Bướu máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể và sự tăng sinh của bướu máu có thể tác động đến chức năng của các cơ quan khác, ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý trẻ. Một số bướu máu có thể tự khỏi nhưng một số khác lại không. Vậy bướu máu có chữa được không? Có tự khỏi hoàn toàn không?
Tổng quan bệnh bướu máu
Trước khi tìm hiểu về “Bướu máu có chữa được không?” thì người bệnh cần hiểu rõ về bướu máu là gì. Bướu máu (Hemangioma) là một khối u lành tính được tạo thành bởi sự tăng sinh quá mức của các tế bào mạch máu. Bướu máu không phải ung thư, thường sẽ thoái triển khi đạt kích thước tối đa, mờ dần và biến mất mà không cần can thiệp. Nguyên nhân gây bướu máu vẫn chưa được xác định rõ và hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy điều này có liên quan đến di truyền hay không.
Tuy nhiên, bướu máu có thể liên quan đến vấn đề di truyền, hormone, bất thường mạch máu, rối loạn di truyền và tiếp xúc với hóa chất. Tỷ lệ có bướu máu ở bé gái cao hơn bé trai, thường gặp ở các em bé sơ sinh, da trắng.
Bướu máu có thể xuất hiện sớm ngay sau sinh hoặc muộn hơn sau đó vài tuần, có thể nằm trên bề mặt da, dưới da hoặc vừa nằm trên bề mặt da vừa nằm dưới da. Ước tính có khoảng 10% trẻ sinh ra đã có bướu máu. Hầu hết bướu máu đều trải qua các giai đoạn phát triển sau:
- Giai đoạn 1: Khoảng 2 - 3 tháng đầu, bướu máu xuất hiện và tăng nhanh về kích thước.
- Giai đoạn 2: Khoảng 3 - 4 tháng tiếp theo, tốc độ tăng trưởng của bướu máu chậm lại.
- Giai đoạn 3: Bướu máu ngừng phát triển.
- Giai đoạn 4: Kéo dài cho đến khi trẻ được 1 - 10 tuổi. Một số bướu máu có thể co lại, mờ dần và biến mất khi trẻ được khoảng 1 tuổi. Khi trẻ được khoảng 5 tuổi, bướu máu sẽ mờ dần, bề mặt phẳng hơn. Khi trẻ được 10 tuổi, bướu máu thường đã biến mất hoặc rất mờ, khó nhìn thấy. Bướu máu biến mất có thể khiến vùng da này bị thay đổi, nhăn nhẽo và mất thẩm mỹ, can thiệp laser thẩm mỹ có thể loại bỏ chúng.
Bướu máu có chữa được không?
Vậy câu trả lời cho “Bướu máu có chữa được không?” thì đáp án là có. Với sự phát triển của y học, hiện nay bướu máu đã có thể chữa trị. Tuy nhiên, tùy vào vị trí, kích thước, độ tuổi, mức độ ảnh hưởng của bướu máu đối với sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ cân nhắc có nên can thiệp sớm không.
Ví dụ, bướu máu xuất hiện gần mắt nhưng không cản trở tầm nhìn, việc điều trị là chưa cần thiết bởi bướu máu thường có xu hướng tự biết mất khi trẻ lớn hơn. Nhưng nếu bướu máu ở gần mắt khiến thị lực trẻ kém đi, trẻ sẽ cần điều trị ngay lập tức. (1)
Điều trị bướu máu sẽ ưu tiên các phương pháp không can thiệp như dùng thuốc chẹn beta (propranolol, timolol, steroid) nhằm thu nhỏ mạch máu, giảm sự tăng sinh của bướu máu cũng như ảnh hưởng của nó đến các cơ quan khác. Nhưng nếu bướu máu gây ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan xung quanh, làm mất thẩm mỹ, khiến trẻ tự ti và ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ, phẫu thuật cắt bỏ hoặc điều trị laser sẽ được thực hiện.
Bệnh bướu máu có tự khỏi được không?
Sau khi biết được “Bướu máu có chữa được không?” thì vấn đề tiếp theo là có tự khỏi được không. Và câu trả lời là có. Điểm đặc trưng của bướu máu là sự thoái triển, tức khi đặt được một mức độ tăng trưởng nhất định, bướu máu sẽ ngừng tăng trưởng và tự co lại, biến mất. Có gần 50% bướu máu ở trẻ có thể tự co lại khi trẻ được 5 tuổi và đến 90% bướu máu biến mất khi trẻ được 10 tuổi. (2)
>>>Có thể bạn chưa biết: Bướu máu có nguy hiểm không?
Cách điều trị bệnh bướu máu
Khi phát hiện trẻ có bướu máu, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Lưu ý, tuyệt đối không tự ý chữa trị cho trẻ bằng các phương pháp dân gian, không có cơ sở khoa học vì điều này có thể khiến bướu máu bị nhiễm trùng gây biến chứng. Một số cách điều trị bướu máu có thể được bác sĩ chỉ định:
- Dùng thuốc bôi bướu máu: Các loại thuốc điều trị bướu máu này có thể là thuốc chẹn beta thoa tại chỗ, thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc thuốc corticoid thoa tại chỗ. Trong đó, thuốc chẹn beta tại chỗ được sử dụng phổ biến nhất, chỉ định điều trị các bướu máu có kích thước nhỏ, ngoài da. Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định khi bướu máu có nguy cơ nhiễm trùng, có dấu hiệu viêm loét. Thuốc corticoid được ghi nhận có đáp ứng tốt với khoảng ⅓ người bị bướu máu nhưng có thể gây biến chứng viêm, teo hay thay đổi màu da.
- Dùng thuốc uống: Trẻ sẽ được xét nghiệm kỹ lưỡng về khả năng đáp ứng với thuốc trước khi có chỉ định sử dụng. Propranolol được chỉ định khi bướu máu xuất hiện biến chứng. Prednisone được chỉ định khi bệnh nhi không thể dùng propranolol và cũng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Trẻ được điều trị bướu máu bằng thuốc uống có thể gặp phải tác dụng phụ, do đó cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và thông báo cho bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.
- Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định khi bướu máu đã ngừng phát triển và không không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc bướu xuất hiện tại các vị trí đặc biệt hoặc đã thoái triển nhưng vẫn còn để lại các vết tích gây mất thẩm mỹ. Thông qua phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ bướu máu cũng như các vết tích của bướu máu một cách nhanh chóng.
- Điều trị bằng laser: Đây là phương pháp đảm bảo tính thẩm mỹ tại vị trí xuất hiện bướu, giúp loại bỏ các mạch máu còn sót lại sau khi khối u mờ dần hoặc biến mất. Ngoài ra, phương pháp này còn được thực hiện trong điều trị các bướu máu nông, phẳng ở lớp trên cùng của da hoặc hỗ trợ điều trị các bướu máu bị viêm loét, giảm đau đớn cho người bệnh.
Khi nào cần nhập viện điều trị bướu máu?
Khi mới xuất hiện, bướu máu có kích thước nhỏ và thường không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Chúng thường được gọi là “nốt ruồi son” và được hướng dẫn theo dõi chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu trẻ gặp các vấn đề dưới đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và can thiệp càng sớm càng tốt:
- Bề mặt bướu máu bị lở loét.
- Bướu máu có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Bướu máu có kích thước lớn, nằm ở các vị trí gây mất thẩm mỹ, khiến trẻ tự ti.
- Sự gia tăng về kích thước của bướu máu gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh như làm khó thở, giảm thị lực, giảm thính giác, khó khăn trong sinh hoạt.
Chi phí chữa bướu máu là bao nhiêu?
Vấn đề “Bướu máu có chữa được không?” đã được giải quyết thì vấn đề tiếp theo là chi phí chữa trị bao nhiêu. Chi phí thăm khám và chữa trị bướu máu sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào cơ sở y tế và tình trạng cụ thể của từng ca bệnh. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thăm khám bướu máu phụ huynh nên cân nhắc:
- Địa chỉ thăm khám, chữa trị: Thông thường, thăm khám và chữa trị bướu máu tại các cơ sở y tế lớn, tư nhân, có chất lượng dịch vụ tốt thì chi phí sẽ cao hơn so với các bệnh viện khác.
- Phương pháp điều trị: Thông qua quá trình thăm khám, chẩn đoán tình trạng bướu máu, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất cho trẻ. Nếu phải can thiệp các kỹ thuật điều trị có xâm lấn như phẫu thuật hoặc điều trị thẩm mỹ bằng laser, chi phí sẽ cao hơn so với việc điều trị bằng thuốc.
- Tay nghề bác sĩ, trang thiết bị: Thăm khám và điều trị bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị đầy đủ, hiện đại thường sẽ mang đến chất lượng và hiệu quả tối ưu hơn nên chi phí sẽ cao hơn.
- Thời điểm thăm khám, điều trị: Chi phí thăm khám, điều trị bướu máu cho trẻ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau.
Do đó, để ước chừng được khoảng chi phí cho thăm khám và điều trị bướu máu ở trẻ, phụ huynh nên liên hệ đến cơ sở y tế mà mình lựa chọn để được tư vấn cụ thể hơn.
Địa chỉ khám, điều trị bướu máu đáng tin cậy
Khi phát hiện trẻ có bướu máu, phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển của bướu máu cũng như chăm sóc bướu máu đúng cách nhằm có can thiệp phù hợp khi bướu máu gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Khoa Nhi thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những cơ sở y tế uy tín được nhiều phụ huynh lựa chọn làm địa điểm thăm khám bướu máu cho trẻ em ở đâu TP.HCM:
- Hệ thống phòng khám được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho thăm khám Nhi khoa.
- Quy tụ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội nhi và Ngoại nhi.
- Bệnh nhi sẽ được trải nghiệm dịch vụ thăm khám hiện đại, giúp xóa tan nỗi ám ảnh của bé khi đến bệnh viện.
- Mỗi bệnh nhi sẽ được điều trị theo một phát đồ riêng nhằm mang đến hiệu quả điều trị tối ưu nhất.
- Là bệnh viện đa khoa chuyên sâu, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa để điều trị bệnh cho trẻ.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:
Hy vọng với những thông tin trên, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị bướu máu cũng như giải đáp được thắc mắc “Bướu máu có chữa được không?” Điều trị bướu máu cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm cải thiện triệu chứng, phòng tránh các biến chứng cho trẻ.