Lần đầu nghe đến ngoại khoa, không ít người đặt ra câu hỏi ngoại khoa là gì, các bệnh nào được gọi là bệnh ngoại khoa. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu về ngoại khoa nhé.
Ngoại khoa là gì?
Ngoại khoa hay còn gọi là khoa ngoại là một phân ngành trong y học và có liên quan đến việc chữa trị một số bệnh lý, tổn thương xảy ra bên trong hoặc bên ngoài cơ thể dựa trên thao tác phẫu thuật kết hợp với thiết bị công nghệ cao để điều chỉnh hoặc loại bỏ tác nhân gây hại.
Chia sẻ về vấn đề ngoại khoa là gì, các bác sĩ cho biết ngoại khoa là phân ngành y học cần sử dụng đến dao kéo, cụ thể là phẫu thuật để chữa trị, điều chỉnh hoặc loại bỏ yếu tố của bệnh bên trong hoặc ngoài cơ thể. Ban đầu việc phẫu thuật chỉ đơn thuần là sự tác động thông qua dao kéo để can thiệp kịp thời nhằm chẩn đoán, chữa trị bệnh.
Cùng với sự tiến bộ của nền y học hiện nay thì một số giải pháp phẫu thuật ngoại khoa đang ngày càng phổ biến hơn, tạo điều kiện thuận lợi để điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng thông qua các thiết bị y khoa, máy móc y tế hiện đại.
Vậy ngoại khoa là gì? Ngoại khoa bắt nguồn từ đâu? “Ông tổ” của ngành y là Hippocrates đã đặt nền móng đầu tiên cho y học, trong đó có ngoại khoa thông qua việc dùng nước sôi để nguội và rượu để rửa vết thương ngoài da. Bên cạnh đó, ông còn thực hiện một số thao tác trị liệu gãy xương bằng cách cố định, nắn chỉnh xương bị lệch, ứng dụng nhiệt trị liệu để chữa trị bệnh trĩ ngoại,…
Như vậy có thể thấy ngoại khoa hay cụ thể hơn là giải phẫu có vai trò quan trọng với việc chữa trị bệnh nhanh chóng, đem lại hiệu quả cao mà thuốc men đôi khi không làm được. Tuy nhiên đi kèm với đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình phẫu thuật và sau phẫu thuật như chảy máu, đau đớn, viêm nhiễm, nhiễm trùng vết mổ,…
Ngoại khoa gồm những bệnh gì?
Sau khi giải đáp câu hỏi ngoại khoa là gì bạn cũng cần nắm được các bệnh lý thuộc ngoại khoa để lưu ý hơn trước, trong và sau khi tiến hành điều trị. Bệnh ngoại khoa là một số bệnh lý gây rối loạn hoạt động hoặc làm thay đổi cấu trúc của một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể người bệnh.
Thông thường các thay đổi này sẽ dẫn đến các bệnh lý cần sự điều chỉnh, can thiệp trực tiếp bằng phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc để chữa trị hiệu quả, loại bỏ hoặc sửa chữa các bộ phận bị hư hỏng, tổn thương do bệnh lý. Những bệnh thuộc ngoại khoa thường gặp gồm có:
Bệnh về vùng hậu môn - trực tràng: Bao gồm các bệnh như trĩ nội, trĩ ngoại, nứt, rò, hẹp hoặc áp xe hậu môn, sa trực tràng, ung thư trực tràng,… Những bệnh này đều cần mổ nội soi hoặc mổ hở để điều trị ngoại khoa.
Bệnh thoát vị (sa ruột): Bao gồm tình trạng thoát vị bẹn được điều trị nội soi, đặt lưới tái tạo thành bẹn hoặc trị liệu hiện tượng thoát vị thành bụng do yếu tố tự nhiên hoặc do mổ.
Bệnh về đường mật: Điển hình như cắt bỏ túi mật do sỏi, viêm hoặc có khối u, mổ cắt nang tạo ống mật chủ, mổ lấy sỏi trong túi mật,…
Bệnh về gan, tụy và lách: Bao gồm cắt gan, tiểu phẫu cắt 1 phần của tụy, cắt lách do bệnh hoặc chấn thương nặng,…
Bệnh về hệ tiêu hóa: Phẫu thuật cắt nửa dạ dày hoặc toàn phần dạ dày, phẫu thuật cắt ruột thừa, cắt ruột non, nạo hạch dạ dày, chữa trị bệnh hẹp môn vị, bệnh ung thư dạ dày,…
Bệnh liên quan đến ung thư: Bao gồm khối u, hạch bạch huyết trên da, vú hoặc trên các cơ quan khác như dạ dày, gan, túi mật, ruột non, trực tràng, đại tràng, tuyến giáp,…
Bệnh liên quan đến nội tiết: Thực hiện chữa trị ngoại khoa nhằm loại bỏ và điều trị một số loại bướu, khối u tại tuyến giáp và tuyến cận giáp, chữa trị bệnh cường giáp, ung thư tuyến giáp.
Bệnh lý thông thường: Các hiện tượng như áp xe, viêm nhiễm tại chỗ, viêm tại mô tế bào, xuất hiện hạch bạch huyết bất thường, hoại tử do ký sinh trùng xâm nhập, thiếu máu cục bộ,…
Mục tiêu khi tiến hành điều trị ngoại khoa
Khi đã hiểu được ngoại khoa là gì, bạn đọc cũng nên nắm rõ ý nghĩa, mục tiêu của điều trị ngoại khoa đối với nền y học và sức khỏe con người. Theo đó, ngoại khoa đề ra các mục tiêu gồm:
- Đảm bảo người bệnh không phải chịu quá nhiều đau đớn, khó chịu và cả quá trình phục hồi không cần thiết.
- Đề xuất kỹ thuật, thủ thuật phẫu thuật phù hợp nhất với bệnh nhân để điều trị bệnh, giảm thiểu các triệu chứng bệnh.
- Làm cho người bệnh hiểu được đầy đủ các rủi ro, biến chứng có thể xảy ra khi tiến hành điều trị ngoại khoa.
- Phác thảo kế hoạch thủ thuật, phẫu thuật cho người bệnh.
- Theo dõi tiến trình và sự hồi phục của bệnh nhân sau khi phẫu thuật, đặc biệt là 24 - 48 giờ đầu sau điều trị.
Rủi ro có thể xảy ra sau khi chữa trị ngoại khoa
Như bạn đã biết, bên cạnh tính hiệu quả thì ngoại khoa cũng gây nên một số biến chứng, rủi ro không mong muốn cho người bệnh như:
- Biến cố liên quan đến gây mê, phẫu thuật và quá trình lành bệnh sau khi mổ.
- Biến chứng thường gặp nhất sau khi điều trị ngoại khoa là chảy máu, nhiễm trùng vết mổ. Bên cạnh đó việc phẫu thuật trên đường tiêu hóa còn có nguy cơ gây liệt ruột, tắc ruột, xì dò miệng nối, viêm phúc mạc,…
- Bệnh nhân có các bệnh mãn tính như tim mạch, bệnh phổi, tiểu đường,… có thể gặp biến chứng nhồi máu cơ tim, viêm phổi, tai biến mạch máu não,…
Các nguy cơ phẫu thuật ngoại khoa có thể phòng tránh được nhưng không phải hoàn toàn nên cả bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và bác sĩ đều phải theo dõi tình trạng sức khỏe người bệnh sát sao, kịp thời xử lý khi có biến chứng.
Hy vọng qua những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu được ngoại khoa là gì và một số bệnh lý, vấn đề sức khỏe liên quan đến ngoại khoa. Khi được chỉ định phẫu thuật người bệnh cần lưu ý chăm sóc vết mổ đúng cách, vệ sinh theo hướng dẫn của bác sĩ và báo ngay cho y tá, bác sĩ khi có triệu chứng bất thường.
Xem thêm:
- Khám nội khoa gồm những bệnh gì?
- Khám sức khỏe tổng quát gồm những gì?