Trong thời đại chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, cryptocurrency là khái niệm thường xuyên được nhắc đến, đồng thời được xem là động lực thay đổi cách chúng ta tương tác với tiền tệ. Vậy, cryptocurrency là gì? Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về cryptocurrency và thông tin liên quan về hình thức tấn công DDos theo tiền kỹ thuật số. Hãy cùng Viettel IDC điểm qua nhé.
Cryptocurrency là gì? Tất tần tật những thông tin đáng lưu ý
Giải đáp thông tin - Cryptocurrency là gì?
Gia nhập vào thị trường tiền kỹ thuật số thì chắc hẳn, bạn phải hiểu rõ khái niệm cryptocurrency là gì. Thực tế, đây là cụm từ viết tắt của Cryptographic Currency - là một dạng tiền tệ kỹ thuật số hay còn gọi là tiền ảo, tiền điện tử. Không giống như tiền tệ truyền thống được phát hành bởi chính phủ, cryptocurrency được tạo ra và quản lý bởi mạng lưới máy tính phi tập trung.
Cryptocurrency sử dụng công nghệ mã hóa để bảo vệ và quản lý giao dịch, được xây dựng trên công nghệ blockchain. Điểm đặc biệt của cryptocurrency là sự an toàn và minh bạch do sử dụng mã hóa để quản lý giao dịch.
Trong thế giới tiền kỹ thuật số này, Bitcoin có thể xem là ví dụ nổi tiếng nhất của cryptocurrency. Thế nhưng, thực tế, còn có hàng nghìn loại tiền kỹ thuật số khác nhau như Ethereum, Ripple, Litecoin,.... Chúng vốn được sáng tạo để loại bỏ sự phụ thuộc vào các tổ chức tài chính trung ương.
Đặc điểm nổi bật của cryptocurrency gồm:
- Phi tập trung: Không có tổ chức hay cá nhân nào kiểm soát cryptocurrency.
- Bảo mật: Sử dụng mật mã để bảo vệ giao dịch và chống giả mạo.
- Minh bạch: Tất cả các giao dịch cryptocurrency đều được ghi lại trên sổ cái công khai (blockchain).
- Tính thanh khoản cao: Người dùng có thể dễ dàng mua bán cryptocurrency trên các sàn giao dịch. >> Xem thêm: Có nên thuê VPS Việt Nam để đào tiền ảo hay không?
Cryptocurrency sử dụng công nghệ mã hóa để bảo vệ và quản lý giao dịch
Ứng dụng của cryptocurrency là gì?
Sau khi đã hiểu được cryptocurrency là gì thì hẳn, bạn sẽ tò mò về ứng dụng của chúng. Thực tế, cryptocurrency có thể sử dụng để:
- Thanh toán hàng hóa và dịch vụ: Một số doanh nghiệp trên thế giới hiện nay đã bắt đầu chấp nhận cryptocurrency thanh toán.
- Gửi và nhận tiền quốc tế: Cryptocurrency có thể được sử dụng để gửi và nhận tiền quốc tế, đáp ứng tính nhanh chóng và rẻ hơn so với phương thức truyền thống.
- Đầu tư và giao dịch: Thị trường cryptocurrency hiện nay cũng khá sôi động với nhiều cơ hội đầu tư và giao dịch.
- Phát triển các ứng dụng phi tập trung (dApps): Ethereum và các nền tảng blockchain khác cho phép phát triển các ứng dụng phi tập trung không bị kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức nào.
- Lưu trữ giá trị: Cryptocurrency có thể được sử dụng để lưu trữ giá trị như một cách phòng ngừa rủi ro lạm phát.
Tấn công DDos trong cryptocurrency là gì?
Đi cùng với sự phổ biến của cryptocurrency thì hiện nay, hình thức tấn công DDos theo tiền tệ cryptocurrency cũng khá phổ biến. Vậy, tấn công DDos trong lĩnh vực cryptocurrency là gì? Thực tế thì tấn công DDoS (Distributed Denial of Service) trong lĩnh vực cryptocurrency là hành động nhằm làm quá tải hệ thống mạng hoặc trang web của một dự án cryptocurrency bằng cách gửi lượng truy cập lớn đồng loạt từ nhiều nguồn khác nhau.
Mục tiêu của tấn công này là làm cho dịch vụ trở nên không khả dụng, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng thực hiện giao dịch và hoạt động của hệ thống cryptocurrency. Điều này có thể tạo ra sự không ổn định, làm giảm uy tín và tạo cơ hội cho những hành động mạo danh hoặc các cuộc tấn công khác.
Trong lĩnh vực cryptocurrency, tấn công DDoS thường nhắm vào các mục tiêu như:
- Sàn giao dịch cryptocurrency: Kẻ tấn công có thể nhắm vào các sàn giao dịch để gây gián đoạn hoạt động giao dịch, khiến giá cryptocurrency biến động mạnh và tạo cơ hội cho họ thao túng thị trường.
- Ví cryptocurrency: Kẻ tấn công có thể nhắm vào ví cryptocurrency để đánh cắp tiền của người dùng.
- Nhóm khai thác cryptocurrency: Kẻ tấn công có thể nhắm vào nhóm khai thác để làm gián đoạn hoạt động khai thác, khiến họ mất thu nhập. >> Xem thêm: Tấn công DDoS là gì? Cách phát hiện và ứng phó với cuộc tấn công DDoS
Hình thức tấn công DDos theo tiền tệ cryptocurrency cũng khá phổ biến
Có hai loại tấn công DDoS phổ biến trong cryptocurrency:
- Tấn công layer 7: Loại tấn công này nhắm vào các ứng dụng web và dịch vụ mạng. Kẻ tấn công có thể sử dụng các botnet để tạo ra lượng truy cập giả mạo vào trang web hoặc dịch vụ, khiến chúng quá tải và sập.
- Tấn công layer 3: Loại tấn công này nhắm vào mạng lưới và cơ sở hạ tầng. Kẻ tấn công có thể sử dụng các botnet để gửi các gói tin rác đến mạng lưới, khiến nó quá tải và sập.
Với sự phổ biến của hình thức tấn công DDos trong cryptocurrency, các dự án Cryptocurrency hiện nay thường cần triển khai biện pháp bảo mật mạnh mẽ để đối phó với tình trạng này.
Tổng kết
Cryptocurrency là một lĩnh vực mới mẻ với nhiều tiềm năng phát triển. Với những thông tin trên đây, hẳn bạn đã hiểu hơn về cryptocurrency là gì cũng như hình thức tấn công DDos trong lĩnh vực cryptocurrency. Có nhiều dịch vụ chống DDoS có thể giúp bảo vệ các dịch vụ cryptocurrency khỏi tấn công. Nếu cũng đang quan tâm đến dịch vụ chống DDos, bảo vệ dự án của mình khỏi những mối đe dọa nghiêm trọng, quý khách hàng có thể liên hệ đến Viettel IDC ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ, vui lòng liên hệ đến Viettel IDC: - Hotline: 1800.8088 (miễn phí cước gọi) - Fanpage: https://www.facebook.com/viettelidc - Website: https://viettelidc.com.vn Viettel IDC - Nhà cung cấp dẫn đầu về giải pháp Trung tâm dữ liệu và Điện toán đám mây tại Việt Nam