Học dinh dưỡng ra làm gì? Học về dinh dưỡng ở đâu? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn trẻ đặt ra khi tìm hiểu về ngành dinh dưỡng. Thực tế, ngành này mang lại rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn trong lĩnh vực sức khỏe và chăm sóc con người. Cùng tìm hiểu với JobsGO qua bài viết này nhé.
1. Ngành Dinh Dưỡng Là Gì?
Ngành dinh dưỡng là lĩnh vực nghiên cứu về sự tương tác giữa dinh dưỡng và sức khỏe của con người. Nó tập trung vào cách cung cấp chất dinh dưỡng và quản lý chế độ ăn uống để duy trì sức khỏe tốt, ngăn ngừa bệnh tật. Ngành này nghiên cứu về các loại thực phẩm, chất dinh dưỡng, quá trình tiêu hóa, chuyển hóa cũng như tác động của chúng đến sức khỏe.
Ngành dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phân tích và đánh giá chế độ ăn của cá nhân hoặc nhóm người. Từ đó đưa ra các khuyến nghị dinh dưỡng phù hợp để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng thường làm việc tại bệnh viện, trung tâm y tế, công ty thực phẩm, giáo dục, nghiên cứu,…
2. Mục Tiêu Đào Tạo Ngành Dinh Dưỡng
Mục tiêu đào tạo của ngành dinh dưỡng nhằm trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức chuyên sâu cũng như kỹ năng thực hành cần thiết để trở thành chuyên gia dinh dưỡng chuyên nghiệp. Chương trình học tập trung vào việc phát triển khả năng phân tích, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cá nhân hoặc cộng đồng. Sinh viên được đào tạo để có thể xây dựng, thực hiện các kế hoạch can thiệp dinh dưỡng hiệu quả.
Mục tiêu quan trọng khác là rèn luyện kỹ năng tư vấn, giáo dục dinh dưỡng cho nhiều đối tượng khác nhau. Chương trình cũng chú trọng phát triển năng lực nghiên cứu khoa học, giúp sinh viên có thể đóng góp vào sự phát triển của ngành. Cuối cùng, việc đào tạo hướng đến việc trang bị cho sinh viên khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học dinh dưỡng, đồng thời phát triển tư duy phản biện cùng đạo đức nghề nghiệp vững vàng.
3. Ngành Dinh Dưỡng Học Những Gì?
Ngành dinh dưỡng cung cấp cho sinh viên kiến thức về vai trò, chức năng và tầm quan trọng của yếu tố dinh dưỡng đối với sức khỏe con người. Sinh viên cũng được học về quá trình hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể.
Từ những kiến thức này, sinh viên tốt nghiệp ngành dinh dưỡng có thể cung cấp tư vấn và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng bệnh nhân. Tùy từng trường mà chương trình đào tạo sẽ khác nhau, trong đó những kiến thức, môn học cơ bản mà các bạn sẽ được học đó là:
- Cơ sở dinh dưỡng
- Sinh lý dinh dưỡng
- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng
- Dinh dưỡng trong các giai đoạn đặc biệt
- Dinh dưỡng và bệnh lý
- Kỹ năng tư vấn dinh dưỡng
- Nghiên cứu khoa học trong dinh dưỡng
- Thực hành dinh dưỡng
- Quản lý dinh dưỡng
- Dinh dưỡng thể thao và tập luyện
- Dinh dưỡng ứng dụng trong cộng đồng
- Thực phẩm và công nghệ dinh dưỡng
- Quản lý chất dinh dưỡng trong các tổ chức y tế
- Dinh dưỡng đặc biệt (như dinh dưỡng trẻ em, dinh dưỡng cho người già)
4. Ngành Dinh Dưỡng Thi Khối Nào?
Để theo học ngành dinh dưỡng, bạn cần phải tham gia kỳ thi tuyển sinh với các khối thi phù hợp:
- B00 (Toán, Hóa,Sinh)
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- A01(Toán, Lý, Anh)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- D07 (Toán, anh, Hóa)
- D08 (Toán, Sinh, Anh)
- D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Anh)
5. Ngành Dinh Dưỡng Học Trường Nào? Điểm Chuẩn Bao Nhiêu?
Có nhiều trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam cung cấp chương trình đào tạo ngành dinh dưỡng. Điểm chuẩn vào các trường này thường thay đổi hàng năm và phụ thuộc vào độ cạnh tranh cũng như số lượng thí sinh đăng ký. Dưới đây là bảng điểm chuẩn mới nhất của một số trường tiêu biểu:
Trường Đại Học Điểm Chuẩn 2023 Đại Học Y Hà Nội 23,25 Đại Học Y Tế Công Cộng 19,5 Đại Học Thành Đô 19 Đại Học Điều Dưỡng Nam Định 15,3 Đại học Công nghiệp TPHCM 19 Đại học Đông Á Đà Nẵng 18 Đại học Thăng Long 22 Đại học Trà Vinh 17 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 236. Ngành Dinh Dưỡng Có Được Ưa Chuộng?
Trong vài năm gần đây, nhận thức về vai trò của dinh dưỡng đã tăng lên đáng kể và nhu cầu về dinh dưỡng cũng gia tăng. Bộ Y tế cùng các cơ quan có thẩm quyền đã công nhận và quy định chính thức về chức danh và tiêu chuẩn nghề nghiệp trong ngành dinh dưỡng. Điều này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của ngành dinh dưỡng tại Việt Nam.
Theo dự báo nguồn nhân lực, nhu cầu tuyển dụng trong ngành dinh dưỡng sẽ tăng mạnh, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Với triển vọng, tiềm năng này, các bạn trẻ hoàn toàn có thể an tâm học dinh dưỡng và không ngừng nâng cao kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng để tận dụng mọi cơ hội trong lĩnh vực này.
Học ngành dinh dưỡng sẽ mang đến cho các bạn một tương lai sáng lạng trong nhiều khía cạnh. Dưới đây là một số lý do sự phát triển và triển vọng của ngành này:
- Tăng cường ý thức về dinh dưỡng: Nhận thức về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe và phòng tránh bệnh đang gia tăng trong cộng đồng. Việc học về dinh dưỡng giúp người bạn hiểu rõ hơn về giá trị dinh dưỡng và cách ăn uống lành mạnh.
- Tăng nhu cầu về chuyên gia dinh dưỡng: Với sự tăng cường ý thức về dinh dưỡng, nhu cầu về chuyên gia dinh dưỡng đang tăng lên. Các cá nhân, gia đình, tổ chức y tế và công ty thực phẩm đều cần sự tư vấn, hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt.
- Phát triển công nghệ và nghiên cứu: Ngành dinh dưỡng không ngừng phát triển với sự tiến bộ trong công nghệ và nghiên cứu. Các phát hiện mới về dinh dưỡng và vai trò của chất dinh dưỡng đối với sức khỏe mở ra nhiều cơ hội nghiên cứu, ứng dụng.
- Đa dạng lĩnh vực làm việc: Các chuyên gia dinh dưỡng có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bệnh viện, trung tâm y tế, trường học, nhà hàng, khách sạn, công ty thực phẩm, thể thao và giáo dục. Điều này mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp và đa dạng lựa chọn cho người học ngành dinh dưỡng.
7. Tố Chất Cần Có Để Theo Đuổi Ngành Dinh Dưỡng
Để theo đuổi ngành dinh dưỡng, bạn cần có những tố chất sau:
7.1 Kiến Thức Về Khoa Học Và Dinh Dưỡng
Để theo đuổi ngành dinh dưỡng, bạn cần có nền tảng kiến thức vững vàng về các môn khoa học cơ bản như sinh học, hóa học, dinh dưỡng. Kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức thực phẩm ảnh hưởng đến cơ thể và các nguyên lý dinh dưỡng cơ bản. Điều này không chỉ hỗ trợ bạn trong quá trình học tập mà còn trong việc tư vấn dinh dưỡng cho khách hàng sau này
7.2 Tình Yêu Đối Với Sức Khỏe, Dinh Dưỡng
Tình yêu đối với sức khỏe cùng dinh dưỡng sẽ là động lực giúp bạn vượt qua những thách thức trong quá trình học tập, nghiên cứu. Bạn cần có sự quan tâm sâu sắc đến mối liên hệ giữa thực phẩm với sức khỏe con người, đồng thời mong muốn áp dụng kiến thức để cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi người. Bên cạnh đó, tình yêu đối với ẩm thực cũng rất có lợi, giúp bạn sáng tạo hơn trong việc xây dựng chế độ ăn uống ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho khách hàng.
7.3 Kỹ Năng Giao Tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, đồng thời giúp bạn truyền đạt các kế hoạch dinh dưỡng một cách hiệu quả. Bạn cần có khả năng truyền đạt thông tin phức tạp về dinh dưỡng một cách dễ hiểu, hấp dẫn cho nhiều đối tượng khác nhau. Vì vậy, bạn phải linh hoạt trong cách diễn đạt, biết cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng nhóm khách hàng. Kỹ năng lắng nghe tích cực cũng rất cần thiết để hiểu rõ nhu cầu, thói quen ăn uống của mỗi người.
7.4 Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian
Bạn cần biết cách sắp xếp, ưu tiên công việc hợp lý để đảm bảo hoàn thành đúng hạn các nhiệm vụ được giao. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn phải đảm nhận nhiều vai trò khác nhau như tư vấn khách hàng, nghiên cứu khoa học, xây dựng kế hoạch dinh dưỡng. Kỹ năng quản lý thời gian không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn mà còn giảm stress, tránh tình trạng quá tải công việc.
7.5 Đạo Đức Nghề Nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là một trong những tố chất quan trọng nhất đối với người làm trong ngành dinh dưỡng. Bạn cần có tinh thần trách nhiệm cao, luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu. Giữ vững đạo đức giúp bạn duy trì sự trung thực trong công việc, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, góp phần xây dựng uy tín cá nhân và ngành nghề cao quý.
8. Học Ngành Dinh Dưỡng Ra Làm Gì?
Nhu cầu về việc chăm sóc sức khỏe bản thân ngày một tăng cao. Nhiều người chưa biết cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bản thân. Chính vì thế việc hiểu biết sâu về ngành dinh dưỡng sẽ giúp bạn có được công việc ổn định. Các vị trí việc làm phổ biến ngành này gồm:
8.1 Chuyên Gia Tư Vấn Dinh Dưỡng Cộng Đồng
Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng có nhiệm vụ giải thích, tư vấn về dinh dưỡng, nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề này. Đồng thời, bạn cần lý giải để mọi người biết được:
- Những thực phẩm không nên phối hợp với nhau.
- Lượng vitamin, khoáng chất, sắt, canxi… cần thiết để bảo đảm cho sự phát triển của cơ thể.
- Bên cạnh đó là những nhóm thực phẩm và thực đơn kết hợp để cung cấp đầy đủ những dưỡng chất đó.
- Nhóm thực phẩm không nên ăn sống hay không nên nấu quá chín.
- Cách bổ sung vitamin, sắt, canxi… bằng các loại thực phẩm chức năng sao cho hiệu quả. v.v…
8.2 Chuyên Gia Xây Dựng Thực Đơn Theo Nhu Cầu
Để có thể đảm bảo được yếu tố cả về ngoại hình và sức khỏe thì chúng ta cần phải kết hợp giữa dinh dưỡng và luyện tập. Lúc này, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ cần vận dụng kiến thức chuyên môn của mình để:
- Kiểm tra và đưa ra lời khuyên về cách cải thiện chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
- Lên thực đơn dinh dưỡng phù hợp với từng khách hàng cụ thể: Khách hàng muốn giảm mỡ - tăng cơ, trẻ em muốn tăng chiều cao, thực đơn dinh dưỡng cho người gầy, thực đơn với người rối loạn nội tiết, khách hàng đang bị bệnh…
- Trao đổi các thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân/ khách hàng để có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn.
Xem thêm: 10 lời khuyên vàng về dinh dưỡng cho dân văn phòng
8.3 Nhân Viên Y Tế Học Đường
Nhiệm vụ chính của nhân viên y tế học đường là:
- Lập và triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho học sinh, cùng các hoạt động y tế học đường.
- Tổ chức, quản lý việc khám sức khỏe và theo dõi sự phát triển thể chất của học sinh.
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp chăm sóc, bổ sung dinh dưỡng tốt nhất cho học sinh.
- Theo dõi, phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường: suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì… và báo cấp trên để có biện pháp cải thiện.
- Lập hồ sơ y tế cho mỗi học sinh, xây dựng tủ thuốc học đường.
8.4 Chuyên Gia Giáo Dục Sức Khỏe
Chuyên gia giáo dục sức khỏe thực hiện các công việc sau:
- Phân tích và đánh giá tình hình sức khỏe cộng đồng.
- Phát triển và triển khai chương trình giáo dục sức khỏe.
- Đào tạo và hướng dẫn giáo viên, học sinh và cộng đồng về sức khỏe.
- Xây dựng tài liệu giáo dục và tài nguyên học tập về sức khỏe.
- Tư vấn, hỗ trợ cá nhân và nhóm về các vấn đề sức khỏe.
- Định hướng chính sách và chiến lược giáo dục sức khỏe.
- Đánh giá, theo dõi hiệu quả của chương trình giáo dục sức khỏe.
- Tham gia vào hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên ngành.
8.5 Kỹ Thuật Viên Khoa Học Thực Phẩm
Kỹ thuật viên khoa học thực phẩm thực thường có nhiệm vụ là:
- Nghiên cứu và phân tích các thành phần dinh dưỡng, hương vị, chất lượng của thực phẩm.
- Tiến hành kiểm tra, đánh giá tính an toàn của thực phẩm. Phát triển, cải tiến quy trình chế biến thực phẩm để tăng cường chất lượng và giá trị dinh dưỡng.
- Thử nghiệm, kiểm tra các phương pháp bảo quản thực phẩm để kéo dài tuổi thọ và đảm bảo an toàn.
- Đo lường, đánh giá giá trị dinh dưỡng của các thành phần thực phẩm và công thức ăn.
- Tư vấn về dinh dưỡng và chế độ ăn uống cho cá nhân, gia đình hoặc tổ chức.
- Lên kế hoạch, thực hiện các thí nghiệm và nghiên cứu về thực phẩm.
- Sản xuất và kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất thực phẩm.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định và quy chuẩn về an toàn thực phẩm.
- Thực hiện các phương pháp phân tích hóa học và vi sinh vật trong quá trình kiểm tra chất lượng thực phẩm.
8.6 Chuyên Gia Pháp Chế
Chuyên gia pháp chế dinh dưỡng là người chuyên về pháp lý và quy định liên quan đến lĩnh vực dinh dưỡng. Công việc của chuyên gia pháp chế dinh dưỡng bao gồm:
- Nghiên cứu các quy định, quy chuẩn và chính sách pháp lý liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm.
- Đưa ra khuyến nghị, tư vấn về việc phát triển, xây dựng hoặc sửa đổi các quy định và chính sách pháp lý trong lĩnh vực dinh dưỡng.
- Theo dõi, đánh giá sự tuân thủ các quy định và quy chuẩn về dinh dưỡng.
- Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong việc hiểu, tuân thủ quy định pháp lý liên quan đến dinh dưỡng.
- Đại diện cho khách hàng trong các vụ kiện, tranh chấp pháp lý liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm.
- Tham gia vào quá trình đề xuất, soạn thảo và đệ trình các văn bản pháp lý, bao gồm các hợp đồng, quy chế, quy trình liên quan đến dinh dưỡng.
- Tham gia các cuộc đàm phán và thỏa thuận về các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực dinh dưỡng.
- Cung cấp tư vấn pháp lý, giải đáp các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng cho các cá nhân, tổ chức và cơ quan chính phủ.
8.7 Kỹ Thuật Viên Dinh Dưỡng
Kỹ thuật viên dinh dưỡng là người chuyên về dinh dưỡng và ứng dụng nó vào việc hướng dẫn, chăm sóc dinh dưỡng cho cá nhân, gia đình hay các tổ chức có nhu cầu. Công việc của kỹ thuật viên dinh dưỡng bao gồm:
- Đánh giá dinh dưỡng cá nhân hoặc nhóm người.
- Tư vấn và hướng dẫn dinh dưỡng.
- Lập kế hoạch dinh dưỡng cá nhân hoặc nhóm người.
- Tổ chức hoạt động giáo dục và tăng cường nhận thức về dinh dưỡng.
- Đo lường và đánh giá chỉ số dinh dưỡng. Hỗ trợ bệnh nhân trong việc quản lý dinh dưỡng.
Xem thêm: Chuyên gia dinh dưỡng học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp
Vậy “học dinh dưỡng ra làm gì?”, bạn đã hiểu rõ rồi đúng không? Học dinh dưỡng không chỉ giúp bạn trở thành một chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng, mà còn mở ra những cánh cửa đến với nhiều lĩnh vực công việc khác nhau. Từ việc tư vấn dinh dưỡng cá nhân, xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân đến nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dinh dưỡng mới.
Câu hỏi thường gặp
1. Du Học Ngành Dinh Dưỡng Ở Đâu?
Có một số quốc gia nổi tiếng về chương trình đào tạo ngành dinh dưỡng. Dưới đây là một số trường mà bạn nên học:
- Canada: University of Alberta, University of Ottawa, University of British Columbia.
- Hoa Kỳ: Ohio State University, Michigan State University, University of California, Berkeley.
- Úc: Edith Cowan University, La Trobe University, The University of Sydney, Monash University.
- Vương Quốc Anh: University of Glasgow, University of Reading, King’s College London, University of Surrey.
- New Zealand: University of Otago, Massey University.
- Thụy Điển: Karolinska Institute, Uppsala University.
- Hà Lan: Wageningen University & Research, University of Amsterdam.
- Đức: Technical University of Munich, University of Bonn.
- Singapore: National University of Singapore, Singapore Institute of Technology.
- Nhật Bản: University of Tokyo, Kyoto University, Tohoku University.
2. Khoa Học Dinh Dưỡng Và Ẩm Thực Ra Làm Gì?
Một trong những vị trí phổ biến nhất là chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tại các bệnh viện, phòng khám hoặc trung tâm sức khỏe. Tại đây, bạn sẽ đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, xây dựng kế hoạch ăn uống phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn cũng có thể tham gia vào quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới tại các công ty thực phẩm lớn.
3. Mức Lương Ngành Dinh Dưỡng Là Bao Nhiêu?
Mức lương ngành dinh dưỡng tại Việt Nam thường được chia theo mức độ kinh nghiệm của từng cá nhân.
- Sinh viên mới tốt nghiệp: mức lương dao động từ khoảng 5 - 7 triệu đồng/tháng.
- Người có kinh nghiệm làm việc từ 1 đến 3 năm: mức lương thường tăng lên và dao động từ khoảng 7 - 10 triệu đồng/tháng.
- Chuyên gia dinh dưỡng kinh nghiệm làm việc trên 3 năm và chứng chỉ chuyên môn: mức lương dao động từ khoảng 10 - 20 triệu đồng/tháng.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Chia sẻ bài viết này trên: