Với bản thân tôi đánh giá thì để nấu được món chè thập cẩm Sài Gòn theo phong cách của người miền Nam thì nguyên liệu và cách nấu sẽ phức tạp hơn so với miền trung và miền bắc, tuy nhiên thành quả thu được thì chúng ta lại có một cốc chè với màu sắc rất bắt mắt, ăn cũng rất ngon. Sự đa dạng về nguyên liệu tạo nên nét hấp dẫn trong cách làm món chè sài gòn của người miền Nam, mời các bạn cùng xem cách nấu chè thập cẩm miền Nam nhé.
1. Cách nấu chè thập cẩm miền Nam
1.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 100 gam đậu ngự đỏ
- 100g đậu phộng
- 100 gam cốm khô
- 1 bắp ngô ngọt
- 2 quả chuối tiêu chín
- 50 gam bột báng
- 50 gam bột rau câu
- 100 gam bột nếp
- 120 gam bột năng
- 1 kg dừa nạo
- 200 ml nước cốt dừa đóng lon
- 50ml sữa đặc
- 100ml kem béo thực vật
- 300 gam đường kính
- 6 lá dứa
- Siro màu
1.2. Các bước nấu chè thập cẩm miền Nam
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Phần đậu đỏ, đậu xanh và đậu phộng đem ngâm với nước ấm qua đêm, sau đó rửa sạch và luộc trong vòng 30 phút rồi vớt ra để nguội.
- Phần bột báng rửa sạch rồi đem luộc chín cho nở, sau đó ngâm với nước lạnh.
- Khoai mì và bí đỏ luộc chín.
- Lá dứa đem rửa sạch, chia ra 5 phần để nấu nước cốt dừa, 1 phần để nấu nước đường.
Bước 2: Nấu đậu đỏ
Bạn cho đậu vào nồi, đổ nước ngập mặt đậu, nấu mềm. Bạn nêm vào đậu 50 gam đường cho vừa ăn rồi để đậu nguội.
Bước 3: Nấu chè bắp
Bắp bóc vỏ, bỏ hết râu, rửa lại bằng nước sạch cho hết bụi. Bạn dùng dao xắt hoặc bào mỏng các hạt bắp theo chiều dọc của trái bắp, để bắp ra một tô riêng.
Bạn đun sôi hai chén nước con, cho 50 gam đường vào khuấy đều tay cho tới khi đường tan hết thì bạn cho ngô bào vào đun sôi. Ngô sôi, bạn hòa 30 gam bột năng với 3 muỗng canh nước, trút từ từ vào nồi, bạn khuấy đều tay để tạo độ sánh mịn cho chè nhé. Cuối cùng, bạn cho 100 ml nước cốt dừa vào nồi, đợi chè ngô sôi trở lại thì tắt bếp.
Bước 4: Nấu chè cốm
Cốm khô rửa sạch, để ráo. Bạn đun sôi hai chén nước con, cho 50 gam đường vào khuấy đều tay cho tới khi đường tan hết thì bạn cho cốm khô vào đun sôi. Chè cốm sôi, bạn hòa 30 gam bột năng với 3 muỗng canh nước, trút từ từ vào nồi, bạn khuấy đều tay để tạo độ sánh mịn cho chè nhé. Cuối cùng, bạn cho 100 ml nước cốt dừa vào nồi, đợi chè cốm sôi trở lại thì tắt bếp.
Bước 5: Làm trân châu
Bạn lấy 100g bột năng cho vào phần khoai mì đã luộc chín, cho vào 1 chén nước nóng sau đó bóp nát và trộn đều thành 1 khối dẻo. Từ khối bột này bạn vo thành những viên nhỏ để làm trân châu. Sau đó đem các viên bột trân châu này đi luộc chín là được.
Bước 6: Làm nước cốt dừa
Đem dừa đi xay để vắt lấy nước cốt dừa, sau đó lấy phần nước cốt dừa này cho vào nồi cùng với 200ml nước cốt dừa đóng lon, 50ml sữa đặc, 100ml kem béo thực vật, 200g đường, 1/3 muỗng cà phê muối. Bỏ lá dứa đã chuẩn bị từ trước vào nồi rồi đun lên khoảng 80 độ C, khuấy đều liên tục trong quá trình nấu cho đến khi chín.
Bước 7: Nấu nước đường
Đun nhỏ lửa hỗn hợp 200g đường, 200ml nước, 1 lá dứa với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Trong quá trình đun hạn chế khuấy để tránh bị lại đường.
Bước 8: Hoàn thành và thưởng thức
Giờ thì công việc cuối cùng của bạn là múc các loại chè ra bát, rưới nước cốt dừa lên trên, thêm một chút đá bào lạnh là bạn đã có một cốc chè hay bát chè thập cẩm miền Nam ngon tuyệt cho ngày hè oi ả rồi.
2. Kinh nghiệm để có món chè thập cẩm miền Nam thơm ngon chuẩn vị
Dưới đây là một số lưu ý và kinh nghiệm mà chúng mình đã tổng hợp lại được để có món chè miền Nam hấp dẫn nhất nhé:
- Các loại đậu nên được ngâm qua đêm trong vòng 6 tiếng để nhanh mềm hơn khi nấu.
- Các loại bột như bột báng hay bột khoai nên được luộc trước khi cho vào nấu để tránh bị chua.
- Nên sử dụng đường phèn để món chè có vị ngọt thanh hơn.
- Khi nấu nước cốt dừa nên trộn đều các nguyên liệu thành phần trong nồi trước rồi mới cho lên nấu để tránh bị tách lớp.
- Lá dứa không nên đun quá lâu sẽ tạo thành vị đắng.
>>>>>> Tham khảo ngay các cách nấu chè thơm ngon, hấp dẫn khác tại đây:
- Cách nấu chè bưởi đậu xanh thanh mát, giải nhiệt mùa hè
- Bật mí cách nấu chè thập cẩm miền Bắc
- Khám phá cách nấu chè thập cẩm miền Trung đúng vị
Vậy là Michelia đã hướng dẫn cách nấu chè thập cẩm miền Nam chi tiết trên đây, tùy theo khẩu vị của từng người mà các bạn có thể pha trộn nguyên liệu theo tỷ lệ khác nhau sao cho vừa miệng, vì bản chất chè thập cẩm là sự pha trộn nguyên liệu của nhiều loại chè khác nhau. Chúc bạn có món chè thật thơm ngon thanh mát để phá tan cái nóng của mùa hè oi ả!