Lịch sử hình thành trái đất, quá trình ra đời các nền văn minh luôn tồn tại những bí ẩn thú vị và chưa có lời giải đáp. Nếu bạn là một người có niềm yêu thích tìm hiểu về những giá trị cổ xưa, đam mê tìm tòi, khám phá và có mong muốn được chu du đến nhiều miền đất mới thì khảo cổ học chính là ngành học dành cho bạn.
Vậy Khảo cổ học là gì? Bạn hiểu gì về ngành học này cũng như những yêu cầu và cơ hội phát triển của ngành khảo cổ học là gì? Trong bài viết dưới đây, Mua Bán sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc và các vấn đề liên quan đến ngành khảo cổ học cho bạn.
Khảo cổ học là gì?
Khảo cổ học là gì? Ý nghĩa của cụm từ “khảo cổ học” được diễn giải theo cách hiểu là một ngành nghiên cứu, tìm hiểu chuyên sâu về những hoạt động diễn ra vào thời xa xưa của nhân loại thông qua nhiều phương thức: tìm kiếm các mẫu vật có giá trị nghiên cứu, phục chế các mẫu vật đã hư hỏng, thu thập và sắp xếp lại những thông tin ghi chép được để làm thành tư liệu và tiến hành nghiên cứu tất cả những gì đã thu thập được thông qua quá trình khảo cổ.
Đối tượng nghiên cứu của ngành khảo cổ học là gì? Về chi tiết, đối tượng nghiên cứu của ngành này sẽ bao gồm các yếu tố cụ thể về môi trường cũng như văn hóa mà người thời xưa đã để lại, cụ thể là: những vật phẩm tạo tác, hiện vật sinh thái, di tích kiến trúc còn sót lại cũng như những hiện vật mang ý nghĩa văn hóa.
Ngành khảo cổ học được xếp vào một ngành học thuộc lĩnh vực khoa học nghiên cứu về xã hội và nhân văn. Với ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết, bồi dưỡng tình yêu với những chứng tích lịch sử, khám phá những giá trị cổ xưa.
Đây được đánh giá là một ngành học mang lại niềm vui, nhiều kiến thức lý thú cũng như ẩn chứa ý nghĩa sâu sắc. Nhà khảo cổ học có thể được xem là ngược dòng lịch sử để tìm về nguồn cội, từ đó thu thập được nhiều giá trị, kinh nghiệm bổ ích rút ra từ quá trình phát triển của xã hội loài người.
>>> Xem thêm: Tất tần tật về xã hội học - ngành học mang tính ứng dụng cao
Những chuyên ngành thuộc khảo cổ học là gì?
Khảo cổ hàng hải
Chuyên ngành hàng hải của ngành khảo cổ học là gì? Khảo cổ hàng hải là một chuyên ngành thuộc khảo cổ học lấy môi trường nghiên cứu là thế giới dưới lòng đại dương. Những chuyên gia thuộc chuyên ngành này có công việc tìm kiếm những vật thể đặc biệt mang giá trị khảo cổ ẩn chứa bên dưới lòng đại dương, bao gồm những thành phố bị nhấn chìm, những xác tàu đắm hay những di vật của con người thời cổ xưa vẫn còn sót lại.
Với chuyên ngành khảo cổ học này, ngoài việc trang bị những kiến thức chuyên môn cần thiết. Sinh viên cũng cần phải có cho mình những bộ kỹ năng chuyên biệt để có thể dễ dàng thực hiện công việc dưới nước mà vẫn đảm bảo an toàn.
Khảo cổ lịch sử
Khảo cổ lịch sử là một chuyên ngành của khảo cổ học, tập trung vào việc tìm hiểu những giá trị về văn hóa, các hoạt động sống của con người (bao gồm các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, giao thương, giải trí,…), nghiên cứu về thói quen sống của cộng đồng người ở nhiều dân tộc, nền văn hóa khác nhau.
Điểm khác biệt của chuyên ngành khảo cổ lịch sử so với những chuyên ngành khác chính là hoạt động nghiên cứu sẽ được xác định trong một giai đoạn cụ thể chứ không trải rộng theo suốt tiến trình phát triển.
>>> Xem thêm: Các khối thi đại học mà các thí sinh cần hiểu rõ 2022
Khảo cổ đô thị
Chuyên ngành khảo cổ đô thị của ngành khảo cổ học là gì? Khảo cổ đô thị là chuyên ngành khảo cổ mà ở đó các nhà khảo cổ học sẽ tiến hành tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển những thành phố, đô thị cổ xưa, kết hợp tìm hiểu về văn hóa - kiến trúc, các hoạt động diễn ra cũng như đặc điểm của tộc người đã sinh sống tại đây.
Khảo cổ văn tự/ văn khắc
Ở thời xa xưa, người cổ đại đã phát minh ra phương thức lưu giữ và truyền đạt lại những kiến thức cho thế hệ sau bằng những văn tự được chạm khắc bên trong các hang động hoặc trên các bia đá ở khu vực mà họ đã từng sinh sống. Với chuyên ngành khảo cổ văn tự/ văn khắc, người học sẽ tìm ra cách để giải mã những thông tin thú vị bên trong các di sản mà người xưa đã truyền lại.
Khảo cổ không gian
Khác với chuyên ngành khảo cổ hàng hải, khảo cổ không gian là chuyên ngành học sẽ giúp nhà khảo cổ khám phá được những điều thú vị đã diễn ra trên bầu trời trong quá khứ: Tìm kiếm những vũ khí hàng không, tên lửa bỏ hoang, xác máy bay và tất cả những vật thể nào đã từng bay trên bầu trời (thậm chí là cả dấu tích người ngoài hành tinh — UFO).
Khảo cổ văn minh cổ điển
Chuyên ngành khảo cổ văn minh cổ điển mang đến cho các nhà khảo cổ cơ hội tìm tòi, khám phá các nền văn minh lớn trong lịch sử loài người, từ đó đưa ra nhận xét về những ảnh hưởng của chúng đối với tiến trình phát triển của nhân loại. Đối tượng nghiên cứu chính của ngành học này chính là nền văn minh Hy Lạp, nền văn minh La Mã và nền văn minh Ai Cập.
>>> Xem thêm: Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Biểu hiện và cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
4 bước quy trình khảo cổ học hiện đại
Quan sát từ xa
Quan sát từ xa là phương thức giúp nhà khảo cổ học tìm kiếm, phát hiện, xác nhận và quan sát các dấu tích, di chỉ khảo cổ qua ảnh chụp nhờ công cụ vệ tinh. Bởi vì phần lớn các di chỉ và dấu tích này theo năm tháng đều sẽ bị vùi lấp dưới rất nhiều lớp trầm tích, nên sau khi xác nhận được vị trí của chúng từ xa, nhà khảo cổ học sẽ cần phải đến khảo sát tại thực địa nhằm ước lượng được không gian cũng như khoanh vùng chính xác phạm vi những di tích đó.
Thăm dò thực địa
Sau khi đã xác định vị trí cũng như khoanh vùng được phạm vi chính xác của các di chỉ, nhà khảo cổ học sẽ tiến hành thăm dò thực địa nhằm tìm kiếm cũng như xác định những di vật cụ thể còn tồn tại. Bước này có thể được thực hiện bằng các phương pháp cụ thể sau đây:
- Thăm dò bề mặt: Nhà khảo cổ quan sát và tìm kiếm di vật bằng mắt thường thông qua các thành tố hay những mảnh ghép. Phương pháp này có thể giúp nhà khảo cổ phát hiện được những tàn tích lịch sử có kích thước lớn như nhà ở, nấm mồ,…
- Thăm dò vật lý: Nhà khảo cổ học xác nhận nền đất chứa hay không chứa di vật nhờ việc sử dụng sóng radar hoặc điện từ trường. Đối với vùng khảo cổ dưới nước hoặc khu đầm lầy, những công cụ được sử dụng sẽ là hải dương kế, từ kế và Sonar quét đáy.
Khai quật
Sau khi thực hiện hai bước quan sát từ xa và thăm dò thực địa, nhà khảo cổ học sẽ xác định được vùng đất nào là di chỉ rỗng (không có dấu hiệu của di vật) và vùng đất nào là di chỉ cần khai quật (đã xác nhận có sự tồn tại của di vật) và bắt đầu khai quật để tìm ra các di vật còn đang ẩn chứa. Bước khai quật di chỉ được xem là bước khó khăn, tốn kém nhất trong quá trình khảo cổ học:
Cần phải sử dụng những loại máy cơ - tiêu biểu như máy xúc - để mở rộng diện tích khai quật nhưng cần phải đảm bảo giữ được tính nguyên vẹn cho di vật, đảm bảo các tàn tích vẫn giữ được giá trị nghiên cứu và không bị tàn phá, hư hại. Để làm được điều này, các nhà khảo cổ sẽ cho dừng máy xúc khi phát hiện được một phần di vật và dùng các công cụ thô sơ cho quá trình khai quật còn lại.
Sau khi khai quật các di vật thành công, nhà khảo cổ sẽ tiến hành chụp ảnh mẫu vật, đo đạc kích thước, ghi chép lại cụ thể để từ đó tạo thành những tài liệu có giá trị phục vụ cho mục đích nghiên cứu sau này.
Sau khai quật
Sau khi khai quật vật mẫu cũng như đo đạc, ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết dùng làm tư liệu, nhà khảo cổ sẽ tiến hành các công đoạn phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp theo, bao gồm:
- Sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để làm sạch các di vật một cách tỉ mỉ
- Tìm hiểu về nguồn gốc của các vật mẫu, truy tìm những di tích lịch sử gắn liền với chúng
- Tìm kiếm những tài liệu lịch sử có liên quan đến mẫu vật để kết nối những thông tin thu thập được
- Tiến hành phục dựng lịch sử bằng các đồ họa 3D nhằm nghiên cứu sâu hơn về thời kỳ sản xuất ra các mẫu vật đó
Những lý do mà bạn trẻ nên thử sức với ngành khảo cổ học là gì?
Ngành khảo cổ học là một ngành khoa học không chỉ mang đến cho con người sự hiểu biết về nền lịch sử - văn hóa nhân loại mà còn ẩn chứa rất nhiều niềm vui và bài học lý thú:
- Ngành khảo cổ học giúp chúng ta phát triển khả năng tìm tòi, tự học hỏi, phân tích - nghiên cứu, đưa ra kết luận và nuôi dưỡng tình yêu của chúng ta với những giá trị cổ xưa
- Đây là ngành học mang đến cho bạn rất nhiều cơ hội du lịch, khám phá đó đây không chỉ giới hạn trong lãnh thổ quốc gia mà trên toàn thế giới
- Ngoài tri thức, ngành khảo cổ học còn mang lại cho người học rất nhiều kỹ năng sống hữu ích khi liên tục phải làm việc ở nhiều môi trường, điều kiện khác nhau
- Đây là ngành học mang đến cho bạn nhiều cơ hội phát triển trong công việc với rất nhiều học bổng du học của nhiều quốc gia hàng đầu trên thế giới
>>> Xem thêm: Ngành Việt Nam học lấy bao nhiêu điểm? Nên học ngành Việt Nam học ở trường nào tại TPHCM?
Yêu cầu cần có đối với người muốn theo đuổi ngành khảo cổ học là gì?
Có năng khiếu các môn xã hội
Ngành khảo cổ học được xem là một ngành khoa học xã hội, nghiên cứu về lịch sử thế giới loài người. Ngoài ra, đây là ngành học đòi hỏi bạn cần phải liên tục di chuyển đến những vùng đất mới với những điều kiện địa lý khác nhau.
Chính vì thế, để theo đuổi ngành khảo cổ học, sinh viên cần phải có nền tảng kiến thức tốt ở các môn Văn học - Lịch sử và Địa lý (khối C). Đây cũng là câu trả lời dành cho câu hỏi “Ngành khảo cổ học thi khối nào?”:
- Nền tảng kiến thức có được từ bộ môn Văn học sẽ giúp bạn có đủ khả năng ngôn từ để truyền tải một cách đầy đủ, thu hút nhất điều khám phá được đến với công chúng.
- Những kiến thức Lịch sử sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu và là nền tảng vững chắc cho các kiến thức chuyên sâu hơn trong quá trình học.
- Đối với môn học Địa lý, bạn sẽ nắm được thông tin quan trọng về địa chất, khí hậu các vùng nhằm xây dựng kế hoạch khảo cổ, nghiên cứu phù hợp trong quá trình làm việc.
>>> Xem thêm: Tổ hợp C19 gồm những ngành nào? Các trường xét tuyển khối C19
Yêu thích ngoại ngữ
Để có thể đi và khám phá được văn hóa - lịch sử của những quốc gia trên toàn thế giới một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất, bạn cần có lòng yêu thích tìm tòi, học hỏi cũng như vốn kiến thức đối với nhiều ngôn ngữ. Ngoài ra, khảo cổ học cũng là ngành mang đến cho bạn sự hiểu biết và những khám phá mới mẻ về những ngôn ngữ của thời cổ đại đã ít phổ biến hoặc không còn được sử dụng.
>>> Xem thêm: Mức lương của ngành ngôn ngữ Anh bao nhiêu? Cơ hội việc làm ra sao?
Đam mê khám phá, học hỏi, tiếp thu kiến thức mới lạ
Ngành khảo cổ học là một ngành không chỉ đòi hỏi lòng yêu thích mà còn cần cả sự đam mê, kiên trì và cố gắng. Bởi đây là một ngành đầy thách thức, khó khăn, ẩn chứa nhiều sự vất vả, thậm chí là nguy hiểm. Do đó, phải là những người thật sự đam mê tìm hiểu văn hóa - lịch sử nhân loại, không ngại khó khăn và kiên trì, bền bỉ thì mới có thể theo đuổi được ngành học này.
Xem thêm tin đăng tuyển dụng các ngành nghề khác tại Muaban.net:
Các trường đại học hàng đầu bạn có thể chọn để theo học ngành khảo cổ học là gì?
Ngành khảo cổ học trường nào? Nếu muốn theo học ngành khảo cổ học tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo Khảo cổ học Việt Nam được giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm chuẩn ngành khảo cổ học trung bình các năm tại các trường này dao động ở mức 24 điểm.
Lương ngành khảo cổ học tại các nước phát triển khá cao (tại Mỹ dao động từ 38,000 đến 62,000 USD) là lý do khiến nhiều bạn trẻ yêu thích ngành học này có xu hướng đi du học. Đối với những ai quan tâm đến việc du học ngành khảo cổ học, bạn có thể tham khảo top các trường nổi tiếng trên thế giới có đào tạo ngành học này:
Tại Mỹ, bạn có thể theo học ngành khảo cổ học tại một trong số các trường:
- University of Cincinnati
- New York University
- Northern Arizona University
- The University of Alabama
- George Washington University
Học ngành khảo cổ học tại nước Anh, bạn sẽ có những sự lựa chọn sau đây:
- University of Birmingham
- University of Leicester
- University of Lincoln
- University of York
- University of Nottingham
Úc cũng là quốc gia có rất nhiều trường đại học nổi tiếng với ngành khảo cổ học:
- James Cook University
- The University of Sydney
- La Trobe University
- The University of Western Australia
- The University of Queensland
Học ngành khảo cổ ra làm gì? Làm việc ở đâu?
Ngoài việc trở thành một nhà khảo cổ, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp ngành khảo cổ học là gì? Sau đây là những gợi ý nghề nghiệp đúng ngành dành cho bạn:
- Chuyên viên phân tích cổ vật tại các bảo tàng
- Quản lý chuyên môn tại các khu di tích lịch sử
- Quản lý cổ vật tại các bảo tàng
- Giảng viên, nghiên cứu viên chuyên ngành khảo cổ học tại các viện nghiên cứu, các trường đại học
Ngoài ra, với các kiến thức và kỹ năng học được từ ngành khảo cổ, bạn hoàn toàn có thể tìm được những công việc trái ngành liên quan đến lĩnh vực ngôn ngữ - lịch sử - địa lý và văn học.
Thông qua những thông tin và kiến thức được mang đến trong bài đọc, chắc hẳn bạn đã có góc nhìn rõ ràng hơn và có thể tự đưa ra câu trả lời với câu hỏi: Khảo cổ học là gì? Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn định hướng phù hợp cho mình về nghề nghiệp tương lai. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng bỏ qua những cơ hội tìm việc làm tốt nhất hiện nay được đăng tải và cập nhật thường xuyên tại Muaban.net nhé!
>>> Xem thêm: Ngành hướng dẫn viên du lịch và 4 quy tắc vàng trong nghề
Bảo Nghi - Content Writer