Từ lâu, “cây đa, giếng nước, sân đình” đã trở thành hình ảnh thân thuộc, gắn bó với bao thế hệ người Việt, nhưng khi nói về nguồn gốc và đặc điểm của giống cây này, không phải ai cũng am hiểu. Cùng bTaskee đi tìm câu trả lời nhé!
Cây đa là cây gì? | Thông tin về cây cây đa
Nguồn gốc của cây đa
Cây đa hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da. Đa là một giống cây cổ thụ lâu năm, tán lá của nó có thể rộng tới vài nghìn mét vuông.
Cây đa được trồng phổ biến tại nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, cây đa lớn nhất thế giới với đường kính tán lá lên tới 800m đang sống tại Pune (Ấn Độ).
Trong một số tài liệu ghi chép lại, cây đa lần đầu tiên được phát hiện tại Ấn Độ (theo Neal), giống cây này có độ cao khoảng 600m (tương đương 2.000 ft) và có thể phát triển tốt trong điều kiện khí hậu khô ráo.
Cũng trong một khảo sát khác - theo Riffle (1998), cây đa có nguồn gốc trong một khu vực thuộc lãnh thổ châu Á, điển hình như Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia.
Tính đến nay, cây đa được phát hiện và trồng khá nhiều tại các nước có khí hậu nhiệt đới. Ví dụ như các khu vực Miami (Florida), Hawaii của Mỹ; khu vực Đông Bắc, Samoa, quần đảo Bắc Mariana, Fiji, Guam, Polynesia, Kiribati hay trung tâm Queensland tại Úc.
Tại Việt Nam, cây đa đã đi vào tiềm thức của người dân từ nhiều thế kỷ trước, câu ca dao về “cây đa, giếng nước, sân đình” đã được truyền miệng qua bao thế hệ. Không khó để bắt gặp những thân đa cổ thụ tại các đình, chùa lớn.
Đa cũng gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc, điển hình như di tích cây đa Tân Trào (Tuyên Quang), cây đa 13 gốc linh thiêng với tuổi đời 300 năm (Hải Phòng) hay cây đa Sơn Tịnh (Quảng Ngãi),…
Ý nghĩa phong thủy của cây đa
Trong văn hóa tâm linh của người Việt, cây đa được xem như biểu tượng của sự trường tồn và sức sống mãnh liệt, vượt lên mọi giông bão. Hình ảnh cây đa trước cửa đình, làng tượng trưng cho bị Thần Thành Hoàng bảo vệ sự bình yên cho quê hương, xóm làng.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cây đa vẫn sừng sững đứng đó, chứng kiến sự đổi thay của quê hương, đất nước. Bởi vậy, cây đa trong tiềm thức của người Việt không chỉ là biểu tượng của sự bình dị, thân thương mà còn là chỗ dựa tinh thần cho một thế hệ con cháu Lạc Hồng.
Với thân hình to lớn, cứng cáp và rắn rỏi, gốc đa còn được xem là nơi trú ngụ của các vị thần và linh hồn. Vì vậy, không khó để bắt gặp những miếu, điện thờ nhỏ được người dân lập lên dưới mỗi gốc cây đa có tuổi đời lâu năm.
Ngày nay, cây đa được khá nhiều người yêu thích cây cảnh chọn trồng trong nhà với mong muốn đem lại nhiều tài lộc, xua đuổi điềm rủi cho gia đình. Một số giống đa búp đỏ còn mang ý nghĩa của sự hạnh phúc, sum vầy, giúp bảo vệ, che chở cho công việc của gia chủ luôn thuận lợi, bình an.
Đặc điểm của cây đa
>> Xem thêm: Cây Tuyết Tùng là cây gì? Ý nghĩa và những lưu ý khi trồng
Những loại cây đa phổ biến
Cây đa búp đỏ
Cây đa búp đỏ (Ficus Elastica) hay còn gọi với nhiều cái tên khác như cây đa Ấn Độ. Giống đa này sở hữu chiều cao trung bình khoảng 30 - 40m. Thân cây trưởng thành thường mọc nhiều rễ phụ, rủ xuống và cắm vào lòng đất, giúp cây đứng vững hơn.
Lá đa đỏ có màu xanh đậm, mặt trên bóng loáng, mặt dưới nhám, có độ giáp nhẹ và hình bầu dục, đầu nhọn. Khi mới ra, lá non thường có màu đỏ và ngả dần sang xanh theo thời gian trưởng thành.
Hoa đa búp đỏ mọc thành chùm, khi nhỏ có màu cam và chuyển dần sang ngả xanh và đến đen. Quả của cây có màu lục vàng, hình oval, chứa nhiều hạt.
Cây đa bồ đề
Đa bồ đề hay cây giác ngộ, cây đề, được trồng khá nhiều tại nước ta, giống cây này có tên khoa học là Ficus Religiosa. Chúng có chiều cao trung bình khoảng 30m và đường kính thân khoảng 3m.
Đặc trưng của đa bồ đề đó là phần lá có kích thước khá to, hình trái tim, chóp nhọn, dài khoảng 10 - 17cm và rộng khoảng 8 - 12cm. Quả của cây có màu xanh tía, đường kính từ 1 - 1,5cm, khá nhỏ nhắn.
Cây đa lông
Giống đa này còn có tên gọi khác là cây sung nhân, song hạch, đa hạch. Chúng được biết đến với tên khoa học là Ficus Drupacea Thunb, có chiều cao khá thấp so với hai giống trên - khoảng 15m trở lên.
Khi còn nhỏ, thân cây có khá nhiều lông tơ bao quanh, vì vậy, chúng có tên gọi là đa lông. Tuy nhiên, cây trưởng thành lại mất dần đi và thay thế vào đó bằng lớp vỏ nhẵn nhụi, không xù xì như nhiều giống đa khác.
Lá đa lông có hình bầu dục, mọc so le nhau, khi non cũng có nhiều lông phủ quanh như thân. Hoa của cây thường có hai màu là trắng và hồng, mọc đơn trên các nhánh nhỏ và có hình quả trứng
Công dụng của cây đa
- Trồng làm cây cảnh: Đa là giống cây thân gỗ, lâu năm nên rất thích hợp để làm cây cảnh bonsai. Người trồng có thể trồng đa theo nhiều size khác nhau, tùy vào vị trí đặt làm cảnh như bàn làm việc, sân vườn, trước cửa nhà,…
- Thanh lọc không khí, tạo môi trường trong lành: Thực vật cảnh nói chung và đa nói riêng có tác dụng hút khí độc, bụi bẩn có trong không khí, giúp không gian sống trở lên an toàn và trong lành hơn.
- Dùng làm thuốc chữa bệnh: Theo nhiều nghiên cứu của y khoa, vỏ cây đa lông chứa nhiều hợp chất có lợi, giúp ngăn ngừa chứng đông máu, kháng khuẩn, nấm và ung thư hiệu quả. Đồng thời, lá đa còn có tác dụng giảm cảm cực tốt. Ngoài ra, rễ đa cũng được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian, chữa trị bệnh xơ gan, lợi tiểu hay tử cung ở phụ nữ.
- Tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ, trang trí: Lá cây đa bồ đề được người Việt sử dụng làm nguyên liệu cho tranh mỹ nghệ. Tranh xương lá bồ đề được xem là biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo Việt Nam.
- Kháng khuẩn trong nuôi trồng thủy sản: Chế phẩm sinh học từ lá đa giúp kháng khuẩn cho môi trường nuôi trồng thủy sản cực tốt, đồng thời góp phần bảo vệ nước, hạn chế sử dụng các loại chất hóa học.
Cách chăm sóc cây đa
Ánh sáng
Cây đa là giống thực vật ưa ánh sáng, chúng phát triển tốt trong môi trường chiếu sáng trực tiếp từ mặt trời.
Ngoài ra, đối với cây đa bonsai, bạn cần chú ý điều chỉnh ánh sáng cho cây theo từng mùa. Cụ thể:
- Mùa Xuân và mùa Thu: Đặt cây ngoài trời để đón ánh nắng.
- Mùa Hè: Đặt cây ở vị trí có ánh nắng vừa phải, không quá gay gắt, có thể đem vào nhà vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm.
Đất
Cây đa có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất trồng khác nhau như đất thịt, đất mùn, thậm chí là đất bị nhiễm mặn. Vì vậy, bạn hoàn có thể trồng giống cây này ở bất cứ đâu.
Tuy nhiên, đối với cây đa bonsai, bạn nên tiến hành trồng cây trên giá thể bao gồm đất thịt, than bùn và cát to, để cây phát triển tốt và khỏe mạnh. Đồng thời, thay chậu ít nhất 2 năm/lần cho cây vào cuối Xuân.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm công thức trộn giá thể trồng đa được các vườn nhân giống chia sẻ như sau: 5kg đất thịt + 3kg đất mùn + 2kg cát/xỉ than + 3kg phân chuồng/phân hữu cơ.
Nước
Thuộc loại cây thân gỗ nên đa thường khỏe và rất dễ chăm sóc. Đối với cây đa bonsai, bạn chỉ cần tưới 1 tuần/lần hoặc tưới ẩm đất. Còn đối với đa cổ thụ lớn, bạn nên tăng tần suất tưới lên khoảng 3 - 4 lần/tuần để cây có đủ độ ẩm.
Nhiệt độ và độ ẩm
Cây đa thường sinh trưởng mạnh trên nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy, mức nhiệt phù hợp nhất cho cây thường dao động từ 24 - 32 độ C.
Đối với độ ẩm, đa thường ưa nền đất có độ ẩm cao, bạn nên thường xuyên tưới đầy đủ nước cho cây khoảng 3 - 4 lần/tuần với lượng phù hợp.
Phân bón
Đối với cây đa trưởng thành, người trồng nên bổ sung phân bón cho cây khoảng 20 ngày từ mùa Xuân sang mùa Thu.
Tải ứng dụng bTaskee và đặt lịch ngay hôm nay!
Đặc biệt, với những cây cổ thụ, có kích thước lớn, cần bổ sung phân định kỳ 2 tháng/lần. Một số loại phân phổ biến dành cho cây đa như: Phân chuồng hoai mục, phân NPK,…
>> Xem thêm: Ý Nghĩa Phong Thủy Của Cây Phát Tài Và Cách Chăm Sóc Cây
Cách trồng cây đa
Cây đa được nhân giống bởi nhiều phương pháp khác nhau, điển hình như giâm cành, ươm hạt hay tách bụi.
Tuy nhiên, hiện nay, người trồng thường áp dụng cách chiết cành bởi nó mang lại tỷ lệ sống cao và khả năng phát triển tốt cho cây con sau này.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc
Đa là giống cây dễ trồng và chăm sóc, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Tưới cây với lượng nước vừa đủ, tránh tưới quá nhiều gây úng rễ hoặc quá ít khiến cây thiếu ẩm.
- Đối với đa búp đỏ, chúng thường mọc thẳng và xòe tán nên không cần quá nhiều ánh nắng mặt trời. Vì vậy, không nên phơi cây quá nêu dưới ánh mặt trời gay gắt, có thể bật điện trong nhà để thay thế.
- Nên trộn thêm xơ dừa, tro, trấu hun vào giá thể trồng cây đa để đất có độ tơi xốp, luôn thông thoáng, tránh vi khuẩn và dễ thoát nước hơn.
- Chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ phân bón cho cây đa.
- Đối với các giống đa cổ thụ, cần chọn vị trí trồng thông thoáng, rộng lớn để cây có khoảng không phát triển.
- Hạn chế tối đa các hình thức mang yếu tố tâm linh như thắp hương, thờ cúng dưới gốc đa. Điều này sẽ khiến thân và rễ cây bị cháy và chết khô.
Cách cắt tỉa
Tùy theo sở thích và mục đích trồng cây đa mà bạn có thể lựa chọn các cách cắt tỉa khác nhau, ví dụ như:
- Làm quang vòm: Giúp loại bỏ các cành khô, gãy, bị bệnh,…
- Làm mỏng vòm lá: Loại bỏ bớt tán lá rộng, giúp hạn chế cản trở trong mùa giông bão.
- Nâng cao vòm lá: Loại bỏ những tán lá thấp, tạo sự thông thoáng cho cây.
- Giảm bớt ngọn: Hạn chế chiều cao của cây, tạo dáng bonsai vừa và nhỏ.
- Phục hồi ngọn: Phù hợp với cây bị không may bị gãy cành, gãy ngọn, đang trong thời gian phục hồi.
Cách nhân giống
Dưới đây là các bước nhân giống cây đa theo hai phương pháp phổ biến nhất - giâm cành và chiết cành, bạn có thể tham khảo:
Đối với giâm cành:
- Bước 1: Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và đã hóa gỗ. Sau đó, dùng kéo cắt chuyên dụng, có lưỡi bén cắt một khúc dài khoảng 10 - 20cm.
- Bước 2: Tỉa hết lá và mầm, chỉ giữ lại khoảng 1 - 2 lá và 3 mầm non.
- Bước 3: Để mầm ngoài môi trường khoảng 30 phút, sau đó ngâm vào dung dịch kích rễ khoảng 15 - 20 phút.
- Bước 4: Cắm cành giâm xuống giá thể đất đã chuẩn bị sẵn và tưới nước thường xuyên.
Sau 2 - 3 tuần, cành giâm sẽ bắt đầu mọc rễ và bắt đầu quá trình sinh trưởng mới.
Đối với chiết cành:
- Bước 1: Chọn cành đa to, khỏe, không sâu bệnh từ cây mẹ.
- Bước 2: Tiến hành khoanh vỏ và đắp bầu trên thân mẹ.Bước 3: Sau khi cành chiết ra rễ, bắt đầu cắt rời và cho vào chậu trồng.
>> Xem thêm: Cây Nguyệt Quế là cây gì? Ứng dụng phong thủy ra sao?
Các bệnh thường gặp
Một số bệnh phổ biến thường gặp trên cây đa phải kể đến như:
- Rệp sáp, rệp muội.
- Rụng lá.
- Khô cành.
- Thối rễ cây.
Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường trên cây đa nhà mình, bạn nên nhanh chóng làm sạch lá, xịt thuốc trừ sâu bệnh và có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh nhé!
Tổng hợp hình ảnh đẹp về cây đa
Dưới đây là tổng hợp một số hình ảnh đẹp và ấn tượng về cây đa, bạn có thể tham khảo:
Câu hỏi thường gặp
Như vậy, bTaskee đã chia sẻ những thông tin cơ bản nhất về nguồn gốc, đặc điểm và cách trồng cây đa. Hy vọng các bạn đã có thêm kiến thức về giống cây thân thuộc này. Nếu là người yêu cây cảnh, đừng quên tham khảo và rinh ngay một chậu đa cảnh về nhé!
>>> Xem thêm nội dung liên quan:
- Cây Cọ Cảnh: Ý Nghĩa Phong Thủy Và Cách Chăm Sóc
- Cây Sống Đời: Công Dụng - Hợp Mệnh Nào - Cách Trồng
- Cây Vạn Niên Thanh: Nguồn Gốc - Đặc Điểm - Chủng Loại