầu của mình để đăng ký lớp học phù hợp.
Tạm kết: Bài viết tổng hợp và chia sẻ một số thông tin về ngành Xuất - nhập khẩu và Logistics cũng như giải đáp thắc mắc Xuất - nhập khẩu và logistics khác nhau điều gì? Mặc dù, thực tế cơ hội việc làm của ngành này là rất lớn nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều thách thức mà ứng viên cần phải vượt qua. Và trước hết là phải hiểu rõ bản chất công việc trước khi có định hướng gắn bó lâu dài. Hy vọng qua bài viết này VinaTrain có thể cung cấp những thông tin hữu ích đến quý bạn đọc.