Không riêng mùa hè, tất cả các mùa trong năm đều cần kem chống nắng. Nhưng chọn loại kem chống nắng nào giữa vô vàn các chủng loại nhãn hiệu trên thị trường lại là một câu hỏi đau đầu. Chọn loại nào để tốt nhất với từng loại da, vừa phát huy tác dụng nhưng cũng không gây kích ứng, khó chịu... Hãy cùng Couple TX tìm hiểu thêm nhé!
Cách chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da
Da nhạy cảm
Nếu bạn có làn da quá nhạy cảm, chú ý tránh xa thành phần oxybenzone và PABA, tức có thể bạn sẽ phải nói không với kem chống nắng hóa học. Như đã nói, các loại kem chống nắng vật lý thường sẽ ít gây kích ứng da, nên nó sẽ là lựa chọn phù hợp cho làn da nhạy cảm của bạn.
Da khô
Da khô do thiếu chất dưỡng ẩm, vì vậy khi chọn kem chống nắng bạn nên chọn loại dành cho da khô (for dry skin) hoặc tăng cường khả năng dưỡng ẩm (moisture) để tránh cho da rơi vào tình trạng khô căng, dễ lão hóa khi tiếp xúc với ánh nắng.
Da dầu
Da dầu lại còn thêm lớp kem chống nắng bám trên mặt sẽ khiến da ngày càng khó chịu. Chưa kể, nếu chọn kem chống nắng vật lý có base trắng, khi da đổ dầu quá mức sẽ khiến kem hòa vào dầu, dẫn đến loang lổ các vệt trắng.
Lưu ý chọn các loại kem chống nắng dạng gel, nước không gây nhờn (no sebum) hoặc không dầu (oil free, oil cut) để da được thông thoáng hơn.
Da mụn
Làn da mụn là làn da đang tổn thương, vì vậy bạn nên chú ý chọn kem chống nắng vật lý để tránh sự viêm nhiễm và bít tắc lỗ chân lông.
Bạn cần chú trọng chọn loại kem chống nắng trên nhãn có ghi “không gây bít tắc lỗ chân lông” (non-comedogenic), và không có các thành phần như mùi hương, oxybenzone, cồn và PABA (tức kem chống nắng hóa học).
Cần quan tâm đến chỉ số SPF và PA
Chỉ số SPF (Sun Protection Factor) đo lường khả năng chống tia UVB, SPF càng cao thì thời gian ở dưới nắng càng lâu. Mỗi SPF bảo vệ da được khoảng 10 phút. Để biết kem chống nắng hiệu quả trong bao lâu, bạn lấy chỉ số SPF nhân với 10 (Ví dụ SPF 20 = 20 x 10 = 200 phút = 3 giờ 20 phút).
Chỉ số PA (Protection Grade of UVA) đo lường khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương ứng với mức độ chống tia UVA yếu (4h), vừa (8h) và mạnh (12h).
Bạn nên chọn loại kem chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA để được bảo vệ tốt nhất. Để chọn kem chống nắng có chức năng chống cả 2 tia UVA và UVB, bạn cần chú ý các thông tin trên bao bì:
- SPF… PA… (Ví dụ SPF50 PA+++)
- UVA/UVB hoặc UV A/B, thậm chí nếu là UV A/B/C càng tốt
- Broad Spectrum hoặc Full Spectrum (phổ rộng)
Chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học?
Kem chống nắng thường được chia làm 2 loại: vật lý và hóa học
Kem chống nắng vật lý
- Nguyên lý hoạt động: tạo một lớp màng chắn giúp phản xạ tia UV và bảo vệ làn da bạn, khiến tia UV không thể xuyên qua da của bạn được. Thành phần chính trong kem chống nắng vật lý là ZinC oxide và Titanium dioxide.
- Ưu điểm: Lành tính, ít kích ứng và bền vững dưới nắng
- Nhược điểm: Vì tạo một lớp màng bảo nên thường kem chống nắng vật lý sẽ để lại trên da bạn một lớp trắng xóa, gây bí và dễ bóng nhờn.
Kem chống nắng hóa học
- Nguyên lý hoạt động: hấp thu và thẩm thấu các tia UV, khiến chúng tự xử lí và phân hủy, phóng thích các tia UV trước khi các tia này gây tổn hại đến da. Thành phần chính trong kem chống nắng hóa học là avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…
- Ưu điểm: thấm nhanh vào da, không để lại vệt trắng và ít làm da bạn bóng dầu
- Nhược điểm: thường phải chờ 15 - 20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng và thường phải bôi dặm sau 2h do tính chất không bền vững dưới nắng.
Ngoài lựa chọn các loại kem chống nắng phù hợp, bạn cũng nên trang bị áo khoác có chức năng chống tia UV, khẩu trang,... để bảo vệ bản thân tốt hơn trước các tia UV độc hại.
Couple TX hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được loại kem chống nắng tốt nhất cho từng loại da trước tình hình nắng nóng càng ngày càng tăng cao như hiện nay!