1- Tài nguyên đất là gì
Đất đai là bộ phận hợp thành quan họng của môi trường. Đất không chỉ là nguồn tài nguyên mà còn là nền tảng không gian để phân bổ dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thể được trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, đất là phần chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt trái đất, gồm các hạt rời, ít gắn kết với nhau và có thể trồng trọt được. Với đặc thù độc đáo mà không một thực thể tự nhiên nào có được, đó là độ phì nhiêu, đất cung cấp dinh dưỡng cho toàn bộ cây trồng vật nuôi. Đất là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh thái.
Có thể nói, đất là một trong những yếu tố quan trọng để điều hoà nhiệt độ và điều hoà khí hậu, bởi đất đã giữ nhiệt độ, làm giảm sức nóng thiêu đốt của mặt trời bằng nhiều tầng đất của mình. Đất còn là túi lọc chuyên nước bề mặt thành nước ngầm và chứa trong lòng nó vô khối mạch nước tinh khiết. Đất điều hoà lưu lượng nước trên toàn bộ hành tinh.
Đất đai có giá trị to lớn đối với con người cũng như đối với tự nhiên. Đất có thể lâm vào tình trạng suy thoái và ô nhiễm khi gặp phải các tác nhân tiêu cực. Suy thoái là “ở trong tình trạng yếu và sút kém dần, có tính chất kéo dài”. Đất đai có thể sẽ bị suy thoái khi chất lượng của chúng có nguy cơ suy giảm trong khoảng thời gian nhất định. Với cách hiểu như vậy, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là việc nhà nước áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, ngăn chặn những nguyên nhân gây ra hiện tượng suy thoái của tài nguyên đất.
Đất của Việt Nam nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao, khoáng hoá mạnh, dễ bị rửa trôi, bào mòn, sự màu mỡ cùa đất dễ bị thoái hoá, môi trường đất rất nhạy cảm với mọi sự biến đổi và khó khôi phục lại trạng thái ban đầu. Có đến 13 triệu ha đất của Việt Nam bị suy thoái thành đất trống, đồi núi trọc, trong đó những diện tích đã bị trơ sỏi đá và khoảng hơn 1,5 triệu ha mất khả năng sinh sản. Đồi núi trọc không có rừng chiếm gần 12 triệu ha. Nếu kể cả đất và mặt nước đang bị bỏ hoang thì diện tích đất trống, đồi trọc toàn quốc lên tới hơn 13 triệu ha. Ở khu vực đất lâm nghiệp, diện tích đất trống, đồi núi trọc chiếm tỉ lệ đáng lo ngại, đến nay vẫn chưa cổ chuyển biến rõ nét. Bên cạnh đó, những di hại do chiến tranh hoá học của đế quốc Mĩ để lại trong gần 50% diện tích đất trồng trọt, đất lâm nghiệp ở miền Nam cũng là tác nhân gây suy thoái đất. Theo số liệu điều tra, hàng triệu ha đất rừng trước đây bị tác hại của chiến tranh hoá học vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng, một phần rừng trên các diện tích đó không có khả năng tự hồi phục.
Tài nguyên đất Việt Nam có thể phân loại như sau:
(i) Thứ nhất theo mối quan hệ với con người: tài nguyên đất bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.
(ii) Thứ hai theo phương thức và khả năng tái tạo: tài nguyên đất bao gồm tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo:
(iii) Thứ ba theo bản chất tự nhiên: tài nguyên đất bao gồm tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hóa kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hành chính của Công ty Luật TNHH Everest.
2- Thực trạng tài nguyên đất Việt Nam hiện nay
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, số liệu kiểm kê diện tích đất đai của cả nước năm 2019 đưa ra con số cụ thể như sau:
Tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta là 33.131.713 ha, trong đó:
(i) Diện tích tài nguyên đất Việt Nam được sử dụng trong nông nghiệp: 27.986.390 ha;
(ii) Diện tích tài nguyên đất Việt Nam được sử dụng vì mục đích phi nông nghiệp: 3.914.508 ha;
(iii) Diện tích tài nguyên đất Việt Nam chưa sử dụng: 1.230.815 ha.
Năm 2021, tổng diện tích đất của Việt Nam là 331.212 km², xếp hạng thứ 65 trên toàn thế giới. Có thể thấy rằng dù diện tích đất lãnh thổ của nước ta không lớn nhưng dân số thì lại một tăng lên. Điều này dẫn đến việc diện tích tài nguyên đất cho mỗi công dân Việt Nam ngày càng bị thu hẹp lại.
Tài nguyên đất ở Việt Nam hiện nay bị thoái hóa vô cùng nghiêm trọng. Ở nhiều tỉnh thành đất bị rửa trôi, ngập lũ, xói mòn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, bạc màu, ô nhiễm, suy kiệt nặng nề chất dinh dưỡng, hoang hóa và khô hạn khiến cho quá trình sản xuất ở Trung du Bắc bộ Việt Nam bị trì trệ và giảm sút.
Điển hình như vùng đồng bằng sông Hồng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước và có diện tích là 21.259,6 km2, dân số 222,289 triệu người. Đất chật, người đông như vậy làm cho nhu cầu sử dụng tài nguyên đất Việt Nam là rất lớn.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư thu hồi đất của Công ty Luật TNHH Everest
3- Nguyên nhân tác động xấu đối với tài nguyên đất tại Việt Nam
Sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên đất Việt Nam: chẳng hạn như làm giảm nghiêm trọng những chất dinh dưỡng có trong đất, gây ra hiện tượng xói mòn, hạn hán… Nước biển dâng, thiên tai, bão lũ, núi lửa phun trào, nham thạch… sẽ làm tăng sự nhiễm mặn, ngập úng, sạt lỡ, khiến cấu trúc đất bị phá vỡ, tầng đất ngày càng mỏng.
Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở một số tỉnh có xảy ra hiện tượng sa mạc hóa. Đây là hiện tượng cát sẽ lan rộng ra các bãi cỏ và tài nguyên đất sử dụng vì mục đích nông nghiệp. Điều này làm cho tính đa dạng sinh học và thảm thực vật bị tổn thất nghiêm trọng. Thông thường sa mạc hóa diễn ra ở những nơi tính chất đất khô cằn.
Ở những vùng sâu, vùng xa khi bà con nông dân chưa được tiếp xúc thường xuyên với các phương thức sản xuất hiện đại thay vào đó vẫn giữ các phương thức nương rẫy lạc hậu khiến cho tài nguyên đất Việt Nam bị xói mòn, bạc màu. Đất thì được canh tác nhiều lần nhưng không thực hiện việc cải tạo cho đất.
Các nguồn tài nguyên và các thành phần môi trường tồn tại trong một chỉnh thể toàn vẹn. Đất là một trong ba thành phần cơ bản của môi trường sống, do đó nó cũng sẽ chịu sự tác động của rất nhiều nguồn tài nguyên và các thành phần môi trường khác. Suy thoái rừng, ô nhiễm nước, cạn kiệt tài nguyên khoáng sản hay giảm sút sản lượng nguồn thuỷ sinh... đều là những sức ép lớn đối với quá trình tự làm sạch của đất.
Sự vận động không tốt của tài nguyên nước là một trong những tác nhân gây hại rất lớn đối với môi trường đất. Quá trình tràn lũ, ngập úng, sự phân bố không đồng đều của dòng chảy trên đất đều làm cho đất bị rửa trôi, bào mòn, thoái hoá, biến chất hoặc bạc màu. Mặt khác, quá trình xâm nhập mặn của nước biển trong mùa khô, quá trình nhiễm phèn và rửa phèn, sự cạn kiệt nước mặt ruộng và hạ thấp mức nước ngầm trong đất dẫn sẽ đến sự hoá phèn mãnh liệt và gây ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng đến đất.
Mất rừng cũng là một trong những nguyên nhân gây rửa trôi và bào mòn đất nghiêm trọng. Tác động của rửa trôi theo bề mặt và bề sâu làm xói mòn cả lớp đất, trôi các chất dinh dưỡng. Theo số liệu thống kê từ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, hàng năm, Việt Nam có hàng triệu tấn phù sa bị rửa trôi, đổ ra biển. Nếu tính đơn giản là bán 1 tấn phù sa chỉ để lấy 1 USD thôi thì hàng năm chúng ta cũng đã “đổ đỉ” hàng triệu đô la Mĩ. Trong hàng ưăm triệu tấn phù sa, có tói hàng chục triệu tấn mùn cùng với rất nhiều đạm, lân, kali... cũng đang trôi ra biển.
Một số người dân chặt phá rừng bừa bãi, quá mức cho phép khiến cây cối ngày càng thưa thớt từ đó mất cân bằng hệ sinh thái, thiếu oxi, dẫn đến cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất.
Ngày nay, đất nước ta tiếp tục trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên rất nhiều nhà máy, xí nghiệp đua nhau xây dựng kéo theo nhiều hệ lụy mà trong đó phải kể đến là việc xả rác thải, phế thải, những hóa chất độc hại ra môi trường đất, nước.
Hàng năm tại các tỉnh, thành phố trọng điểm, lớn, tập trung đông dân cư sẽ triển khai rất nhiều dự án quy hoạch đất đai. Tuy nhiên cơ chế hoạt động, quá trình thực hiện còn tồn tại nhiều bất cập, gây lãng phí thời gian, tiền bạc và chưa khai thác hết những thuận lợi của tài nguyên đất Việt Nam.
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, các thủ tục hành chính còn rườm rà, lãng phí gây hao tổn tài nguyên đất Việt Nam.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai, nhà ở của Công ty Luật TNHH Everest.
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Tài nguyên đất Việt Nam gồm những gì? được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
Bài viết Tài nguyên đất Việt Nam gồm những gì? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.