Thời tiết giao mùa dễ làm bạn bị cảm (hay cảm lạnh). Nhiễm lạnh đột ngột khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi, đau đầu, nghẹt mũi,… Để đối phó với những triệu chứng khó chịu này, trong dân gian có nhiều mẹo hay để chữa cảm. Trong đó, cháo là món ăn đơn giản, dễ tiêu hóa, phù hợp với người bệnh. Và khi kết hợp với một vài nguyên liệu, bạn sẽ có các món cháo cho người bị cảm hay còn gọi là cháo giải cảm để ăn giúp nhanh khỏi bệnh.
Hãy cùng tìm hiểu bị cảm nên ăn cháo gì hay ăn cháo gì giải cảm và ghi lại ngay những cách nấu cháo giải cảm cho người lớn trong bài viết này nhé!
1. Cháo cho người bị cảm từ tía tô
Tía tô là một loại thảo dược có tính cay nồng, được dùng trong y học cổ truyền từ lâu đời như một vị thuốc chữa các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa và rối loạn hô hấp, giảm ho, khó thở tức ngực và cảm lạnh. Tại Việt Nam và một số quốc gia khác như Hàn Quốc, lá tía tô là nguyên liệu của món cháo cho người bị cảm tại nhà thông dụng.
Cách nấu cháo giải cảm với tía tô và gạo lứt
Để nấu cháo tía tô giải cảm, trước tiên, bạn cần rửa sạch lá tía tô (khoảng 12g), cho một lượng nước vừa phải (200ml) vào sắc đến khi còn một nửa thì bỏ bã lá, lọc lấy nước sắc, cho vào gạo đã vo sạch. Thêm khoảng 500ml nước nữa và nấu thành cháo đặc. Tốt nhất là nên ăn nóng 2 lần mỗi ngày khi còn nóng.
Cháo trứng, lá tía tô với hành lá giúp giải cảm
Ngoài món cháo lá tía tô đơn giản như trên, bạn cũng có thể bổ sung dinh dưỡng cho món cháo cho người bị cảm bằng cách kết hợp với trứng gà - một thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất khá cao. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu gồm có:
- 30g lá tía tô rửa sạch, thái nhỏ
- 50g gạo tẻ
- 1 quả trứng gà
- 1 củ hành tím thái nhỏ
- Vài lát gừng tươi (nếu có).
Cách thực hiện
- Cho 50g gạo tẻ nấu nhừ với khoảng 500ml nước.
- Cho lòng đỏ trứng gà vào, đánh tan.
- Sau đó thêm tía tô, hành, gừng đã chuẩn bị vào và khuấy đều.
- Ăn ngay khi còn nóng và lưu ý tránh gió để nhanh giải cảm.
2. Cháo gừng cho người bị cảm
Trong dân gian từ lâu gừng được dùng phổ biến trong các bài thuốc và thêm vào món ăn để giải cảm. Với vị cay, tính ấm và thành phần tinh dầu giúp kháng khuẩn, diệt nấm, gừng còn có công dụng để trị viêm đường hô hấp trên, chống dị ứng,…
Bị cảm nên ăn cháo gì? Dưới đây là một vài công thức cháo cho người bị cảm với gừng tươi đơn giản nhưng giải cảm hiệu quả.
Giải cảm với món cháo gừng tươi
Nguyên liệu gồm có:
- 5 lát gừng tươi
- 5 nhánh hành (cả rễ)
- 60g gạo
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu.
- Cho gạo đã vo sạch vào nồi cùng với 500ml nước, nấu sôi sau đó giảm lửa nhỏ, hầm cho đến khi cháo chín nhừ.
- Cho thêm gừng và hành vào nồi, nếu thêm một lúc nữa là ăn được.
- Cháo này nên ăn nóng, ngày từ 1-2 lần trong ngày giúp làm ấm cơ thể, nhanh ra mồ hôi, giải cảm, giảm ho, sổ mũi.
Công thức món cháo gừng đường mạch nha
Nguyên liệu gồm có:
- 25g gừng tươi
- Gạo tẻ
- 150g đường mạch nha.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi cạo vỏ và rửa sạch sau đó thái nhỏ để sẵn.
- Cho gạo và gừng tươi vào nồi, đổ nước vừa đủ vào nấu.
- Đến khi cháo chín nhừ thì cho đường mạch nha vào, nêm nếm vừa ăn.
Lưu ý với các món cháo giải cảm cho người lớn khi dùng gừng tươi thì không nên dùng cho những người thể tạng nóng thường bị lở miệng, táo bón, ra mồ hôi.
3. Cháo cho người bị cảm từ hành
Cháo hành với trứng gà giải cảm
Cháo hành giải cảm là một trong những món ăn quen thuộc cho người bị cảm lạnh được lưu truyền trong dân gian từ xa xưa đến nay. Dưới đây là cách nấu cháo hành giải cảm với trứng gà tốt cho thân thể người đang bị cảm lạnh:
Nguyên liệu cần có:
- Hành lá, lá tía tô, kinh giới mỗi loại khoảng một muỗng canh, xắt nhuyễn.
- Gừng khoảng một muỗng canh, thái sợi nhỏ.
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 1 nắm gạo.
- Tiêu và các gia vị khác.
Cách nấu cháo cho người bị cảm từ hành:
- Cho gạo vào nồi nấu nhừ thì nêm nếm vừa ăn.
- Cho 1 lòng đỏ trứng gà vào tô, thêm gừng đã sẵn sợi và múc cháo nóng vào tô.
- Sau cùng cho thêm hành lá, lá tía tô và kinh giới.
- Khi ăn rắc thêm một ít tiêu xay, trộn đều.
Cháo này nên ăn nóng, vừa ăn vừa thổi sẽ như được xông hơi, vã mồ hôi, người nhẹ nhõm, giải cảm, hạ sốt, giải độc cho cơ thể. Các nguyên liệu: hành lá, kinh giới, tía tô, gừng…đều dùng để giải cảm tự nhiên rất công hiệu.
Cháo hành củ
Với hai nguyên liệu đơn giản là hành củ và gạo lứt bạn cũng có thể chế biến thành món cháo giải cảm công hiệu. Chỉ cần nấu cháo chín nhừ và cho hành củ đã thái nhỏ vào, ăn nóng vài lần trong ngày sẽ giúp người bệnh toát mồ hôi, giải cảm sốt, ho, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi…
4. Cách nấu cháo sữa đơn giản cho người bị cảm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo (nếu được nên chọn loại gạo dẻo, ngon)
- Sữa đặc.
Cách thực hiện:
- Gạo đem ngâm với nước thường trong 20 phút, vo sạch gạo sau đó cho vào nồi với lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo.
- Nấu sôi cho đến khi cháo chín rồi để lửa nhỏ để ninh nhừ, thêm nước nếu cần để cháo chín mềm.
- Múc cháo đã chín nhừ ra tô, cho thêm sữa đặc, đánh lên cho thơm, ăn nóng cơn lạnh sẽ qua nhanh và giảm ho.
Cảm có thể tự khỏi hoặc cần thiết dùng thuốc để làm giảm nhanh các triệu chứng. Thế nhưng cảm chưa bao giờ là dễ chịu, nhất là khi bạn vẫn phải làm việc, học tập mỗi ngày. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể “bỏ túi” cho mình những món cháo cho người bị cảm nhanh hồi phục để có cách đối phó với những đợt cảm lạnh thường xuyên khi thời tiết chuyển mùa này nhé!
[embed-health-tool-bmi]