Trong nền kinh tế hiện đại, sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi các nguyên liệu và tài nguyên thành các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị. Hiểu rõ về khái niệm "sản xuất" và các yếu tố cơ bản của quá trình này là vô cùng quan trọng để xây dựng và quản lý một doanh nghiệp thành công. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm sản xuất , các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất và quy trình sản xuất.
1. Sản xuất là gì?
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị,… để tạo ra hàng hóa hay dịch vụ để sử dụng, trao đổi hay nhằm mục đích thương mại. Quyết định sản xuất được đưa ra dựa vào các vấn đề chính: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Giá thành sản xuất? Làm cách nào để khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực để tạo ra sản phẩm?
Hoạt động này thì được phổ biến khắp mọi lĩnh vực. Tuy nhiên nó chủ yếu được khu vực doanh nghiệp thực hiện và người quản lý doanh nghiệp. Tức là người có quyền lựa chọn phương pháp thích hợp để kết hợp các yếu tố đầu vào.
2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
2.1. Yếu tố sản xuất là gì?
Yếu tố sản xuất tiếng anh là Factors of Production. Nó được hiểu là các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất và bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Bao gồm tất cả các yếu tố như con người, đất đai, vốn hiện vật, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Adam Smith, David Ricardo và Karl Marx là ba nhà kinh tế chính trị rất nổi tiếng. Cả ba ông đều cho rằng đất đai, lao động, vốn chính là ba yếu tố ban đầu, quyết định của quy trình sản xuất. Áp dụng trên thực tế ngày nay thì vốn và lao động vẫn là 2 yếu tố cho các quy trình sản xuất. Từ đó mới quyết đoán được sự phồn vinh của doanh nghiệp thông qua lợi nhuận.
2.2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì? Đây là những yếu tố đầu vào được sử dụng để phục vụ cho quy trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ. Theo quan điểm của kinh tế hiện đại quá trình sản xuất là sự kết hợp của 4 yếu tố chính là đất đai, lao động, vốn và năng lực kinh doanh.
- Lao động: Lao động bao gồm tất cả những người làm việc phục vụ cho hoạt động sản xuất, còn được gọi là nguồn nhân lực, từ giám đốc đến công nhân, nhân viên văn phòng, người bán hàng,…
- Đất đai hay nguồn lực tự nhiên: Đây có thể là tài nguyên tự nhiên như đất đai, nước hoặc khoáng chất,…
- Vốn hiện vật: Vốn hiện vật là tất cả tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất, có thể là vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, của cổ đông, thậm chí vốn vay ngân hàng hay lợi nhuận sử dụng để quay vòng vốn,… Tiền này được sử dụng để mua nguyên vật liệu đầu vào sản xuất, máy móc thiết bị, mở rộng nhà xưởng và trả lương cho công nhân.
- Năng lực kinh doanh: Năng lực kinh doanh là yếu tố mới được đề cập đến trong kinh tế học hiện đại, kinh tế tri thức. Chúng là kết hợp tất cả các yếu tố sản xuất khác vào sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường tiêu dùng. Biểu hiện rõ nhận thấy nhất của yếu tố này là các quyết định của nhà kinh doanh, ví dụ như ra quyết định sản xuất, mở rộng quy mô, mở rộng thị trường, chấp nhận rủi ro,…
3. Quy trình sản xuất cơ bản
Quy trình sản xuất là một quá trình được thực hiện dựa trên một trình tự nhất định để tạo ra sản phẩm có giá trị trên thị trường. Hoạt động này có sự kết hợp giữa lao động thủ công (con người) và sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị hiện đại.
Dù theo đuổi mô hình hay loại hình sản xuất nào, hầu hết các doanh nghiệp đều tiến hành quy trình sản xuất cơ bản tương tự nhau. Quy trình sản xuất không chỉ bao gồm quá trình sản xuất hàng hóa về mặt vật chất mà còn bao gồm cả những giai đoạn trước và sau khi hàng hóa được tạo ra.
Bước 1: Phát triển ý tưởng và nghiên cứu thị trường
Quy trình sản xuất bắt đầu từ việc phát triển ý tưởng và tầm nhìn sản phẩm, bao gồm: Sản phẩm là gì? Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? Nhu cầu về hàng hóa là gì và đối thủ cạnh tranh đang làm gì,… Việc tiến hành nghiên cứu thị trường trong quy trình sản xuất để nắm được tình hình cung - cầu sản phẩm cũng như xu hướng tiêu dùng, tâm lý khách hàng. Điều này bao gồm cả việc hiểu những điều kiện nào để hàng hóa được sản xuất và làm thế nào để tạo nên sự khác biệt với những hàng hóa cạnh tranh khác.
Bước 2: Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện mẫu sản phẩm
Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm trong quy trình sản xuất cần được thực hiện gắn liền với những kết quả nghiên cứu thị trường ở giai đoạn 1, bám vào những gì khách hàng cần và sẽ sử dụng. Đồng thời khắc phục những hạn chế sản xuất có thể lường trước cũng như những hạn chế của đối thủ. Sau đó, tạo ra một sản phẩm thử nghiệm quy mô nhỏ để có cái nhìn ban đầu và tổng quát để đánh giá sản phẩm trong quy trình sản xuất.
Bước 3: Lập kế hoạch sản xuất
Trong giai đoạn này, các quản lý sản xuất xác định mục tiêu sản xuất, lập kế hoạch nguồn lực, đặt ra lịch trình và xác định các yêu cầu sản xuất. Kế hoạch sản xuất cần được xác định rõ ràng đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra theo đúng mục tiêu ban đầu.
Bước 4: Tổ chức sản xuất
Sau khi lập kế hoạch sản xuất, quy trình sản xuất tiếp theo là tổ chức các hoạt động sản xuất. Điều này bao gồm việc phân công công việc cho các nhân viên, chuẩn bị các nguồn lực và vật liệu cần thiết, và xác định các quy trình và quy định sản xuất. Việc tổ chức sản xuất đảm bảo rằng mọi nguồn lực và hoạt động được sắp xếp và điều phối một cách hiệu quả.
Bước 5: Giám sát và điều phối
Trong quy trình sản xuất, giám sát và điều phối là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra đúng kế hoạch và đạt được hiệu suất cao. Quản lý sản xuất cần giám sát và kiểm soát các hoạt động sản xuất, giải quyết các vấn đề phát sinh, và điều chỉnh kế hoạch và quy trình nếu cần thiết. Điều này đảm bảo rằng sản xuất diễn ra một cách hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Bước 6: Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là một phần quan trọng của quy trình sản xuất. Điều này bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng, kiểm soát chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm, và thực hiện các hoạt động kiểm tra và đánh giá chất lượng. Quản lý chất lượng giúp đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu của khách hàng.
Bước 7: Tối ưu hóa sản xuất
Mục tiêu cuối cùng của quy trình sản xuất là tối ưu hóa quá trình sản xuất. Điều này bao gồm việc tìm kiếm cách cải thiện hiệu suất, tăng cường năng suất, giảm lãng phí và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên. Từ đó tìm ra các cách để cải thiện quá trình sản xuất và đạt được hiệu quả cao hơn.
4. Kết luận
Hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đòi hỏi sự tối ưu hóa từ mọi khía cạnh trong quy trình sản xuất. Đó là lý do tại sao việc áp dụng một hệ thống quản lý sản xuất chuyên sâu và toàn diện trở nên cấp thiết cho mọi doanh nghiệp.Tùy vào đặc thù mỗi doanh nghiệp, ngành nghề, hệ thống SEEACT-MES do DACO cung cấp đều sẽ được tinh chỉnh và thiết kế riêng sao cho phù hợp nhất với mô hình sản xuất của từng ngành sản xuất, từng nhà máy, phân xưởng, từ đó mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Đây không chỉ là một cách để cải thiện hiệu suất, mà còn là yếu tối tạo ra lợi thế, khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường.
Xem thêm:
- Hệ thống quản lý sản xuất
- Phần mềm lập kế hoạch sản xuất là gì?