1. Phương pháp học sai lầm
Toán học là một bộ môn có tính chất logic, luôn có những mắt xích liên kết với nhau chính vì thế để có thể học tập tốt môn Toán thì rất cần có một phương pháp học phù hợp với bản thân. Tuy nhiên một số bạn vẫn mắc nhiều sai lầm khi học Toán như quá tập trung “học thuộc” công thức, không biết cách áp dụng vào giải các bài toán, quá phụ thuộc vào bài giải phẫu, mất tập trung hiểu bài lơ mơ,…
Để khắc phục điều này, các bạn có thể thay vì học thuộc công thức Toán thì học sinh có thể làm những bài toán từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đây là một cách rất hay để bạn không chỉ nhớ sâu các công thức mà còn hiểu rõ được bản chất của vấn đề giúp có phản xạ nhanh chóng khi gặp lại những đề Toán đó.
2. Thiếu kiên nhẫn khi gặp những bài Toán khó
Phần lớn học sinh thường cảm thấy chán nản, thiếu sự kiên trì khi gặp những bài Toán khó không tìm được lời giải. Chính vì thế mà tâm lý buông xuôi, không muốn học Toán cũng sinh ra từ đó khiến các em mất đi niềm hứng thú với bộ môn này.
Cách để giải quyết lúc này chính là nếu tập trung làm 1 bài toán tuy đơn giản những vẫn không tìm được lời giải thì bạn hãy nhẹ nhàng tạm gác nó lại, nghỉ ngơi thư giãn 1 chút. Sau đó hãy bắt tay làm lại từ đầu và như thế bạn sẽ có những ý tưởng mới hơn. Ngoài ra có những bài toán mà làm xuôi vẫn không được thì bạn hãy suy từ kết luận quay về giả thiết để tìm ra cách giải.
3. Học không trúng trọng tâm
Điều học sinh học Toán thường mắc phải chính là học tràn lan, học mọi thứ mà không tập trung vào những điểm quan trọng nhất. Cho nên khi đi thi hay làm bài tập có nhiều đề Toán rất hay gặp những vẫn trở thành vấn đề nan giải cho nhiều học sinh. Vì thế, một yếu tố quan trọng cần phải nhớ khi học môn Toán là bám sát sách giáo khoa, sách bài tập và làm nhiều dạng toán thường xuất hiện trong các kì thi trước đó.
Đừng bao giờ lao đầu vào những đề toán mà sau này bạn chẳng bao giờ đụng đến bởi nó vừa làm mất nhiều thời gian của bạn vừa khiến nhanh nản chí, mất đi niềm hứng thú với môn Toán học.
Ví dụ: trong phần lượng giác học sinh cần chú trọng đến bài chứng minh hằng đẳng thức lượng giác, các công thức lượng giác trong tam giác, giải phương trình lượng giác,…
4. Tự đúc kết rút ra kinh nghiệm sau mỗi bài học
Một cách rất hay để bạn ghi nhớ dạng toán đã làm và tránh bị mắc phải những lỗi đã gặp trước đó là: sau khi giải bài xong hãy tự mình rút ra nhận xét, thậm chí là hãy tự lấy một hoặc nhiều ví dụ tương tự để giải mà không cần nhìn đề bài. Với kinh nghiệm từ những người đi trước chia sẻ, cho thấy việc học sinh tự mình ra đề chính là phương pháp giúp nâng cao khả năng ghi nhớ các dạng Toán tốt nhất.
5. Tập nhìn hình đọc lại đề bài
Nhiều bạn cho rằng việc nhìn hình đọc lại đề rất mất thời gian và không có hữu ích gì, nhưng thật ra đây là một suy nghĩ rất sai lầm. Bởi việc làm này là cách giúp bạn nắm được hết giả thiết, kết luận của một đề bài mà không bỏ sót bất cứ thông số nào. Qua việc nhìn hình đó bạn còn có thể thấy được cách giải bài Toán vô cùng dễ dàng mà tưởng chừng như đi vào bế tắc.
Bạn có bao giờ quên đọc kỹ đề bài đã cho chưa? Hơn 90% học sinh thường chỉ đọc lướt đề đã cho và tiến hành giải bài ngay khi cầm đề. Đây chính là sai lầm dẫn đến học sinh học kém môn Toán. Bởi lẽ. trong một bài Toán sẽ có chứa rất nhiều dữ liệu quan trọng mà chỉ cần không để ý hoặc không biết 1 dữ kiện đó thì khi giải Toán sẽ dẫn tới kết quả sai. Một số Toán nâng cao còn đánh lừa bạn thông qua việc bạn không đọc kỹ đề, chỉ cần bạn sơ sảy sẽ rơi trúng bẫy của người ra đề ngay.
Ví dụ: Tiếp tuyến tại điểm khác với tiếp tuyến đã đi qua. Và tại điểm chỉ có 1 tiếp tuyết đi qua có nhiều tiếp tuyến. Nếu học sinh không đọc kỹ đề bài sẽ rất dễ nhầm lẫn.
Đây là 6 lỗi sai mà học sinh học yếu môn Toán thường hay gặp phải và cách giải quyết những lỗi sai đó. Gia sư môn Toán hi vọng các bạn đã hiểu thêm những vấn đề đã và đang gặp phải từ đó tự sữa lỗi sai cho chính bản thân mình.