Câu hỏi: Em hãy quan sát các hình ảnh sau và chỉ ra mối liên hệ giữa các hoạt động trong hình ảnh đó.
Trả lời:
- Hình 1: Trồng bắp cải.
- Hình 2: Bắp cải được bán tại quầy hàng, siêu thị.
- Hình 3: Các món ăn chế biến từ bắp cải.
Các hoạt động trong 3 hình ảnh có sự liên kết với nhau tạo thành vòng tuần hoàn sản xuất, trao đổi, tiêu dùng.
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin 1, 2, 3 trang 6, 7 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi:
a) Em hãy cho biết hoạt động sản xuất trong mỗi thông tin trên có vai trò gì đối với đời sống của con người và xã hội?
b) Em hãy xác định điểm giống nhau và điểm khác biệt trong hoạt động ở thông tin 1, thông tin 3 với hoạt động ở thông tin 2.
Trả lời:
a) Vai trò của hoạt động sản xuất đối với đời sống của con người và xã hội:
- Thông tin 1: sản xuất và cung cấp các sản phẩm gốm sứ với mẫu mã đa dạng, kích thước và công năng khác nhau như gốm sứ mĩ nghệ, đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt,…
- Thông tin 2: đưa ra các sản phẩm âm nhạc, đóng góp tích cực cho những sản phẩm âm nhạc của công chúng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn và đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
- Thông tin 3: sản lượng lúa và lượng gạo xuất khẩu đảm bảo an ninh lương thực, khẳng định vai trò, vị thế xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới của Việt Nam.
b) So sánh
- Điểm giống nhau: đều tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người.
- Điểm khác nhau:
+ Thông tin 1, thông tin 3: tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống vật chất của con người.
+ Thông tin 2: Tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống tinh thần của con người.
Hoạt động sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng các nhu cầu của con người. Sản xuất là một hoạt động kinh tế cơ bản, quyết định sự tồn tại phát triển của con người và xã hội. Sự phát triển của hoạt động sản xuất là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của con người, làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Với vai trò quan trọng như vậy, mỗi người cần tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động sản xuất phù hợp với điều kiện và lứa tuổi của mình.
Câu hỏi 1: Em hãy đọc trường hợp trang 7, 8 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và thảo luận:
a) Từ thông tin trong trường hợp trên, em hãy cho biết anh Nam và đồng nghiệp nhận được những gì sau quá trình thực hiện dự án tại công ty?
b) Mức thu nhập nhận được của người lao động có tác dụng như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo?
Trả lời:
a) Sau quá trình thực hiện dự án tại công ty, anh Nam và đồng nghiệp đã nhận được: Ngoài tiền lương hằng tháng theo hợp đồng lao động, còn được hưởng thu nhập tăng thêm theo kết quả thực hiện dự án.
b) Mức thu nhập nhận được của người lao động có tác dụng khích lệ, động viên người lao động trong luôn nhiệt huyết, tận tâm, tích cực, chủ động và sáng tạo hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo.
Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau (phân phối cho sản xuất) và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng). Quan hệ phân phối phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.
Câu hỏi 2: Em hãy đọc thông tin 1, 2 trang 8, 9 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và thảo luận
Theo “Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020”, có đến 45% người dùng Internet với mục đích tìm kiếm thông tin mua hàng; tỉ lệ người dùng Intermet tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm là 77% (năm 2019). Thông tin trong hình 1 cho thấy, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sẵn sảng tham gia và yêu thích mua sắm trực tuyến.
a) Em có nhận xét gì về vai trò của hoạt động trao đổi qua các thông tin trên?
b) Ngoài hình thức kể trên, em còn có thể mua và bán băng những hình thức nào?
Trả lời:
a) Nhận xét về vai trò của hoạt động trao đổi:
+ Kết nối sản xuất với tiêu dùng.
+ Giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình.
+ Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
b) Ngoài hình thức kể trên, em còn có thể mua và bán bằng những hình thức khác như:
+ Mua bán tại cửa hàng, siêu thị, chợ đầu mối.
+ Mua bán tại quầy lưu động
Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng. Hoạt động trao đổi có vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình, đồng thời giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân. Khi tham gia vào hoạt động trao đổi, mỗi người cần thực hiện mua và bán phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình, phù hợp với quy định của pháp luật.
Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin trang 8, 9 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và thảo luận.
a) Em hãy cho biết các sản phẩm tiêu dùng nào được nhắc đến ở thông tin và hình ảnh trên. Hoạt động tiêu dùng đó có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
b) Theo em, hoạt động tiêu dùng có vai trò gì đối với sản xuất?
c) Em hãy kể thêm các hoạt động tiêu dùng khác mà em biết.
Trả lời:
a) Các sản phẩm tiêu dùng được nhắc đến ở thông tin và hình ảnh trên: thực phẩm, bánh kẹo, mứt tết, đồ uống…
- Ý nghĩa của hoạt động tiêu dùng:
+ Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi người.
+ Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
b) Vai trò của hoạt động tiêu dùng đối với sản xuất:
+ Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
+ Là động lực thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
c) Các hoạt động tiêu dùng khác:
+ Tiêu dùng đồ gia dụng.
+ Tiêu dùng thực phẩm hàng ngày.
+ Tiêu dùng đồ dùng học tập.
Tiêu dùng là hoạt động sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Hoạt động tiêu dùng bao gồm tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho sản xuất. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, mỗi người cần tiêu dùng hợp lí, có kế hoạch để trở thành người tiêu dùng thông minh.